10 đề thi giữa Học kì 1 môn Sinh lớp 12 năm 2019 có đáp án

Mời các em tham khảo tài liệu Đề thi giữa HK1 môn Sinh12 có đáp án. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học của chương trình HK1. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

10 đề thi giữa Học kì 1 môn Sinh lớp 12 năm 2019 có đáp án

1. Đề kiểm tra giữa HK1 môn Sinh 12 số 1

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK1 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: SINH HỌC 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Trong các bộ ba mã di truyền sau đây, bộ ba nào mang tín hiệu kết thúc dịch mã?

A. 5’UAX3’                B. 5’UGA3’                C. 5’AUG3’                D. 5’AGU3’

→ Ở ARN, bộ ba kết thúc gồm 5'UAG3'; 5'UAA3' và 5'UGA3'

Đáp án: B

Câu 2: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.

B. Trong quá trình nhân đôi ADN, trên mạch khuôn có chiều 3’- 5’ thì mạch bổ sung sẽ được tổng hợp liên tục.

C. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza có vai trò tổng hợp và kéo dài mạch mới.

D. Ở sinh vật nhân thực, sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử tạo ra nhiều đơn vị tái bản.

→ Enzim ligaza có tác dụng nối các đoạn okazaki. Còn tổng hợp và kéo dài ở AND là enzim ADN – Polimerase.

Đáp án: C

Câu 3: Một gen có chiều dài 510 nm và có 3900 liên kết hydrô, gen nhân đôi liên tiếp 3 lần. Số nucleôtit tự do mỗi loại cần môi trường cung cấp là:

A. A = T = 4200; G = X = 1200

B. A = T = 2100; G = X = 600

C. A = T = 4200; G =  X =  6300 

D. A = T = 6300; G = X = 4200

Ta có: 1nm = 10A0

\(N = \frac{{5100 \times 2}}{{3,4}} = 3000\) nu

Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}
2A + 2G = 3000\\
2A + 3G = 3900
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
G = 900\\
A = 600
\end{array} \right.\)

Số lượng từng loại nucleotit môi trường cung cấp là:

\(\begin{array}{l}
{A_{mt}} = {T_{mt}} = \left( {{2^k} - 1} \right){A_{gen}} = \left( {{2^3} - 1} \right) \times 400 = 4200\\
{G_{mt}} = {X_{mt}} = \left( {{2^k} - 1} \right){G_{gen}} = \left( {{2^3} - 1} \right) \times 900 = 6300
\end{array}\)

Đáp án: C

Câu 4: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?

(1) Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5’→ 3’ trên phân tử mARN.

(2) Trong quá trình dịch mã, nguyên tắc bổ sung giữa côđon và anticôđon là A-T, G-X

(3) Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.

(4) Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.

A. 3                 B. 2                 C. 1                 D. 4

Trong quá trình dịch mã nguyên tắc bổ sung là: A-U, G-X

Đáp án: A

Câu 5: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3900 liên kết hidro và có 900 nucleotit loại G. Mạch một của gen có số nuclêôtit loại A chiếm 30% và số nuclêôtit loại G chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch một của gen này là:

A. A = 450; T = 150; G = 150; X = 750

B. A = 750; T = 150; G = 150; X = 150

C. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150

D. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150

Theo đề bài ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}
2{A_{gen}} + 3{G_{gen}} = 3900\\
{G_{gen}} = 900
\end{array} \right. \to {A_{gen}} = 600\) nu

Tổng nu của gen: \(2A + 2G = 3000\) nu

Ta lại có số lượng nu mạch 1 là: 3000 : 2 = 1500 nu

\(\left\{ \begin{array}{l}
{A_1} = {T_2} = 30\%  = 450\\
{G_1} = {X_2} = 10\%  = 150
\end{array} \right.\)

→ \(\left\{ \begin{array}{l}
{T_1} = {A_2} = A - {A_1} = 600 - 450 = 150\\
{X_1} = {G_2} = G - {G_1} = 900 - 150 = 750
\end{array} \right.\)

Đáp án: A

Câu 6: Một gen ở vi khuẩn khi dịch mã cần sử dụng từ môi trường nội bào 799 axit amin. Số nuclêôtit của mARN, số nuclêôtit của gen và số axit amin của chuỗi polipeptit hoàn chỉnh tương ứng lần lượt là:

A. 2397; 4794; 798                                      B. 2400; 4800; 799 

C. 4800; 2400; 800                                      D. 2400; 4800; 798

Theo đề bài ta có:

Số nucleotit của gen là: \(\left( {799 + 1} \right).3.2 = 4800nu\) (Vì môi trường nội bào cung cấp).

Số nucleotit của mARN: \(\frac{{4800}}{2} = 2400nu\)

Axit amin hoàn chỉnh của chuôi polipeptit: 799 - 1 = 798 a.a (trừ đi bộ ba mở đầu).

