10 đề thi giữa HK1 môn Địa lí lớp 12 năm 2020 có đáp án chi tiết
eLib xin chia sẻ với các em học sinh Bộ 10 đề thi giữa HK1 môn Địa lí lớp 12 năm 2020 có đáp án chi tiết bên dưới đây. Tài liệu được biên soạn với nội dung đáp án và lời giải chi tiết rõ ràng sẽ giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học của chương trình HKI. Mời các em cùng tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 12 – Số 1
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN ĐỊA LÍ 12
NĂM HỌC 2020-2021
Thời gian: 45 phút
Câu 1. Khu vực đồi núi có địa hình cao nhất nước ta là:
A. Đông Bắc
B. Tây Bắc
C. Trường Sơn Bắc
D. Trường Sơn Nam
Câu 2. Diện tích rừng giảm, ô nhiễm môi trường (nhất là môi trường nước), đánh bắt bừa bãi là những nguyên nhân chính gây nên sự
A. Nhiều loài bị tuyệt chủng
B. Nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng
C. Các kiểu hệ sinh thái bị giảm sút
D. Suy giảm đa dạng sinh học
Câu 3. Các loại gió chính hoạt động ở nước ta là
A. Gió Mùa và Gió Tín Phong
B. Gió mùa Tây Nam và Gió Mậu Dịch
C. Gió Tín phong và Gió mùa Tây Nam
D. Gió Mùa Đông Bắc và Gió mùa Tây Nam
Câu 4. Loại gió gây khô nóng ở Đông Trường Sơn là
A. Gió Đông Bắc
B. Gió Tây khô nóng (gió Lào)
C. Gió Tây Nam
D. Gió Tín phong
Câu 5. Dựa vào Atlas Địa Lí Việt Nam trang 10. Cho biết Sông Sài Gòn đổ ra biển qua cửa nào sau đây
A. Cửa Đại
B. Cửa Ba Lai
C. Cửa Tiểu
D. Cửa Soi Rạp (Soài Rạp)
Câu 6. Dựa vào Atlas Địa Lí Việt Nam trang 13. Cho biết tên các cao nguyên đá vôi của vùng Tây Bắc
A. CN Sơn La, CN Lai Châu, CN Mộc Châu, CN Sín Chải
B. CN Tà phình, CN Sín Chải, CN Sơn La, CN Mộc Châu
C. CN Mộc Châu, CN Lai Châu, CN Tà Phình, CN Sơn La
D. CN Tà Phình, CN Lai Châu, CN Mộc Châu, CN Sơn La
Câu 7. Tây Nguyên có một mùa khô là do
A. Gió Tín Phong
B. Gió Tây nam
C. Gió Lào
D. Gió Tín Phong bị biến tính
Câu 8. Chế độ mưa có ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nước sông
A. Nhiều nước, giàu phù sa
B. Điều hòa
C. Chế độ nước theo mùa
D. Thất thường
Câu 9. Nhiệt độ trung bình năm của phần lãnh thổ phía Bắc là
A. Trên 20°C
B. Trên 25°C
C. Dưới 25°C
D. Dưới 20°C
Câu 10. Dựa vào Atlas Địa Lí Việt Nam trang 9. Cho biết ở nước ta Bão hoạt động mạnh nhất vào tháng nào sau đây
A. Tháng 6 B. Tháng 9 C. Tháng 8 D. Tháng 7
Câu 11. Diện tích rừng ngập mặn của nước ta là
A. 405.000 ha B. 504.000 ha C. 540.000 ha D. 450.000 ha
Câu 12. Cho bảng số liệu: Lượng mưa trung bình tại hai địa điểm
Thành phố Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn Hà Nội vì
A. Do nằm ven Biển và mưa bão cùng với dải hội tụ nhiệt đới
B. Giáp Biển, nhận trực tiếp gió Mùa Tây Nam, hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới
C. Có nhiều sườn núi đón gió, gần xích đạo, hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới
D. Do hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới, đón gió Mùa Đông Bắc
Câu 13. Vì sao địa hình đồi núi ở nước ta bị xâm thực mạnh mẽ
A. Mưa nhiều, quá trình phong hóa mạnh
B. Mưa nhiều, mất lớp phủ thực vật
C. Địa hình có độ cao và độ dốc lớn, nền nhiệt ẩm cao
D. Mất lớp phủ thực vật, dòng chảy mạnh
Câu 14. Đổ bộ trực tiếp vào nước ta làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản đó là
A. Cát bay B. Bão C. Sạt lở bờ biển D. Gió Lào