Đáp án: D

Câu 7: Ở Operon Lac của vi khuẩn E.coli, khi môi trường có lactôzơ thì:

A. Prôtêin ức chế bị bất hoạt do gắn với lactôzơ

B. Gen điều hòa không tổng hợp prôtêin ức chế

C. Prôtêin ức chế bị bất hoạt do không gắn được vào vùng vận hành

D. Các prôtêin ức chế liên kết được với vùng vận hành

Câu 8: Có mấy nhận xét không đúng về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen trong số các nhận xét dưới đây?

(1) Trong quá trình nhân đôi ADN, Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với Timin tạo nên đột biến thay thế A - T → G - X.

(2) Đột biến gen được phát sinh chủ yếu trong quá trình nhân đôi ADN.

(3) Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến.

(4) Tác nhân gây đột biên gen có thể là tác nhân vật lí hoặc tác nhân hoá học.

A. 2.                B. 3.                C. 4.               D. 1.

Sai vì thay thế cặp G-X → A-T.

Đúng vì quá trình nhân đôi là cơ sở để xảy ra đột biến như bắt cặp sai,..

Sai vì đột biến gen phụ thuộc vào:

  • Loại tác nhân gây đột biến
  • Liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến.
  • Cấu trúc của gen: Có gen có cấu trúc kém bền vững, dễ bị đột biến, có gen khó bị đột biến.

Câu 9: Gen B có 900 nuclêôtit loại ađênin và có tỉ lệ A + T /G + X = 1,5. Gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có tổng số liên kết hiđrô là 3599 và có chiều dài bằng chiều dài của gen B. Dạng đột biến xảy ra với gen B là:

A. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T 

B. mất một cặp G-X

C. mất một cặp A-T 

D. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X

Theo đề bài ta có:

Chiều dài gen b bằng B nên số nu bằng nhau → đột biến thay thế

Ta lại có:

 \(\left\{ \begin{array}{l}
\frac{{{A_B} + {T_{_B}}}}{{{G_{_B}} + {X_{_B}}}} = \frac{{{A_{_B}}}}{{{G_{_B}}}} = 1.5\\
{A_B} = 900
\end{array} \right. \to {G_{_B}} = 600\)

Số liên kết hidro ban đầu là: \(2A + 3G = 3600\) nu

→ Đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.

Đáp án: A

Câu 10: Cấu trúc của nhiễm sắc thể sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự:

A. phân tử ADN → nuclêôxômà sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit.

B. phân tử ADN → sợi cơ bản →  nuclêôxôm →  sợi nhiễm sắc → crômatit.

C. phân tử ADN → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit.

D. phân tử ADN → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → nuclêôxôm → crômatit.

Câu 11: Giả sử có các kiểu nhiễm sắc thể thuộc các nòi khác nhau trong 1 loài như sau (dấu * thể hiện tâm động của nhiễm sắc thể):

1. M*QNORSP

2. M*NOPQRS

3. M*NORQPS

4. M*RONQPS

Nếu nòi thứ 4 làm gốc, cho rằng sự phát sinh nòi mới chỉ do 1 đột biến, ta có trình tự phát sinh các nòi như sau:

A. 4 → 3 → 2            B. 4 → 3 → 1            C. 4 → 1 → 2            D. 4 → 2 → 1

Đáp án: A

Câu 12: Nguyên nhân nào sau đây gây ra đột biến lệch bội?

A. Trong quá trình phân bào, một hay vài cặp nhiễm sắc thể không phân li.

B. Trong quá trình phân bào, tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li.

C. Sự sao chép sai các cặp nuclêôtit trong quá trình nhân đôi ADN.

D. Trong quá trình giảm phân, xảy ra sự trao đổi chéo không đều giữa các crômatit trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

Đột biến lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở 1 hay vài cặp NST. Đó là biến đổi số lượng ở một cặp NST tượng đồng nhất định trong tế bào lưỡng bội.

Đáp án: A

Câu 13: Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể một?

I. ABbDdEe.       II. AaBbDEe.      III. AaBBbDdEe.

IV. AaBbDdEee.     V. AaBbdEe.       VI. AaBbDdE.

A. 4                 B. 2                 C. 5                 D. 3

Đột biến lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở 1 hay vài cặp NST.Đó là biến đổi số lượng ở một cặp NST tượng đồng nhất định trong tế bào lưỡng bội
Ở sinh vật lưỡng bội, đột biến lệch bội thường gặp 4 dạng chính:

  • Thể không (2n – 2): tế bào lưỡng bội bị mất 1 cặp NST nào đó.
  • Thể một (2n – 1): tế bào lưỡng bội bị mất 1 NST của 1 cặp NST nào đó.
  • Thể ba (2n + 1): tế bào lưỡng bội thêm 1 NST vào 1 cặp NST nào đó.
  • Thể bốn (2n + 2): tế bào lưỡng bội thêm 2 NST vào 1 cặp NST nào đó.
  • Dạng đặc biệt: (2n +1 +1) là thể ba kép do có 2 thể 3 ở 2 cặp NST khác nhau trong cùng 1 tế bào.

Đáp án: A

Câu 14: Ở một loài thực vật, alen A qui định hoa màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa màu vàng. Cho 2 cây hoa màu đỏ tứ bội giao phấn với nhau thu được thế hệ sau có cả hoa màu đỏ và hoa màu vàng. Biết rằng các cây tứ bội chỉ tạo giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Kiểu gen của hai cây hoa màu đỏ giao phấn với nhau không thể là:

A. Aaaa x Aaaa                    B. AAaa x Aaaa                   

C. AAaa x AAaa                   D. AAAa x Aaaa

A: hoa đỏ       a: hoa vàng

A trội hoàn toàn so với a.

Vì thế hệ sau sinh ra có cả hoa màu vàng nên bố mẹ phải tạo được giao tử aa.

Đáp án: D

Câu 15: Một số cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu, … thường được hình thành do:

A. tự đa bội chẵn                  B. dị đa bội               

C. tự đa bội lẻ                       D. lệch bội

Các thể tự đa bội lẻ thường không hạt nên không thể sinh sản.

Đáp án: C

Câu 16: Đặc điểm mà phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen không có

A. cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ để thu được những dòng thuần trước khi tiến hành lai.

B. lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả ở đời con.

C. cùng một lúc theo dõi sự di truyền của tất cả các cặp tính trạng của cơ thể bố mẹ.

D. sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.

Câu 17: Quy luật phân li cho thấy mỗi tính trạng đều do một cặp alen quy định và:

A. các alen hòa trộn vào nhau, các alen cùng cặp phân li đồng đều về các giao tử trong giảm phân

B. các alen tồn tại một cách riêng rẽ, các alen cùng cặp phân li cùng nhau về các giao tử trong giảm phân

C. các alen tồn tại một cách riêng rẽ, các alen cùng cặp phân li đồng đều về các giao tử trong giảm phân

D. các alen hòa trộn vào nhau, các alen cùng cặp phân li cùng nhau về các giao tử trong giảm phân.

Câu 18: Một trong những ý nghĩa của quy luật di truyền phân li độc lập là:

A. Có thể dự đoán kết quả phân li kiểu hình ở đời sau

B. Tạo điều kiện cho các nhóm tính trạng tốt luôn đi chung với nhau

C. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp do hình thành các nhóm gen liên kết mới

D. Dự đoán được giới tính của vật nuôi ở giai đoạn sớm

Câu 19: Ở cà chua, A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó có 2 quả kiểu gen đồng hợp và 1 quả có kiểu gen dị hợp từ số quả đỏ ở F1 là:

A. 3/32                       B. 6/27                       C. 4/27                       D. 1/32

P: Aa x Aa → F1: 1AA : 2Aa : 1aa. Xác suất để chọn được 1 quả cà chua quả đỏ đồng hợp trong số cà chua quả đỏ là:
Xác suất để chọn được 1 quả cà chua quả đỏ đồng hợp trong số cà chua quả đỏ là:
Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó có 2 quả kiểu gen đồng hợp và 1 quả có kiểu gen dị hợp từ số quả đỏ ở F1 là:  

Đáp án: B

Câu 20: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa hồng. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 25% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng : 25% cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên, hãy cho biết trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng?

A. Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.

B. Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây có kiểu gen dị hợp tử.

C. Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

D. Kiểu hình hoa hồng là kết quả tương tác giữa các alen của cùng một gen.

Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng hoặc tỉ lệ 100% hoa hồng.

Đáp án: C

Câu 21: Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Ở đời con của phép lai ♂AaBbDdEe ×♀AaBbDdEe, loại kiểu hình có ít  nhất 3 tính trạng  trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

A. 27/64.                    B. 81/256.                  C. 64/81.                    D. 189/256.

Kiểu hình có ít nhất 3 tính trạng trội nghĩa là chứa 3 hoặc 4 tính trạng trội.

Theo đề bài, P dị hợp 4 cặp gen cho nên ta có:

  • Loại kiểu hình chứa 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ = \(C_4^3 \times {\left( {\frac{3}{4}} \right)^3} \times \left( {\frac{1}{4}} \right) = \frac{{27}}{{64}}\)
  • Loại kiểu hình chứa 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ = \(C_4^3 \times {\left( {\frac{3}{4}} \right)^4} = \frac{{81}}{{256}}\)

→ Kiểu hình có ít nhất 3 tính trạng trội = \(\frac{{27}}{{64}} + \frac{{81}}{{256}} = \frac{{189}}{{256}}\)

Đáp án: D

Câu 22: Trong các phép lai dưới đây, có bao nhiêu phép lai có thể tạo ra con lai có kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen?