Câu 15. Dựa vào Atlas Địa Lí Việt Nam trang 9. Cho biết tên các vùng khí hậu của Miền khí hậu phía Nam
A. Vùng khí hậu Nam Trung bộ, vùng khí hậu Tây Bắc Bộ
B. Vùng khí hậu Tây Nguyên, Vùng khí hậu Nam Bộ
C. Vùng khí hậu Nam Bộ, vùng khí hậu Đông Bắc Bộ
D. Vùng khí hậu Nam Trung bộ, Vùng khí hậu Tây Nguyên, Vùng khí hậu Nam Bộ
Câu 16. Sông ngắn dốc, nước lên xuống nhanh, sông có hướng Tây Đông và hướng Tây Bắc Đông Nam là đặc điểm của sông ngòi khu vực
A. Trường Sơn Bắc B. Trường Sơn Nam C. Tây Bắc D. Đông Bắc
Câu 17. Dựa vào Atlas Địa Lí Việt Nam trang 14. Cho biết đỉnh LangBiang nằm trên cao nguyên nào sau đây
A. Di Linh B. Lâm Viên C. Mơ Nông D. Đắc Lắc
Câu 18. Các dạng địa hình: Bờ biển mài mòn, các tam giác châu, các vịnh nước sâu...Ở vùng ven biển là do quá trình:
A. Phong hóa B. Bóc mòn C. Xâm thực và bồi tụ D. Bồi tụ
Câu 19. Dãy Bạch Mã là ranh giới tự nhiên của khu vực địa hình nào?
A. Phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam
B. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
C. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ
D. Huế và Đà Nẵng
Câu 20. Dựa vào Atlas Địa Lí Việt Nam trang 13. Các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều thuộc khu vực đồi núi vùng
A. Đông Bắc
B. Trường Sơn Nam
C. Trường Sơn Bắc
D. Tây Bắc
Câu 21. Dựa vào Atlas Địa Lí Việt Nam trang 9. Cho biết gió mùa mùa Hạ có hướng nào sau đây
A. Đông Bắc B. Tây Bắc C. Tây Nam D. Đông Nam
Câu 22. Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào thời kỳ đầu mùa hạ là do ảnh hưởng của khối khí
A. Khối khí lạnh phương Bắc B. Bắc Ấn Độ Dương
C. Cận chí tuyến Bán cầu Bắc D. Cận chí tuyến Bán cầu Nam
Câu 23. Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bán cầu Bắc, nên
A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển B. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá
C. Khí hậu có 4 mùa rõ rệt D. Có nền nhiệt độ cao
Câu 24. Các sản phẩm của tự nhiên do quá trình phong hóa mạnh ở miền núi đá vôi là dạng địa hình
A. Cacxto B. Mài mòn C. Thổi mòn D. Xâm thực
Câu 25. Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc
A. Địa hình cao nhất nước, hướng núi Tây Bắc Đông Nam
B. Địa hình gồm các khối núi và cao nguyên, hướng núi vòng cung
C. Núi có độ cao trung bình, hướng núi hình cánh cung
D. Địa hình cao ở hai đầu, thấp ở giữa, hướng núi Tây Bắc Đông Nam
Câu 26. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình năm tại một số địa điểm
Từ đó rút ra kết luận: Nhiệt độ trung bình năm tại các địa điểm từ Huế trở ra Bắc và từ Đà Nẵng trở vào Nam lần lượt là
A. Trên 20°C và trên 25°C
B. Trên 20°C và dưới 25°C
C. Dưới 20°C và dưới 25°C
D. Dưới 20°C và trên 25°C
Câu 27. Sách đỏ Việt Nam là:
A. Danh sách các loài động vật, thực vật hoang dã bị giảm sút
B. Danh sách các loại động vật, thực vật quý hiếm
C. Danh sách các loài động vật, thực vật ở Việt Nam thuộc loài quý hiếm đang bị giảm sút số lượng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng
D. Danh sách các loài động thực vật bị tuyệt chủng
Câu 28. Dựa vào Atlas Địa Lí Việt Nam trang 11. Cho biết diện tích đất mặn ở nước ta tập trung chủ yếu ở đồng bằng nào sau đây
A. Đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ
B. Đồng bằng Sông Hồng
C. Đồng bằng Bắc Trung Bộ
D. Đồng bằng Sông Cửu Long