(1) AaBbDd x AaBbDd       (2) AaBBDd x AaBBDd      (3) AaBBDd x AaBbDD

(4) AABBDd x AAbbDd       (5) AabbDD x AABBDd   (6) aabbDd x AaBbdd

A. 4.                B. 3.                C. 6.               D. 5.

Câu 23: Gen đa hiệu là:

A. Gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình khác nhau.

B. Gen có thể tạo ra nhiều sản phẩm.

C. Gen có thể tác động làm ảnh hưởng đến sự biều hiện của nhiều tính trạng khác nhau.

D. Gen có nhiều bản sao trong hệ gen.

Câu 24: Ở 1 loài thực vật, xét 2 cặp gen trên 2 cặp NST tương đồng cùng quy định tính trạng màu hoa, trong đó: A-B- quy định hoa màu đỏ; A-bb, aaB- và aabb quy định hoa màu trắng.  Phép lai P:  Aabb × aaBb cho tỉ lệ các loại kiểu hình ở F1 là:

A. 1 đỏ : 1 trắng.                  B. 9 đỏ : 7 trắng.                 

C. 3 đỏ : 1 trắng                   D. 1 đỏ : 3 trắng.

Qui ước: 

A-B- quy định hoa màu đỏ.

A-bb, aaB- và  aabb quy định hoa màu trắng.

Ta có sơ đồ lai:

P: Aabb x aaBb

G: Ab, ab    aB, ab

F1: AaBb, Aabb, aaBb, aabb

1 đỏ : 3 trắng

Đáp án: D

Câu 25: Khi tiến hành thí nghiệm trên ruồi giấm, sau khi Moocgan tiến hành phép lai giữa ruồi  thuần chủng thân xám, cánh dài và ruồi thuần chủng thân đen, cánh cụt, thu được ruồi F1 toàn thân xám, cánh dài. Để tìm ra quy luật di truyền liên kết Moocgan đã tiến hành lai giữa

A. ruồi đực F1 thân xám, cánh dài và ruồi cái thân đen, cánh cụt.

B. ruồi cái F1 thân xám, cánh dài và ruồi đực thân xám, cánh dài.

C. ruồi cái F1 thân xám, cánh dài và ruồi đực thân đen, cánh cụt.

D. ruồi cái thân đen, cánh cụt và ruồi đực thân đen, cánh cụt.

Câu 26: Trong tế bào, các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể

A. luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các loại nuclêôtit.

B. phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.

C. luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng. 

D. tạo thành một nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau.

Sai vì các gen không giống nhau về cả số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các loại nuclêôtit.

Sai vì các gen nằm trên các NST khác nhau mới phân li độc lập..

Sai vì gen trên cùng một NST quy định một tính trạng khác nhau.   

⇒ Đáp án: D

Câu 27: Cho kiểu gen   giảm phân có hoán vị với f = 0,4. Tỉ lệ các loại giao tử tạo ra là:

A. 0,3 Ab : 0,2 AB : 0,2 ab : 0,3 aB                       B. 0,4 AB : 0,1 Ab : 0,1 aB : 0,4 ab

C. 0,3 AB : 0,2 Ab : 0,2 aB : 0,3 ab                      D. 0,1 AB : 0,4 Ab : 0,4 aB : 0,1 ab

Ta có:  sẽ cho 4 giao tử  với f = 0,4 cho 2 giao tử hoán vị à giao tử không hoán vị có tần số f = 0,6.

→ 0,3 AB : 0,2 Ab : 0,2 aB : 0,3 ab         

Đáp án: C

Câu 28: Vì sao kiểu hình con lai trong trường hợp di truyền ngoài nhân thường chỉ giống mẹ?

A. Vì gen trên nhiễm sắc thể của mẹ nhiều hơn

B. Vì tinh trùng của bố không có gen ngoài nhân

C. Vì hợp tử có gen ngoài nhân của mẹ nhiều hơn

D. Vì trứng to hơn tinh trùng

Vì khi hợp tử được hình thành, thì TBC của hợp tử chủ yếu do trứng truyền cho. Nên vật chất di truyền ở tế bào chất chủ yếu do hợp tử đóng góp.

Đáp án:C.

Câu 29: Ở một loài chim, khi cho con đực lông đen thuần chủng giao phối với con cái lông trắng (P) được F1 toàn con lông đen. Cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 3 con lông đen : 1 con lông trắng, trong đó lông trắng toàn con cái. Biết rằng màu lông do 1 gen quy định và không xảy ra đột biến. Khi thực hiện phép lai nghịch với phép lai ở (P) thì sự phân li về kiểu hình ở F1 là:

A. 100% lông đen                            B. 1 lông đen : 1 lông trắng

C. 100% lông trắng                          D. 3 lông đen : 1 lông trắng

Chim có kiểu gen: XX là con đực              XY là con cái

A: lông đen               a: lông trắng

Vì F2 lông trắng toàn con cái → gen quy định màu lông chỉ tồn tại ở trên NST X không nằm trên NST Y.

Như vậy, ta có sơ đồ lai:

P: ♀ XaY (lông trắng) x ♂ XA XA (lông đen)

F1: XA Xa; XAY

F2: XA XA; XAY; XA Xa; XaY

3 lông đen : 1 lông trắng

Nếu thực hiện phép lai nghịch với phép lai ở (P) ta có:

P: ♂ Xa Xa (lông trắng) x ♀ XAY (lông đen)

F1: XaY; XA Xa

TLKH: 1 lông đen : 1 lông trắng

Câu 30: Kiểu hình của cơ thể là kết quả của:

A. Quá trình phát sinh đột biến.

B. Sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái.

C. Sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.

D. Sự phát sinh các biến dị tổ hợp.

2. Đề kiểm tra giữa HK1 môn Sinh 12 số 2

SỞ GD&ĐT CÀ MAU

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN

KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2018 - 2019

MÔN SINH 12

Thời gian làm bài: 45 phút; (Đề có 30 câu)

Câu 1:  Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các cá thể của một loài có kiểu gen khác nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì có mức phản ứng giống nhau.

B. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của kiểu gen.

C. Có thể xác định mức phản ứng của một kiểu gen ở một loài thực vật bằng cách gieo các hạt của cây này trong các môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng.

D. Mức phản ứng của một kiểu gen là tập hợp các phản ứng của một cơ thể khi điều kiện môi trường biến đổi.

Câu 2: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1? Đáp án đúng là

(1) AAAa × AAAa.                                             (2) Aaaa × Aaaa.        

(3) AAaa × AAAa.                                             (4) AAaa × Aaaa.

A. 1.                            B. 2.                                       C. 3.                                      D. 4.

Câu 3: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định tính trạng màu hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định màu hoa trắng. Khi lai giữa hai dòng thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng với nhau được F1, cho F1 tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen F2

A. 1Aa: 1aa.                          B.  100% Aa.

C.  100% aa.                         D.  1AA: 2Aa: 1aa.

Câu 4: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết,  phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ: 45% ruồi cái mắt đỏ: 44% ruồi đực mắt trắng?

A.  XAXA x XaY.                     B.  XAXa x XAY.

C.  XaXa x XAY.                 D.  XAXa x XaY.

Câu 5: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau:  UUU - Phe; XXG - Pro;  XAU - His; GXX - Ala; AAG - Lys; UAX - Tyr; GAA: Glu. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi  khuẩn E.coli có trình tự các nuclêôtit là 5'GTAXTTAAAGGXTTX 3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn polipeptit có 5 axit amin thì trình tự của 5 axit amin đó là

A. Lys - Pro - Phe -  Glu -  His.                                 B. Tyr - Lys - Phe - Ala - Glu. 

C. His - Glu - Phe - Pro - Lys.                                   D. Glu - Ala - Phe - Lys - Tyr.

Câu 6: Cơ chế xuất hiện thể đa bội?

A. Một cặp NST nhân đôi nhưng không phân li trong phân bào.

B. Tất cả các cặp NST nhân đôi nhưng không phân li trong phân bào.

C. Rối loạn cơ chế phân li NST trong quá trình giảm phân.

D. Rối loạn cơ chế phân li NST trong quá trình nguyên phân.

Câu 7: Trường hợp cơ thể sinh vật bị mất một NST trong cặp NST tương đồng nào đó, di truyền học gọi là

A. thể một nhiễm.    B. thể bốn nhiễm.    C. thể không nhiễm. D. thể ba nhiễm.

Câu 8: Nếu Gen A đột biến thành gen a và Gen B đột biến thành gen b. Số loại thể đột biến là?

A. 3.                         B. 4.                           C.5.                           D. 6.

Câu 9: Khi nào thì cụm gen cấu trúc (Z, Y, A) trong opêron Lac ở E. coli hoạt động?

A. Khi prôtêin ức chế bám vào vùng vận hành.

B. Khi môi trường tế bào có lactôzơ.

C. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ.

D. Khi môi trường tế bào không có lactôzơ.

Câu 10: So với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hoá vì

A. các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào kiểu gen do đó tần số của gen lặn có hại không thay đổi qua các thế hệ.

B. đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của cơ thể sinh vật.

C. đa số đột biến gen là có hại, vì vậy chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ lại các đột biến có lợi.

D. alen đột biến có lợi hay có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống, vì vậy chọn lọc tự nhiên vẫn tích luỹ các gen đột biến qua các thế hệ.

Câu 11: Khi nói về đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây sai?