Câu 29. Rừng ngập mặn Cần Giờ ở TP. Hồ Chí Minh là:
A. Rừng đặc dụng B. Rừng mới phục hồi C. Rừng phòng hộ D. Rừng sản xuất
Câu 30. Địa hình tương phản, núi cao ở phía Đông, phía Tây là các cao nguyên bazan tương đối bằng phẳng thuộc khu vực
A. Đông Bắc
B. Tây Bắc
C. Trường Sơn Bắc
D. Trường Sơn Nam
Câu 31. Nhận định chưa chính xác về đồng bằng ven biển Miền Trung
A. Được hình thành chủ yếu bởi Biển
B. Đất phù sa màu mỡ
C. Đất nhiều cát, ít phù sa
D. Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ
Câu 32. Dựa vào Atlas Địa Lí Việt Nam trang 13. Các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh , Pu Sam sao, Hoành Sơn, Bạch Mã có hướng nào sau đây
A. Tây Bắc
B. Tây Đông
C. Tây Bắc Đông Nam
D. Vòng cung
Câu 33. "Sống chung với lũ" là câu nói thường dùng chỉ hoạt động kinh tế ở vùng nào?
A. Đồng bằng Sông Cửu Long
B. Đồng bằng Duyên Hải Miền Trung
C. Đông Nam Bộ
D. Đồng bằng Sông Hồng
Câu 34. Khoáng sản có giá trị nhất của vùng Biển nước ta là
A. Cát B. Muối C. Titan D. Dầu khí
Câu 35. Dựa vào Atlas Địa Lí Việt Nam trang 13. Cho biết độ cao của đỉnh núi Phanxipăng
A. 3413 m B. 3143 m C. 3314 m D. 3134 m
Câu 36. Khu vực nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió Mùa mùa Đông
A. Hoàng Liên Sơn
B. Tây Bắc
C. Đồng Bằng Sông Hồng
D. Đông Bắc
Câu 37. Dựa vào Atlas Địa Lí Việt Nam trang 10. Cho biết tên diện tích lưu vực sông lớn nhất nước ta
A. Sông Đồng Nai B. Sông Mê Kong (Việt nam)
C. Sông Hồng D. Sông Thái Bình
Câu 38. Cho bảng số liệu sau: Diện tích rừng Việt nam giai đoạn 1943 -2005
Nhận xét nào đúng với bảng số liệu trên
A. Diện tích rừng nước ta thời kỳ 1943 - 2005 có sự biến động
B. Diện tích rừng nước ta thời kỳ 1943 - 2005 luôn giảm
C. Diện tích rừng nước ta thời kỳ 1943 - 2005 ổn định
D. Diện tích rừng nước ta thời kỳ 1943 - 2005 luôn tăng
Câu 39. Dựa vào Atlas Địa Lí Việt Nam trang 11. Cho biết nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là
A. Nhóm đất phù sa
B. Nhóm đất khác
C. Nhóm đất xám
D. Nhóm đất feralit
Câu 40. Dựa vào Atlas Địa Lí Việt Nam trang 4 và 5. Cho biết nơi bắt đầu và kết thúc của đường bờ biển nước ta
A.Từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang)
B. Từ Quảng Ninh đến Kiên Giang
C. Từ Quảng Ninh đến Cà Mau
D. Từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Xóm Mũi (Cà mau)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HKI – SỐ 1
2. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 12 – Số 2
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN ĐỊA LÍ 12
NĂM HỌC 2020-2021
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam là:
A. 200C B. >250C C. 18-220C D. 22-270C
Câu 2: Thuận lợi nhất của khí hậu nước ta đối với sự phát triển kinh tế là:
A. Thúc đẩy sự đầu tư đối với sản xuất nông nghiệp.
B. Phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và phong phú.
C. Giao thông vận tải hoạt động thuận lợi quanh năm.
D. Đáp ứng tốt việc tưới tiêu cho nông nghiệp.
Câu 3: Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng hiện nay là:
A. Còn nhiều khả năng.
B. Khoảng 10 nghìn ha đất hoang hoá có thể cải tạo được.
C. Không thể mở rộng được.
D. Rất hạn chế.
Câu 4: Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên Việt Nam khác hẳn với thiên nhiên các nước có cùng vĩ độ ở Tây á, Đông Phi và Tây Phi?