A. Hiện tượng tự đa bội khá phổ biến ở động vật trong khi ở thực vật là tương đối hiếm.

B. Các thể tự đa bội lẻ (3n, 5n,…) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường.

C. Thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh trưởng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt.

D. Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu thường là tự đa bội lẻ.

Câu 12: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là

A. một bộ ba mã hóa chỉ mã hóa cho một loại axit amin.

B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.

C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

Câu 13:  Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

(1) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

(2) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa.

(3) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.

(4) Ðột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc.     

A. 4.                                        B. 2.                                    C. 1.                                   D. 3. 

Câu 14: Hiện tượng di truyền liên kết gen có ý nghĩa là

A. đảm bảo sự di truyền bền vững từng nhóm gen quý và hạn chế biến dị tổ hợp. 

B. cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.

C. tạo điều kiện cho các gen quý trên nhiễm sắc thể có điều kiện tái tổ hợp và di truyền. 

D. tạo biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới. 

Câu 15:  Một gen ở sinh vật nhân sơ có 1500 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại A chiếm 15% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 có 150 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại G chiếm 30% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Mạch 1 của gen có G/X = 3/4.                                

(2) Mạch 1 của gen có (A + G) = (T + X).

(3) Mạch 2 của gen có T = 2A.                       

(4) Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 1/3.

A. 3.                                        B. 1.                                    C. 4.                                    D. 2.

---Để xem tiếp nội dung từ câu 16-30 của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

3. Đề kiểm tra giữa HK1 môn Sinh 12 số 3

TRƯỜNG THPT ĐẶNG TRẦN CÔN

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC 2018-2019

Môn: Sinh học – Lớp 12

Thời gian làm bài 45 phút

Câu 1: Gen đột biến và gen bình thường có chiều dài như nhau, nhưng gen đột biến hơn gen bình thường một liên kết hidro thuốc dạng đột biến

A. Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X                       B. Thay thế cặp T-A bằng cặp A-T

C.  Thay thế cặp G-X bằng cặp A-T                     D.  Thay thế cặp G-X bằng cặp X-G

Câu 2: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn thì TLKG ở cây F2 như thế nào?

A. 100% vàng                       B. 5 vàng: 3xanh

C. 3 vàng: 1 xanh                  D. 1 vàng:1 xanh

Câu 3: Nếu thế hệ sau xuất hiện 1:1:1:1 thì kiểu gen của P là:

A. AaBb x aabb

B. Aabb x aaBb

C.AaBbx aabb hoặc Aabb x aaBb

D. AaBb x Aabb

Câu 4: Tỉ lệ loại giao tử ABD được tạo ra từ kiểu gen AaBbDd là

A. 25%                                   B. 50%                       C.12,5%                     D. 100%

Câu 5: Thể đa bội trên thực tế được gặp chủ yếu ở

A. Động, thực vật bậc thấp                                      B. Thực vật  

C. Cơ thể đơn bào                                                   D. Động vật

Câu 6: Đột biến gen thường gây hại chon cơ thể mang đột biến, điều này được giải thích chủ yếu do:

A. Làm sai lệch thông tin di truyền dẫn đến làm rối loạn qua strinfh sinh tổng hợp protein

B. Cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen

C. Làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được protein

D. Làm cho ADN không tái bản được dẫn đến không kế tục vật chất giữa các thế hệ

Câu 7: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:

(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met - tARN (UXA) gắn bổ sung với cô đôn mở đầu (AUG) trên mARN

(2) Tiểu đơn vị lớn của Riboxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành Ribôxôm hoàn chỉnh

(3) Tiểu đơn vị bé của Ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu

(4) Côđôn thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđôn của phức hệ aa1 - tARN

(5) Ribôxôm dịch đi một côđôn trên mARN theo chiều 5' - 3'

(6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1

Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là
A. (5) - (2) - (1) - (4) - (6) - (3)                                B. (3) - (1) - (2) - (4) - (6) - (5)
C. (2) - (1) - (3) - (4) - (6) - (5)                                D. (1) - (3) - (2) - (4) - (6) - (5)

Câu 8: Một Operon gồm các gen p, o, r, s, t (p: vùng khởi động; o: vùng vận hành; r,s,t: nhóm gen cấu trúc). Chủng vi khuẩn sau đây p+ o- r+ s+ t+ có operater bị hỏng nên chất ức chế không gắn vào được. Hậu quả sẽ là:
A. Operon sẽ hoạt động vì các gen cấu trúc không bị sai hòng.

B. Operon sẽ hoạt động liên tục vì không có cơ chế điều hòa.
C. Operon không hoạt động vì không có cơ chế điều hòa.
D. Operon sẽ hoạt động vì promoter vẫn hoạt động bình thường.

Câu 9: Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd với các gen trội là trội hoàn toàn sẽ cho ở thế hệ sau:

A. 8 kiểu hình: 8 kiểu gen                           C. 4 kiểu hình: 12 kiểu gen

B.8 kiểu hình: 12 kiểu gen                         D. 4 kiểu hình: 8 kiểu gen 

Câu 10: Cho cá thể có kiểu gen như sau , biết các gen cùng nằm trên một cặp NST, liên kết hoàn toàn. Tỷ lệ các loại giao tử là:

A.Ab=aB= \(\frac{1}{2}\)             B.AB=ab=  \(\frac{1}{4}\)            C.Ab=aB= \(\frac{1}{4}\)            D.AB=ab= \(\frac{1}{2}\)

Câu 11: 1 gen có 3000 liên kết hidro và có số nucleotit loại guanin (G) bằng 2 lần số nucleotit loại adenin. Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85 (Ao) biết rằng trong số loại nucleotit bị mất có 5 nu loại xitozin. Số nu loại A và G của gen sau đột biến lần lượt là
A. 375 và 745                       B. 355 và 745                      

C. 375 và 725                       D. 370 và 730

Câu 12:Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia 3 loại ARN là mARN, tARN, rARN?
A. cấu hình không gian      B. số loại đơn phân           

C. Cấu hình không gian     D. Hình dạng

Câu 13: Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một NST của cặp số 3 và một NST của cặp số 6 không phân li, các NST khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ NST là: 

A. 2n + 2 và 2n-2 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n-2-1

B. 2n + 1 + 1 và 2n -1-1 hoặc 2n + 1 -1 và 2n -1+1

C. 2n + 1-1 và 2n-2-1 hoặc 2n+2+1 và 2n-1+1

D. 2n+1+1 và 2n-2 hoặc 2n+2 và 2n-1-1

Câu 14: Cho NST có cấu trúc ABCDEFGH, đột biến tạo ra cấu trúc ABCFEDGH. Đây là dạng đột biến nào?

A. thay thế đoạn                                           B. đảo đoạn             

C. chuyển đoạn                                            D. mất đoạn

Câu 15: Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã, dịch mã là:

A. Thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung                

B. Trong một chu kì tế bào có thể thực hiệnnhiều lần

C. Đều có sự xúc tác của men ADN pôlimeraza           

D. Thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN

---Để xem tiếp nội dung từ câu 16-30 của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

4. Đề kiểm tra giữa HK1 môn Sinh 12 số 4

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH

BÀI KIỂM TRA GIỮA HK1 LỚP 12 (Bài số 1)  

Năm học 2019-2020

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Phần tự luận

Câu 1. Làm thế nào có thể phát hiện 2 gen nào đó liên kết hay phân ly độc lập.

Câu 2. Nêu cơ sở TB học và điêu kiện nghiệm đúng của quy luật phân li.

Câu 3. Thế nào là mức phản ứng của một kiểu gen, nêu 1 VD. Tính trạng số lượng có mức phản ứng như thế nào vì sao?.

Câu 4. Nêu đặc điểm di truyền của gen nằm trên NST giới tính X.

II. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Trong trường hợp một gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Phép lai AaBb x aabb cho đời con có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ

A. 3 : 1.                                   B. 1 : 1 : 1 : 1.                C. 9 : 3 : 3 : 1.            D. 1 : 1.

Câu 2: Phép lai một tính trạng cho đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 15 : 1. TT này di truyền theo quy luật

A. tác động cộng gộp.                                                  B. liên kết gen.  

C. hoán vị gen.                                                             D. di truyền liên kết với giới tính.

Câu 3: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Cá thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường có thể tạo ra

A. 16 loại giao tử.                                                         B. 2 loại giao tử.              

C. 4 loại giao tử.                                                           D. 8 loại giao tử.

Câu 4: Ở ruồi giấm, gen qui định tính trạng màu sắc thân và gen qui định tính trạng độ dài cánh nằm trên cùng một nhiễm sắc thể thường (mỗi gen qui định một tính trạng). Lai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài với dòng ruồi giấm thân đen, cánh cụt được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài. Lai phân tích ruồi cái F1, trong trường hợp xảy ra hoán vị gen với tần số18%. Tỉ lệ ruồi thân đen, cánh cụt xuất hiện ở FB tính theo lí thuyết là

A. 82%.                               B. 9%.                            C. 41%.                         D. 18%.

Câu 5: Ở cà chua, gen qui định tính trạng hình dạng quả nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A qui định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a qui định quả bầu dục. Lai cà chua quả tròn với cà chua quả bầu dục thu được F1 toàn cây quả tròn. Cho các cây F1 giao phấn, F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ

A. 1: 2 : 1.                              B. 1 : 1.                          C. 9 : 3 : 3 : 1.               D. 3 : 1.

-----Còn tiếp-----

5. Đề kiểm tra giữa HK1 môn Sinh 12 số 5

SỞ GD&ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2019 – 2020

MÔN: SINH HỌC – LỚP 12

Thời gian làm bài: 50 phút

Câu 1: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn.