A. Do đất nước hẹp ngang, trải dài trên nhiều vĩ độ.
B. Do nước ta có khí hậu gió mùa
C. Do Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới
D. Do Việt Nam có biển Đông
Câu 5: Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên:
A. Nền nhiệt độ cao, số giờ nắng nhiều.
B. Khí hậu có 2mùa rõ rệt.
C. Sinh vật chịu lạnh chiếm ưu thế.
D. Có sự phân hoá tự nhiên theo lãnh thổ rõ rệt.
Câu 6: Vị trí địa lí đem đến thuận lợi gì đối với sự phát triển KT-XH nước ta:
A. Có chung biển Đông với các nước trong khu vực.
B. Mở rộng mối quan hệ với các nước khác .
C. Tạo sự phân hoá đa dạng về tự nhiên
D. Phát triển nền nông nghiệp cận nhiệt đới.
Câu 7: Đồng bằng sông Cửu Long chiếm bao nhiêu diện tích là đất mặn và đất phèn:
A 1/3 diện tích tự nhiên
B. 2/3 diện tích tự nhiên
C. Toàn bộ diện tích tự nhiên
D. Không có đất mặn và đất phèn
Câu 8: Phần lớn đường biên giới trên đất liền của nước ta nằm ở khu vực:
A. Đồng bằng.
B. Trung du.
C. Nhiều sông suối.
D. Miền núi.
Câu 9: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là:
A. Nhiệt đới ẩm.
B. Nhiệt đới khô.
C. Nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. Nhiệt đới gió mùa.
Câu 10: Nước ta có các tỉnh - thành phố giáp biển là:
A. 26 tỉnh - thành phố
B. 27 tỉnh - thành phố
C. 28 tỉnh - thành phố
D. 29 tỉnh - thành phố
Câu 11: Đặc điểm nào không phải đặc điểm chung của thiên nhiên nước ta
A. Đất nước nhiều đồi núi
B. Địa hình chịu sự tác động của con người
C. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
D Thiên nhiên phân hoá đa dạng
Câu 12: Đâu là hạn chế lớn nhất của khu vực đồng bằng:
A. Nhiều thiên tai: lũ lụt, ngập úng, bão.
B. Sườn dốc, bị chia cắt mạnh trở ngại cho khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế.
C. Dễ xảy ra lũ quét, xói mòn.
D. Đất trượt, đá lở, động đất, sương muối.
Câu 13. Thuận lợi của khu vực đồi núi là:
A. Cung cấp nguồn lợi thủy hải sản.
B. Là nơi tập trung các thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại.
C. Phát triển giao thông đường bộ, đường sông
D. Khí hậu mát mẻ, cảnh quan đẹp nên có tiềm năng du lịch sinh thái.
Câu 14: Nhận định chưa chính xác về đồng bằng ven biển miền Trung là:
A. Hẹp ngang, bị chia cắt.
B. Đất nhiều cát, ít phù sa.
C. Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp.
D. Đất phù sa màu mỡ.
Câu 15: Trở ngại lớn nhất của địa hình đồi núi đối với việc phát triển KT-XH nước ta là:
A. Có nhiều cao nguyên, sơn nguyên.
B. Hướng chính là Tây Bắc-Đông Nam.
C. Bị chia cắt mạnh, nhiều hẻm vực.
D. Các cao nguyên xếp tầng.
Câu 16. Nhận định chưa chính xác về đồng bằng sông Cửu Long là:
A. Đồng bằng lớn nhất
B. Đồng bằng trũng thấp.
C. Phù sa bồi thường xuyên
D. Đồng bằng phù sa sông và biển
Câu 17: Thế mạnh lớn nhất của khu vực đồng bằng để phát triển KT-XH nước ta là:
A. Chăn nuôi và nuôi trồng
B. Trồng cây lương thực
C. Phát triển GTVT biển
D. Tập trung nhiều cảng biển
Câu 18: Nguồn tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa qquan trọng nhất ở biển Đông nước ta là:
A. Sa khoáng
B. Muối
C. Dầu mỏ
D. Ti tan
Câu 19: nhận định nào chưa chính xác về đặc điểm của biển Đông:
A. Nhiệt độ nước biển thấp
B. Có tính chất nhiệt đới gió mùa
C. Giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản
D. Vùng biển rộng và tương đối kín
Câu 20: 15000 km 2 là diện tích của đồng bằng :
A. Đồng Bằng sông Cửu Long
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đồng bằng Bắc Trung Bộ
D. Đồng bằng Nam Trung Bộ
Câu 21: Nhận định chưa chính xác về đồng bằng ven biển miền Trung là:
A. Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
B. Đất nhiều cát, ít phù sa.
C. Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp
D. Đất phù sa màu mỡ, phì nhiêu
Câu 22: Vùng núi nào dưới đây có hướng vòng cung:
A. Vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
B. Vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc
C. Vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam
D. Vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Nam
Câu 23: Diện tích đồng bằng chiếm :
A. 25%
B. 50%
C. 75%
D. 85%
Câu 24: Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức :
A. ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)
B. WTO (Tổ chức thương mại thế giới )
C. APEC (Hiệp hội các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương)
D. OPEC (Hiệp hội dầu mỏ quốc tế)
Câu 25: l09024'Đ là điểm cực nào của nước ta
A. Cực Bắc
B. Cực Nam
C. Cực Đông
D. Cực Tây
Câu 26: Phần lãnh thổ đất liền của nước ta tiếp giáp với các quốc gia:
A. Lào, Thái Lan, Trung Quốc
B. Thái Lan, Cam-pu-chia, Trung Quốc
C. Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan
D. Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc
Câu 27: Tổng chiều dài đường biên giới nước ta :
A. 4600km
B. 4700km
C. 4800km
D. 4900km
Câu 28: 3260km là độ dài của:
A. Các con sông nước ta
B. Đường bờ biển nước ta
C. Đường quốc lộ 1A
D. Đường biên giới với Lào
Câu 29: Gió mùa Đông Bắc có đặc điểm :
A. Lạnh khô vào đầu mùa
B. Mát mẻ, mưa nhiều
C. Nóng ẩm, mưa nhiều
D. Đầu mùa lạnh ẩm
Câu 30 : Vùng đất (Diện tích đất liền và các hải đảo ) nước ta là:
A. 330.212km 2
B. 332.212 km 2.
C. 331.212 km 2.
D. 333.212 km 2.
---Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 31 đến câu 35 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---
3. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 12 – Số 3
TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN ĐỊA LÍ 12
NĂM HỌC 2020-2021
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Đường lối đổi mới của nước ta được khẳng định từ năm:
A. 1986
B. 1987
C. 1988
D. 1989
Câu 2: Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ vào năm:
A. 1993
B. 1994
C. 1995
D. 1996
Câu 3: Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm nào:
A. 2004
B. 2005
C. 2006
D. 2007
Câu 4. Quốc gia nào sau đây không có đường biên giới trên đất liền với Việt Nam.
A. Trung Quốc.
B. Lào.
C. Thái Lan.
D. Campuchia.
Câu 5. Điểm cực Tây của nước ta nằm ở ?
A. xã Sín Thầu – Mường Nhé – Điện Biên.
B. xã Apachải - Mường Tè – Lai Châu.
C. xã Sín Thầu – Mường Tè – Lai Châu.
D. xã Apachải - Mường Nhé – Điện Biên.
Câu 6. Đại bộ phận lãnh thổ nước ta nằm trong múi giờ:
A. Thứ 3
B. Thứ 5
C. Thứ 7
D. Thứ 9
Câu 7. Đường biên giới của nước ta với Lào dài khoảng
A. 1400km
B. 1080km
C. 1076km
D. 2076km
Câu 8. So vớidiện tích đất đai nước ta, địa hình đồi núi chiếm:
A. 5/6 diện tích
B. 4/5 diện tích
C. 3/4 diện tích
D. 2/3 diện tích
Câu 9. Hướng vòng cung là hướng chính của:
A. Vùng núi Đông Bắc.
B. Các hệ thống sông lớn.
C. Dãy Hoàng Liên Sơn.
D. Vùng núi Bắc Trường Sơn.
Câu 10. Ranh giới tự nhiên của trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là dãy:
A. Hoành Sơn
B. Bạch Mã
C. Ngân Sơn
D. Hoàng Liên Sơn
Câu 11. Đất mặn, đất phèn chiếm 2/3 diện tích tự nhiên là đặc điểm của:
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Các đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ
D. Các đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 12: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của Đồng bằng sông Cửu Long:
A. Thấp, khá bằng phẳng
B. Diện tích khoảng 40000 km2
C. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt
D. Có hệ thống đê điều ven sông
Câu 13: Miền núi là khu vực thuận lợi để phát triển du lịch vì:
A. giao thông thuận lợi
B. Cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú
C. Có nguồn nhân lực dồi dào cho ngành du lịch
D. Khí hậu ổn định, ít thiên tai
Câu 14. So với diện tích cả nước, địa hình đồi núi thấp chiếm hơn:
A. 70%
B. 75%
C. 80%
D. 85%
Câu 15. Đặc điểm chung của vùng núi Trường Sơn Bắc là:
A. có các cánh cung lớn mở rộng về phía Bắc và phía Đông
B. địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi hướng Tây bắc - Đông nam
C. gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc - Đông nam
D. gồm các khối núi và cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan
Câu 16. Ý nào sau đây không phải là hậu quả của việc sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền núi nước ta:
A. Làm cho địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực
B. Gây lũ lụt trong mùa mưa và hạn hán trong mùa khô
C. Tăng cường quá trình xói mòn, rửa trôi đất
D. Làm tăng diện tích đất trống, đồi núi trọc
Câu 17. Đặc điểm nào sau đây không đúng với dải đồng bằng ven biển miền Trung:
A. Bề ngang hẹp
B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ bởi các dãy núi
C. Được bồi đắp chủ yếu bởi phù sa sông
D. Ven biển thường là dải cồn cát, đầm phá
Câu 18. Thiên tai bất thường, khó phòng tránh, gây hậu quả nặng nề cho vùng đồng bằng ven biển nước ta là:
A. bão lớn kèm theo sóng lừng và nước dâng
B. sạt lở bờ biển
C. Cát bay, cát lấn
D. động đất
Câu 19. Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa nên có đặc tính là
A. độ muối không lớn
B. nóng, ẩm
C. có nhiều dòng hải lưu
D. biển tương đối lớn
Câu 20. Ý kiến nào không đúng khi đánh giá về ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu nước ta:
A. làm cho độ ẩm không khí đạt trên 80%, lượng mưa trung bình đạt 1500mm/năm.
B. làm giảm sự khô hạn trong mùa đông, làm dịu thời tiết nóng bức vào mùa hạ
C. Làm cho khí hậu biến động phức tạp, thiên tai thường xuyên xảy ra
D. Làm cho khí hậu mang tính chất hải dương, điều hòa hơn
Câu 21: Thiên tai thường gặp ở biển Đông là:
A. động đất
B. sóng thần
C. lốc xoáy
D. bão, áp thấp nhiệt đới
Câu 22. Hiện tượng cát bay xâm lấn đồng ruộng và làng mạc xảy ra mạnh mẽ nhất ở ven biển của:
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Bắc Trung Bộ
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Đông Nam Bộ
Câu 23. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí địa lí:
A. nằm trong vùng nội chí tuyến
B. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.
C. Nằm ở bán cầu Bắc
D. Nằm ở bán cầu Đông
Câu 24. Nước ta có lượng mưa lớn, độ ẩm cao thể hiện ở mùa mưa trung binhf:
A. Từ 1400 - 1800 mm/ năm, độ ẩm từ 80 - 100%
B. Từ 1500 - 2000 mm/ năm, độ ẩm từ 60 - 80%
C. Từ 1500 - 2000 mm/ năm, độ ẩm từ 80 - 100%
D. Từ 1800 - 2000 mm/ năm, độ ẩm từ 80 - 100%
Câu 25. ở nước ta, một số nơi lượng mưa có thể đạt tới 3500 - 4000 mm/ năm là do:
A. nằm sát biển
B. địa hình cao, sườn núi hướng về phía Bắc
C. là các lòng chảo trong miền núi
D. Địa hình cao, sườn núi đón gió ẩm từ biển
---Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 25 đến câu 35 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---
4. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 12 – Số 4
TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HOÀNG
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN ĐỊA LÍ 12
NĂM HỌC 2020-2021
Thời gian: 45 phút
Câu 1 (2,5 điểm): Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
a. Xác định hệ tọa độ địa lý Việt Nam và cho biết tên các tỉnh thành ở nước ta có đường biên giới giáp với nước Trung Quốc và Lào?
b. Là một công dân em có trách nhiệm gì đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam?
Câu 2 (2,0 điểm): Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta?
Câu 3 (2,5 điểm): Hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long?
----Còn tiếp----
5. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 12 – Số 5
TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN ĐỊA LÍ 12
NĂM HỌC 2020-2021
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là do
A. nằm ở nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.
B. có vị trí chính trị quan trọng trên trường quốc tế.
C. có dân số đông, nguồn lao động dồi dào giá rẻ.
D. nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn trên thế giới.
Câu 2: Cho bảng số liệu
SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ CỦA ĐÔNG NAM Á
GIAI ĐOẠN 1955 - 2017
Để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của Đông Nam Á giai đoạn 1955 - 2017, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Kết hợp. B. Đường. C. Miền. D. Tròn.
Câu 3: Đông Nam Á tiếp giáp với hai đại dương nào sau đây?
A. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương.
B. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
D. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
Câu 4: Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là
A. mùa khô hay bị thiếu nước ngọt.
B. thiên tai thường xuyên xảy ra.
C. đất đai nhiều nơi bị thoái hóa.
D. tài nguyên phân bố không tập trung.
Câu 5: Yếu tố nào sau đây không phải là nhân tố kết hợp với các nhân tố còn lại làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo hướng Tây Đông?
A. Địa hình nước ta cao ở phía Tây. . B. Ảnh hưởng của hướng núi.
C. Ảnh hưởng của gió mùa D. Ảnh hưởng của biển Đông.
Câu 6: Tính đa dạng sinh học của sinh vật biểu hiện ở.
A. Thành phần loài có tính đa dạng, chất lượng và nhiều kiểu gen quý
B. Số lượng thành phần loài, chất lượng hệ sinh thái và các nguồn gen quý
C. Giàu thành phần loài, chất lượng hệ sinh thái và các nguồn gen quý
D. Số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và các nguồn gen quý
----Còn tiếp----
6. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 12 – Số 6
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI BÌNH
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN ĐỊA LÍ 12
NĂM HỌC 2020-2021
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do vị trí
A. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.
B. Nằm ở bán cầu Bắc.
C. Nằm ở bán cầu Đông.
D. Nằm trong vùng nội chí tuyến.
Câu 2: Miền núi nước ta có thuận lợi nào sau đây để phát triển du lịch?
A. Giao thông thuận lợi.
B. Khí hậu ổn định, ít thiên tai.
C. Có nguồn nhân lực dồi dào.
D. Cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú.
Câu 3: Gió phơn Tây Nam chủ yếu hoạt động ở khu vực
A. Bắc Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc.
B. Tây Nguyên.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
Câu 4: Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta có những đặc điểm gì?
A. Xâm thực mạnh ở đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng.
B. Câu trúc địa hình khá đa dạng.
C. Địa hình được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại.
D. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu đồi núi thấp
Câu 5: Đất mặn, đất phèn chiếm tới 2/3 diện tích tự nhiên của
A. Các đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ.
B. Các đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Hồng.
----Còn tiếp----
7. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 12 số 7
Trường: THPT Nguyễn Hữu Huân
Số câu: 40 câu trắc nghiệm
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2020-2021
8. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 12 số 8
Trường: THPT Hoàng Hoa Thám
Số câu: 30 câu trắc nghiệm
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2020-2021
9. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 12 số 9
Trường: THPT Nguyễn Trung Trực
Số câu: 30 câu trắc nghiệm
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2020-2021
10. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 12 số 10
Trường: THPT Hàm Nghi
Số câu: 30 câu trắc nghiệm
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2020-2021
...
---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---