A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.

B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5, -- 3,.

C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn mẫu 3, -- 5,.

D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn mẫu 5, -- 3,.

Câu 2: Gen quy định nhóm máu ở người có 3 alen IA, IB,Io trong đó IA, IB trội hơn so với IO sẽ tạo ra được:

A. 4 kiểu hình và 4 kiểu gen.                               B. 2 kiểu hình và 3 kiểu gen.

C. 6 kiểu hình và 4 kiểu gen.                               D. 4 kiểu hình và 6 kiểu gen 

Câu 3: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của Men Đen gồm:

1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết

2. Lai các dòng thuần chủng khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1, F2, F3.

3. Tạo các dòng thuần chủng

4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai

Trình tự các bước MenĐen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:

A. 1,2,3,4.                          B. 2,3,4,1.                     C. 3,2,4,1.                     D. 2,1,3,4.

Câu 4: Trong quá trình nhân đôi của ADN  NST diễn ra trong pha:

A. M của chu kỳ tế bào.                                         B. S của chu kỳ tế bào.

C. G1 của chu kỳ tế bào.                                      D. G2 của chu kỳ tế bào.

Câu 5: Tế bào xô ma lưỡng bôi bình thường bị đột biến dẫn đến sự hình thành các tế bào sau đây: 1. Thể không; 2. Thể một; 3. Thể tứ bội; 4. Thể bốn; 5. Thể ba; 6. Thể lục bội.

Công thức NST của các tế bào trên được viết tương ứng là:

A. 2n, 2n+1, 2n+3, 2n+4, 4n, 6n.                         B. 2n, 2n-1, 2n+1, 2n+2, 4n, 6n.

C. 2n-2, 2n-1, 4n, 2n+2, 2n+1, 6n.                      D. 2n-2, 2n-1, 2n+1, 2n+2, 2n+4, 2n+6.

-----Còn tiếp-----

6. Đề kiểm tra giữa HK1 môn Sinh 12 số 6

TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔN

KIỂM TRA 1 TIẾT

MÔN: SINH HỌC 12 CƠ BẢN

Thời gian làm bài: 45  phút;

(40 câu trắc nghiệm)

Câu 1. Điều kiện quan trọng nhất đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là

A. Bố mẹ phải thuần chủng

B. Trội lặn hoàn toàn.

C. Mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng phải nằm trên một cặp nhiễm sắc thể.

D. Mỗi gen quy định một tính trạng tương ứng.

Câu 2. Đơn vị cấu tạo cơ sở của NST là

A. axit nucleic                        B. nucleotit                  

C.ribonucleoti                         D. nucleoxom.

Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện xảy ra hoán vị gen ?

A. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở cơ thể có kiểu gen dị hợp tử.

B. Tuỳ loài sinh vật, tuỳ giới tính.

C. Tuỳ khoảng cách giữa các gen hoặc vị trí của gen gần hay xa tâm động.

D. Có sự tiếp hợp và trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng ở kỳ đầu I giảm phân.

 Câu 4. Cấu trúc của gen cấu trúc gồm các vùng

A. Vùng mã hoá, vùng điều hoà, vùng kết thúc

B. Vùng mã hoá, vùng vận hành, vùng điều hoà

C. Vùng mã hoá, vùng vận hành, vùng khởi động

D. Vùng mã hoá, vùng điều hoà, vùng khởi động

Câu 5. Qui luật phân ly không nghiệm đúng trong điều kiện

A. Số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn.

B. Bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.

C. Tính trạng do một gen qui định và chịu ảnh hưởng của môi trường.

D. Tính trạng do một gen qui định trong đó gen trội át hoàn toàn gen lặn.

-----Còn tiếp-----

7. Đề kiểm tra giữa HK1 môn Sinh 12 số 7

Trường THPT Nguyễn Huệ

Đề kiểm tra giữa HK1 Sinh 12

Năm học: 2019-2020

Số câu: 30 câu trắc nghiệm

Thời gian: 45 phút

8. Đề kiểm tra giữa HK1 môn Sinh 12 số 8

Trường THPT Tam Dương

Đề kiểm tra giữa HK1

Môn Sinh 12

Năm học: 2019-2020

Số câu: 35 câu trắc nghiệm

Thời gian: 45 phút

9. Đề kiểm tra giữa HK1 môn Sinh 12 số 9

Trường THPT Tam Đảo 2

Đề kiểm tra giữa HK1 Sinh 12

Năm học: 2019-2020

Số câu: 30 câu trắc nghiệm

Thời gian: 50 phút

10. Đề kiểm tra giữa HK1 môn Sinh 12 số 10

Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

Đề kiểm tra giữa HK1 Sinh 12

Năm học: 2019-2020

Thời gian:  45 phút

Số câu: 30 câu trắc nghiệm

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:16/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM