10 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 có đáp án

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay Bộ 10 đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 năm 2021-2022 có đáp án được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao! 

10 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 có đáp án

1. Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Hóa học 12

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

a. ESTE

- Khái niệm về este và một số dẫn xuất của axit cacboxylic (đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp gốc – chức), tính chất vật lí.

- Phương pháp điều chế este của ancol, phenol và ứng dụng của một số este.

- Este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và ancol có khối lượng phân tử tương đương.

- Viết công thức cấu tạo của este có tối đa 4 bốn nguyên tử cacbon.

- Tính chất hóa học của este:

+ Phản ứng ở nhóm chức: thủy phân trong môi trường axit hoặc bazơ.

+ Phản ứng ở gốc hiđrocacbon: cộng, trùng hợp, thế, …

- Viết phương trình phản ứng minh họa tính chất hóa học của este.

- Phân biệt được este với các chất khác như ancol, axit, …

- Giải được các bài tập:

+ Xác định khối lượng este tham gia phản ứng xà phòng hóa và sản phẩm.

+ Xác định công thức phân tử hoặc công thức cấu tạo của este.

+ Tính hiệu suất phản ứng este hóa.

+ Phản ứng đốt cháy este.

b. CHẤT BÉO

- Khái niệm, phân loại lipit và trạng thái tự nhiên.

- Khái niệm chất béo, tính chất vật lí, ứng dụng của chất béo.

- Tính chất hóa học của chất béo (phản ứng thủy phân trong môi trường axit hoặc bazơ, phản ứng hiđro hóa chất béo lỏng, phản ứng oxi hóa gốc axit béo không no).

- Viết phương trình phản ứng minh họa tính chất hóa học của chất béo.

- Giải được các bài tập:

+ Xác định khối lượng chất béo tham gia phản ứng xà phòng hóa và khối lượng xà phòng hoặc glixerol.

+ Phản ứng đốt cháy chất béo.

+ Chất béo không no tác dụng với H2/Br2.

c. GLUCOZƠ

- Khái niệm phân loại cacbohiđrat.

- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, đồng phân glucozơ.

- Các dữ kiện thực nghiệm chứng minh cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ.

- Viết công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ và fructozơ.

- Tính chất hóa học của glucozơ:

+ Tính chất của ancol đa chức.

+ Tính chất của anđehit đơn chức.

+ Phản ứng lên men.

- Viết phương trình phản ứng minh họa tính chất hóa học của glucozơ.

- Phân biệt được glucozơ với các chất khác như glixerol, anđehit, …

-  Giải được các bài tập:

+  Xác định khối lượng glucozơ tham gia phản ứng và sản phẩm trong các phản ứng tráng gương, lên men, …

d. SACCAROZƠ, TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ

- Cấu trúc phân tử, tính chất vật lí của saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.

- Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể và sự tạo thành tinh bột trong cây xanh.

- Tính chất hóa học của saccarozơ (phản ứng của ancol đa chức, phản ứng thủy phân), tinh bột (phản ứng thủy phân, phản ứng với iot) và xenlulozơ (phản ứng thủy phân, phản ứng với HNO3 đặc, …).

- Viết phương trình phản ứng minh họa tính chất hóa học của saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.

e. AMIN

- Khái niệm, phân loại, danh pháp, đồng phân của amin.

- Tính chất vật lí, ứng dụng của amin.

- Viết CTCT của amin đơn chức, xác định được bậc của amin theo công thức cấu tạo.

- Đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của amin:

+ Tính chất của nhóm -NH2 (tính bazơ).

+ Anilin có phản ứng thế ở nhân thơm.

- Viết phương trình phản ứng minh họa tính chất hóa học của amin.

- Phân biệt được anilin với phenol bằng phương pháp hóa học.

- Giải được các bài tập:

+ Xác định khối lượng amin tham gia phản ứng và sản phẩm trong các phản ứng với axit.

+ Xác định CTCT của amin.

+  Phản ứng đốt cháy amin.

B. LUYỆN TẬP

Câu 1: Số lượng đồng phân este của C3H6O2, C4H8O2 lần lượt là:

A. 2 và 3

B. 3 và 6

C. 4 và 6

D. 2 và 4

Câu 2. Phát biểu Đúng là:

A. Khi thủy phân este trong môi trường bazo là phản ứng thuân nghịch

B. Phản ứng giữa axit và ancol khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.

C. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch

D. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và ancol

Câu 3: Este X có CTPT là C4H8O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra ancol metylic. CTCT của X

A. CH3COOCH2CH3

B. CH2CH3COOCH3

C. HCOOCH2CH2CH3

D. HCOOCH2(CH3)2

Câu 4: Thuỷ phân este X có CTPT là C4H8O2 trong dung dịch NaOH thì thu được chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5O2Na. Tên gọi của X là

A. etyl axetat

B. metyl propionat

C. propyl fomat

D. isopropyl fomat

Câu 5. Trong các công thức sau, công thức nào không phải là của chất béo?

A. (C17H35COO)3C3H5

B. (C15H31COO)3C3H5

C. (C17H33COO)3C3H5

D. (C4H9COO)3C3H5

Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chất béo là trieste của glixerol và axit hữu cơ

B. Tất cả chất béo đều cho phản ứng cộng với Hiđro

C. Dầu ăn và dầu bôi trơn máy có cùng thành phần nguyên tố

D. Chất béo không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ

Câu 7: Chỉ ra trật tự tăng dần nhiệt độ sôi

A. ancol etylic < axit axetic < metylfomiat

B. ancol etylic < axit axêtic < metylfomiat

C. metyl fomiat < ancol etylic < axit axêtic

D. axit axetic < metylfomiat < ancol etylic

Câu 8: Phát biểu nào về tính chất vật lí là không đúng

A. Chất béo là chất lỏng, không tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ

B. Chất béo chứa chủ yếu các gốc Hiđro cacbon không no của axit béo thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường

C. Chất béo là thành phần chính của dầu, mỡ động thực vật

D. Chất béo chứa chủ yếu các gốc Hiđro cacbon no của axit béo thường là chất rắn ở nhiệt độ thường

Câu 9: Hiđro hóa (xúc tác Ni, to ) chất béo A thì thu được B. Cho tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được glixerol và muối natristearat. Tên gọi của A là

A. triolein B. tripanmitin C. tristearin D. triliolein

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không Đúng

A. Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp có tác dụng giặt rửa như nhau

B. Xà phòng bị mất tác dụng trong nước cứng

C. Chất giặt rửa tổng hợp dễ bị phân hủy bởi sinh vật nên không gây ô nhiễm môi trường

D. Chất giặt rửa tổng hợp tạo kết tửa với Ca2+, Mg2+ trong nước cứng

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam este X thu được 17,6 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Công thức phân tử của este là

A. C4H8O4

B. C4H8O2

C. C2H4O2

D. C3H6O2

Câu 12: Cho 14,8 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Cấu tạo của este là

A. HCOOCH3

B. CH3COOCH3

C. CH3COOC2H5

D. HCOOC3H7

Câu 13: X là một este no, đơn chức mạch hở có tỷ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2g este X với dd NaOH dư ta thu được 2,4g muối.

A. C2H5COOCH3

B. CH3COOC2H5

C. HCOOC3H7

D. HCOOCH3

Câu 14: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là

A. 16,68 gam.

B. 18,38 gam.

C. 18,24 gam.

D. 17,80 gam

Câu 15: Chỉ số axit là số miligam KOH cần để trung hòa lượng axit béo tự do có trong 1 gam chất béo. Khối lượng KOH cần dùng để trung hòa 10 gam chất béo có chỉ số axit là 4 là

A. 0,04

B. 0,56

C. 0,4

D. 0,056

Câu 16: Xà phòng hoá hoàn toàn 26,7 gam chất béo bằng dung dịch NaOH thì thu được 2,76 gam Glixerol và a gam xà phòng. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của a là

A. 22,104

B. 24,651

C. 15,355

D. 22,032

Câu 17. Ứng với công thức phân tử C3H9N có bao nhiêu đồng phân ?

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 5.

Câu 18: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của amin bậc I có công thức phân tử C4H11N?

A. 4

B.6

C.8

D.10

Câu 19: Số đồng phân của amin thơm ứng với CTPT C7H9N là

A. 1

B.2

C.3

D.4

Câu 20. Tên gọi đúng của cấu tạo CH3CH(CH3)NH2 là

A. prop-1-ylamin.

B. etylamin.

C. đimetylamin.

D. isopropylamin.

Câu 21. Trung hoà 3,1g một amin đơn chức X cần 100ml dung dịch HCl 1M. X là

A. C2H5N.

B. CH5N.

C. C3H9N.

D. C3H7N.

Câu 22. Ứng với công thức phân tử C4H11N có bao nhiêu cấu tạo ?

A. 8.

B. 5.

C. 4.

D. 3.

Câu 23. Chọn phát biểu sai.

A. Amin được hình thành bằng cách thay thế H của amoniac bằng một hay nhiều gốc hidrocacbon.

B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.

C. Tuỳ vào cấu trúc của gốc hidrocacbon, có thể phân biệt amin thành amin no, chưa no và thơm.

D. Amin có 2 nguyên tử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.

Câu 24. Giải thích về quan hệ- cấu trúc nào sau đây sai ?

A. Do có cặp electron tự do trên nguyên tử N mà amin có tính bazơ.

B. Do nhóm –NH2 đẩy electron nên anilin dễ tham gia phản ứng thế vào nhân thơm hơn so với benzen và ưu tiên thế vào vị trí o-, p-.

C. Tính bazơ của amin càng mạnh khí mật độ electron trên nguyên tử nitơ càng lớn.

D. Với amin RNH2, gốc R hút electron sẽ làm tăng độ mạnh của tính bazơ và ngược lại.

Câu 25. Tính bazơ của các chất tăng dần theo thứ tự

A. NH3< C6H5NH2< CH3NHCH3< CH3CH2NH2.     

B. NH3< CH3CH2NH2< CH3NHCH3< C6H5NH2.

C. C6H5NH2< NH3< CH3CH2NH2< CH3NHCH3.     

D. C6H5NH2< NH3< CH3NHCH3< CH3CH2NH2.

Câu 26. Hiện tượng nào sau đây được mô tả không chính xác ?

A. Nhúng quỳ tím vào dung dịch etylamin thấy quỳ tím chuyển thành màu xanh.

B. Phản ứng giữa khí metylamin và khí hidro clorua làm xuất hiện «khói trắng ».

C. Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm chứa dung dich anilin thấy có kết tủa trắng.

D. Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch đimetylamin thấy xuất hiện màu xanh.

Câu 27: Glucozo và fructozo

A.đều tạo dd xanh lam khi phản ứng với Cu(OH)2             

B.đều có nhóm  –CHO trong phân tử

C.là 2 dạng thù hình của cùng 1 chất                                    

D.đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở

Câu 28: Cho các dd: glucozo, glixerol, fom andehit, etanol. Thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết 4 dd trên

A. Cu(OH)2

B. Na

C. ddAgNO3/NH3

D. ddBr2

Câu 29: chất nào sau đây không tham  gia pư thủy phân

A. tinh bột

B. fructozo

C. xenlulozo

D. saccarozo

Câu 30: Pư của Glucozo với chất nào sau đây có thể chứng minh Glucozo  có tính oxi hóa

A. Cu(OH)2/NaOH,t0             B. ddAgNO3/NH3      C. H2(Ni,t0)    D. (CH3CO)2O

Câu 31 : Nhận xét nào không đúng

A. Cho Glucozo hoặc  Fructozo  vào dd AgNO3/NH3 đun nóng xảy ra pư tráng bạc

B. Glucozo  và Fructozo  có thể tác dụng với H2 sinh ra cùng 1 sản phẩm

C. Glucozo và Fructozo có thể tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra cùng loại phức đồng

D. Glucozo  và Fructozo  có CTPT giống nhau.

Câu 32 : Để chứng minh trong phân tử Glucozo  có nhiều nhóm hidroxyl, người ta cho dd Glucozo  pư với

A.Cu(OH)2/NaOH đun nóng             

B.Cu(OH)2 ,t0 thường

C.NaOH                                             

D.dd AgNO3/NH3

Câu 33: Cho a(g) Glucozo  lên men thành ancol etylic với H= 75%. Toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dd nước vôi trong dư được 80g kết tủa. Giá trị của a là:

A. 72                           B. 108                         C. 54                                       D. 96

Câu 34: Người ta dùng 1 loại nguyên liệu chứa 50% Glucozo để lên men thành etanol với H=80%. Để thu được 2,3 lit  rượu 400 cần dùng bao nhiêu kg nguyên liệu nói trên (D của C2H5OH =0,8g/ml)

A.3,6              

B.1,8                                      

C.3,4                                      

D.4,2

Câu 35 : Loại thực phẩm không chứa nhiều Saccarozo là :

A. đường phèn                                   

B. mật ong                 

C. mật mía                  

D. đường kính

Câu 36 : Chất không tan được trong nước lạnh là :

A. Glucozo                             

B. Saccarozo                          

C. Fructozo                            

D. Tinh bột

Câu 37 : Chất lỏng hòa tan được Xenlulozo là

A. Benzen                  

B. Etanol                                

C. ete              

D. Nước Svayde

Câu 38 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột →X → Y → Axit axetic        

X,Y lần lượt là:

A. Glucozo, ancol etylic        

B.Glucozo,etyl axetat   

C.Saccarozo,Glucozo 

D.ancol etylic, andehyt axetic

Câu 39 : Fructozo  không phản ứng  được với

A. H2(Ni,t0)               

B. Cu(OH)2                

C. dd AgNO3/NH3                

D. dd Br2

Câu 40 : Cho 10kg Glucozo chứa 10% tạp chất lên men thành etanol. Trong quá trình chế biến ancol bị hao hụt 5%. Thể tích  ancol etylic thu được là (D của etanol = 0,8g/ml):

A. 5,75 lit                    B. 5,4625                                C. 0,2875                                            D. 5.56

2. Đề thi giữa học kì 1

2.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học 12 – Số 1

TRƯỜNG THPT LAM SƠN

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: HÓA HỌC 12

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Nhận xét nào sau đây đúng về độ ngọt của glucozơ và fructozơ so với đường mía?

A. Cả hai đều ngọt hơn.

B. Cả hai đều kém ngọt hơn.

C. Glucozơ kém hơn, còn fructozơ ngọt hơn.

D. Glucozơ ngọt hơn, còn fructozơ kém ngọt hơn.

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X (chứa triglixerit của axit stearic, axit panmitic và các axit béo tự do đó). Sau phản ứng thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,22 gam nước. Xà phòng hoá m gam X (H = 90%) thì thu được khối lượng glixerol là

A. 0,414 gam    

B. 1,242 gam

C. 0,828 gam    

D. 0,46 gam

Câu 3: Những chất nào có phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam?

A. Glucozơ và Fructozơ

B. Glucozơ và OH-CH2-CH2-CH2-OH

C. Fructozơ và ancol etylic

D. Glixerin và OH-CH2 -CH=CH2

Câu 4: Cho các chất sau: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol etylic (Z) và etyl propionat (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng của nhiệt độ sôi là ?

A. Y, T, X, Z.

B. T, X, Y, Z.

C. T, Z, Y, X.

D. Z, T, Y, X.

Câu 5: Rót H2SO4 đặc vào cốc đựng chất A màu trắng thấy A dần dần chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu và cuối cùng thành một khối đen xốp, bị bọt khí đẩy lên miệng cốc. A là chất nào trong các chất sau:

A. NaCl    

B. CO2 rắn

C. Saccarozơ    

D. CuSO4 khan

Câu 6: Cho dãy các chất: phenyl axetat, metyl benzoat, metyl metacrylat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, triolein, vinyl axetat, tristearin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH loãng (dư), đun nóng sinh ra ancol là

A. 6.    

B. 7.

C. 5.    

D. 8.

Câu 7: Các khí sinh ra trong thí nghiệm phản ứng của saccarozơ với dung dịch H2SO4 đặc bao gồm:

A. H2S và CO2.   

B. H2S và SO2.

C. SO3 và CO2.   

D. SO2 và CO2

Câu 8: Từ ancol etylic và các chất vô cơ cần thiết, ta có thể điều chế trực tiếp ra các chất nào sau đây ?

(1). Axit axetic; (2). Axetanđehit; (3). Buta-1,3-đien; (4). Etyl axetat.

A. (1), (2) và (3)

B. (1), (2) và (4)

C. (1), (3) và (4)

D. (1), (2), (3) và (4)

Câu 9: Hợp chất hữu cơ X có trong tự nhiên, khi tác dụng với hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc, đun nóng tạo ra hợp chất hữu cơ Y rất dễ cháy, nổ mạnh có ứng dụng làm thuốc súng không khói. Vậy X là

A. Toluen    

B. Tinh bột

C. Phenol    

D. Xenlulozơ

Câu 10: Có các nhận định sau:

(1) Axit salixylic còn có tên gọi khác là axit o-hiđroxibenzoic

(2) Axit oleic và axit linoleic là đồng phân của nhau

(3) Axit axetyl salixylic tác dụng được với dung dịch NaOH theo tỉ lệ 1:2 về số mol

(4) Khi thủy phân chất béo luôn thu được glixerol.

Số nhận định sai là

A. 1    

B. 4

C. 2    

D. 3

Câu 11: Trong quá trình sản xuất đường mía, để tẩy màu nước đường người ta dùng khí nào sau đây?

A. CO2    

B. HCl

C. SO2    

D. Cl2

Câu 12: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là

A. 3    

B. 2

C. 4    

D. 1

Câu 13: Ở động vật, tinh bột được dự trữ dưới dạng glicogen ở trong:

A. Dạ dày    

B. Máu

C. Gan    

D. Ruột

Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai ?

A. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.

B. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.

C. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.

D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.

Câu 15: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Thể tích axit nitric 99,67% có d = 1,52g/ml cần để sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat nếu hiệu suất đạt 90% là

A. 27,72 lít    

B. 32,52 lít

C. 26,52 lít    

D. 11,2 lít

Câu 16: Cho sơ đồ chuyển hoá:

Triolein + H2 dư (Ni, to) à X à Y à Z

Tên của Z là

A. axit oleic.

B. axit linoleic.

C. axit stearic.

D. axit panmitic.

Câu 17: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A. hoà tan Cu(OH)2.

B. trùng ngưng.

C. tráng gương.

D. Thủy phân.

Câu 18: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là

A. metyl fomat.

B. etyl axetat.

C. metyl axetat.

D. n-propyl axetat.

Câu 19: Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành ancol etylic. Lượng ancol etylic thu được là bao nhiêu nếu ancol bị hao hụt mất 10% trong quá trình sản xuất?

A. 2 kg    

B. 0,92 kg

C. 1,8 kg    

D. 0,46 kg

Câu 20: Thuỷ phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (MX < MY). Bằng một phản ứng có thể chuyển hoá X thành Y. Chất Z không thể là

A. metyl propionat.

B. metyl axetat.

C. etyl axetat.

D. vinyl axetat.

Câu 21: Chỉ dùng duy nhất một thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được 4 lọ mất nhãn chứa các chất sau: dung dịch glucozơ ; ancol etylic ; glixerol và anđehit axetic.

A. Cu(OH)2    

B. Na

C. NaOH    

D. Ag2O/NH3

Câu 22: Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức của ba muối đó là

A. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa.

B. HCOONa, CH≡C-COONa và CH3-CH2-COONa.

C. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH≡C-COONa.

D. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa.

Câu 23: Trong quá trình chuyển hoá tinh bột trong cơ thể, chất nào sau đây không phải là sản phẩm của quá trình đó?

A. Đextrin    

B. Saccarozơ

C. Glicogen.    

D. Mantozơ.

Câu 24: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H6O4 tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) theo phương trình phản ứng: C4H6O4 + 2NaOH → 2Z + Y.

Để oxi hoá hết a mol Y thì cần vừa đủ 2a mol CuO (đun nóng), sau phản ứng tạo thành a mol chất T (biết Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Khối lượng phân tử của T là

A. 44 đvC.    

B. 58 đvC.

C. 82 đvC.    

D. 118 đvC.

Câu 25: Cho các dung dịch chứa các chất tan : glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, axit fomic, glixerol, vinyl axetat, anđehit fomic. Những dung dịch vừa hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, vừa làm mất màu nước brom là?

A. glucozơ, mantozơ, axit fomic, vinyl axetat

B. glucozơ, mantozơ, axit fomic

C. glucozơ, mantozơ, fructozơ, saccarozơ, axit fomic

D. fructozơ, vinyl axetat, anđehit fomic, glixerol, glucozơ, saccarozơ

Câu 26: Một hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức. Cho X phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm hai muối của hai axit cacboxylic và một ancol. Cho toàn bộ lượng ancol thu được ở trên tác dụng với Na (dư), sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Hỗn hợp X gồm

A. một axit và một este.

B. một este và một ancol.

C. hai este.

D. một axit và một ancol.

Câu 27: Xenlulozơ được cấu tạo bởi các gốc:

A. α-glucozơ    

B. α-fructozơ

C. β-glucozơ    

D. β-fructozơ

Câu 28: Cho m gam một este E vào một lượng vừa đủ KOH đun nóng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được 16,5 gam muối khan của một axit đơn chức và 6,9 gam một ancol đơn chức Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít khí (ở đktc). Tên của E là

A. etyl propionat

B. etyl acrylat

C. metyl metacrylat

D. etyl axetat

Câu 29: Thực hiện phản ứng thủy phân a mol mantozơ trong môi trường axit( Hiệu suất thủy phân là h), sau đó trung hòa axit bằng kiềm rồi cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với Ag2O dư trong NH3 thu được b mol Ag. Mối liên hệ giữa hiệu suất h với a và b là

A. h = (b - a) : a

B. h  (b - 2a) : 2a

C. h = (b - a) : 2a

D. h  (2b - a) : a

Câu 30: Cho 2,07 gam chất hữu cơ X (có công thức phân tử C7H6O3) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó làm khô, phần bay hơi chỉ có nước, phần rắn khan còn lại chứa hỗn hợp hai muối. Nung hai muối này trong oxi dư, thu được 2,385 gam Na2CO3 và m gam hỗn hợp khí và hơi. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 3    

B. 2

C. 5    

D. 4

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1C

2A

3A

4C

5C

6B

7D

8A

9D

10C

11C

12C

13C

14D

15A

16C

17D

18A

19B

20A

21A

22A

23B

24B

25B

26A

27C

28B

29B

30A

2.2. Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học 12 – Số 2

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: HÓA HỌC 12

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Thể tích của dung dịch HCl 1M đã dùng?

A. 100ml                             B. 50ml                             C. 200ml                           D. 320ml

Câu 2. Để trung hoà 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. CTPT của X là:

A. C3H5N                            B. C2H7N                          C. CH5N                           D. C3H7N

Câu 3. Muối C6H5N2+Cl sinh ra khi cho anilin phản ứng với NaNO2 trong dung dịch HCl ở nhiệt độ thấp (0 – 5°C). Để điều chế được 23,885 gam C6H5N2+Cl (hiệu suất 85%), lượng NaNO2 và anilin cần vừa đủ là:

A. 0,1 mol và 0,1 mol          B. 0,2 mol và 0,2 mol        C. 0,2 mol và 0,1 mol       D. 0,4 mol và 0,2 mol

Câu 4. Cho 4,5 gam amin X đơn chức, bậc 1 tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 8,15 gam muối. Tên gọi của X là:

A. alanin                              B. đietyl amin                    C. đimetyl amin                D. etyl amin

Câu 5. Trung hòa 6,75 gam amin no, đơn chức, mạch hở X bằng lượng dư dung dịch HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,225 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 2.                                    B. 4.                                  C. 3.                                  D. 1.

Câu 6. Muối C6H5N2Cl (phenylđiazoni clorua) được sinh ra khi cho C6H5NH2 tác dụng với NaNO2 trong dung dịch HCl ở nhiệt độ thấp (0 – 5°C). Để điều chế được 14,05 gam C6H5N2Cl (với hiệu suất 100%), lượng C6H5NH2 và NaNO2 cần dùng vừa đủ là:

A. 0,1 mol và 0,4mol           B. 0,lmol và 0,2mol           C. 0,1 mol và 0,1 mol       D. 0,1 mol và 0,3 mol 

Câu 7. Cho 13,5 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl xM, thu được dung dịch chứa 24,45 gam hỗn hợp muối. Giá trị của X là

A. 1,0.                                 B. 0,5                                C. 2,0                                D. 1,4

Câu 8. Hỗn hợp X gồm metylamin, etỵlamin và propylamin có tổng khối lượng 21,6 gam là và tỉ lệ về số mol là 1:2:1. Cho hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch HCl thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam muối?

A. 36,2 gam                         B. 39,12 gam                     C. 43,5 gam                      D. 40,58 gam

Câu 9. Cho 2,1 gam hỗn hợp X gồm hai amin, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với HCl dư, thu được 3,925 gam hỗn hợp muối. Công thức của hai amin trong hỗn hợp X là

A. CH3NH2 và C2H5NH2.                                            B. C2H5NH2 và C3H7NH2.  

C. C3H7NH2 và C4H9NH2.                                            D. CH3NH2 và (CH3)3N.

Câu 10. Để phản ứng hết với 400 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl 0,8 M cần bao nhiêu gam hỗn hợp gồm metyl amin và etyl amin có tỉ khối so với H2 là 17,25?

A. 41,4 gam    

B. 40,02 gam  

C. 51,57 gam

D. 33,12 gam

Câu 11. Cho 26 gam hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, mạch hở, bậc một có số mol bằng nhau tác dụng hết với HNO2 ở nhiệt độ thường thu được 11,2 lít N2 (đktc). Công thức phân tử của hai amin là:

A. CH5N và C4H11N           B. C7H7N và C3H9N         C. C2H7N và C4H11N        D. A hoặc B.

Câu 12. Cho 14,835 gam hỗn hợp X gồm 3 amin no, mạch hở, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch thu được 25,785 gam hỗn hợp muối. Biết khối lượng phân tử các amin đều nhỏ hơn 80. Công thức phân tử của các amin?

A. CH3NH2, C2H5NH2 và C3H7NH2                            B. C2H3NH2, C3H5NH2 và C4H7NH2

C. C2H5NH2, C3H7NH2 và C4H9NH2                           D. C3H7NH2, C4H9NH2 và C5H11NH2

Câu 13. X và Y là 2 amin đơn chức mạch hở lần lượt có phần trăm khối lượng N là 31,11% và 23,73%. Cho m gam hỗn hợp gồm X và Y có tỉ lệ số mol tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 44,16 gam muối. m có giá trị là:

A. 22,2 gam                        B. 22,14 gam                     C. 26,64 gam                    D. 17,76 gam

Câu 14. X là amin no đơn chức, mạch hở và Y là amin no 2 chức, mạch hở có cùng số cacbon.

- Trung hòa hỗn hợp gồm a mol X và b mol Y cần dung dịch chứa 0,5 mol HCl và tạo ra 43,15 gam hỗn hợp muối.

- Trung hòa hỗn hợp gồm b mol X và a mol Y cần dung dịch chứa 0,4 mol HCl và tạo ra p gam hỗn hợp muối.

p có giá trị là:

A. 40,9 gam                        B. 38 gam                          C. 48,95 gam                    D. 32,525 gam

Câu 15. Cho 27,45 gam hỗn hợp X gồm amin đơn chức, no, mạch hở Y và anilin tác dụng vừa đủ với 350 ml dung dịch HCl 1M. Cũng lượng hỗn hợp X như trên khi cho phản ứng với nước brom dư, thu được 66 gam kết tủa. Công thức phân tử của Y là:

 A. C3H9N                            B. C2H7N                          C. C4H11N                         D. CH5N

Câu 16. Cho 13,8 gam hỗn hợp X gồm axit fomic, metỵlenđiamin và etanol phản ứng hết với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Mặt khác 13,8 gam X tác dụng vừa hết với V lít dung dịch HCl 0,5M. Giá trị của V là:

A. 0,1                                  B. 0,2                                C. 0,3                                D. 0,4

Câu 17. Cho 1,52 gam hỗn hợp 2 amin no đơn chức (trộn với số mol bằng nhau) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl, thu được 2,98 gam muối. Kết luận nào sau đây không chính xác?

A. Nồng độ mol/1 dung dịch HCl 0,2M                       B. Số mol của mỗi chất 0,02 mol 

C. Công thức của 2 amin CH5N và C2H7N                D. Tên gọi của 2 amin metỵlamin và etylamin

Câu 18. Cho một hỗn hợp chứa NH3, C6H5NH2 và C6H5OH. A được trung hòa bởi 0,02 mol NaOH hoặc 0,01 mol HCl. A cũng phản ứng vừa đủ với 0,075 mol Br2 tạo kết tủa. Số mol các chất NH3, C6H5NH2 và C6H5OH lần lượt là:

A. 0,010 mol; 0,005 mol và 0,020 mol.                         B. 0,005 mol; 0,005 mol và 0,020 mol.

C. 0,010 mol; 0,020 mol và 0,005 mol.                         D. 0,010 mol; 0,010mol và 0,020 mol.

Câu 19. Cho 5,2 gam hỗn hợp Y gồm hai amin đơn chức, no, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 8,85 gam muối. Biết trong hỗn hợp, số mol hai amin bằng nhau. Công thức phân tử của 2 amin là:

A. CH5N và C2H7N            B. C2H7N và C3H9N         C. C2H7N và C4H11N       D. CH5N và C3H9N

Câu 20. Cho 5,9 gam amin no, đơn chức X tác dụng với lượng dư dung dịch NaNO2/HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất hữu cơ Y. Oxi hóa Y sau một thời gian thu được sản phẩm có chứa một anđehit và một axit, lấy sản phẩm đem phản ứng với Na dư thu được 1,344 lít H2. Biết hiệu suất oxi hóa tạo axit là 20%. Xác định CTCT của X.

A. CH3NH2                         B. C2H5NH2                      C. (CH3)2CHNH2             D. CH3CH2CH2NH2

---Để xem tiếp nội dung từ câu 21-30 của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--

2.3. Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học 12 – Số 3

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: HÓA HỌC 12

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là

A. 26,73.                     B. 25,46.                      C. 33,00.                     D. 29,70.

Câu 2: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là

A. 4.                            B. 2.                            C. 5.                            D. 3.

Câu 3: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là

A. C15H31COONa và etanol.                          B. C17H35COOH và glixerol.

C. C17H35COONa và glixerol.                        D. C15H31COOH và glixerol.

Câu 4: Đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

A. CH3COONa và CH2=CHOH.                   B. CH2=CHCOONa và CH3OH.

C. C2H5COONa và CH3OH.                          D. CH3COONa và CH3CHO.

Câu 5: Đun nóng dung dịch chứa 0,15 mol glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là

A. 16,2 gam.            B. 10,8 gam.                C. 21,6 gam.               D. 32,4 gam.

Câu 6: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?

A. [C6H7O2(OH)3]n.                

B. [C6H8O2(OH)3]n.       

C. [C6H7O3(OH)3]n.            

 D. [C6H5O2(OH)3]n.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một Este X thu được 0,04 mol CO2 và 0,04 mol H2O. Công thức phân tử của X là?

A. C2H4O2                    B. C3H6O2                   C. C4H8O2                   D. C5H10O2.

Câu 8: Xà phòng hoá hoàn toàn 37,0 gam este là HCOOC2H5 bằng dung dịch NaOH, đun nóng. Khối lượng NaOH cần dùng là

A. 8,0g                        B. 20,0g                      C. 16,0g                                  D. 12,0g

Câu 9: Khi thuỷ phân trong môi trường axit Panmitin ta thu được sản phẩm là

A. C17H35COONa và glixerol.                        B. C17H35COOH và glixerol.

C. C15H31COONa và etanol.                         D. C15H31COOH và glixerol.

Câu 10: Este etyl axetat có công thức là

A. HCOOCH3.           B. CH3COOCH3.       C. CH3COOC2H5.        D. C2H5COOCH3.

Câu 11: Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 1620000. Giá trị n trong công thức (C6H10O5)n là

A. 9000                       B. 7000                       C. 10000                     D. 8000

Câu 12: Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là

A. Triolein                   B. Tristearin                C. Tripanmitin                D. Trilinolein

Câu 13: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và

A. ancol đơn chức.      B. phenol.                    C. este đơn chức.           D. glixerol.

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam este X thu được 0,26 mol CO2 và 0,26 mol H2O. Công thức phân tử của este là

A. C3H6O2                   B. C2H4O2                   C. C4H8O2                               D. C4H8O4

Câu 15: Hai chất đồng phân của nhau là

A. glucozơ và mantozơ.                                  B. fructozơ và glucozơ.

C. fructozơ và mantozơ.                                 D. saccarozơ và glucozơ.

---Để xem tiếp nội dung từ câu 16-40 của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--

2.4. Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học 12 – Số 4

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: HÓA HỌC 12

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1:Chọn câu sai:

A. Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este.

B. Các este thường là những chất lỏng, nhẹ hơn nước, rất ít tan trong nước, có khả năng hòa tan nhiều chất hữu   cơ khác nhau.

C. Phản ứng giữa ancol và axit tạo thành este và nước được gọi là phản ứng este hóa.

D. Este có nhiệt độ sôi thấp vì este không tan trong nước.

Câu 2:Khối lượng NaOH cần dùng để xà phòng hóa 11,1 gam metyl axetat là

A. 6 gam                                             B. 12,3 gam                          C. 8 gam                               D. 13,2 gam

Câu 3:Vinyl axetat có công thức là

A. CH3COOCH3.                              B. CH3COOCH=CH2.         C. CH2=CHCOOCH3.          D. HCOOCH3.

Câu 4:Xà phòng hóa 2,64 gam etyl axetat bằng 500 ml dung dịch NaOH 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là:

A. 3,26 gam.                                      B. 2,46 gam.                         C. 4,52 gam.                         D. 2,36 gam

Câu 5:Dãy các chất sau được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là

A. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH.                 

B. CH3COOH, CH3CH2CH2OH, CH3COOC2H5.

C. CH3CH2CH2OH, CH3COOH , CH3COOC2H5  .               

D. HCOOCH3, CH3CH2OH, CH3COOH.

Câu 6:Khối lượng phân tử xenlulozơ trong sợi bông là 2592000. Tính số gốc glucozơ trong phân tử xenlulozơ tên là

A. 15000                                            B. 13500                              C. 16000                              D. 16200

Câu 7:Thủy phân 1 este đơn chức thu được 2,72 g muối natri fomat và 1,84 g ancol. Tên của este  đó là:

A. etyl axetat                                     B. metyl fomat                     C. metyl axetat                     D. etyl fomat

Câu 8:Xà phòng hoá hỗn hợp gồm CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 thu được sản phẩm gồm:

A. Hai muối và hai ancol                                 B. Hai muối và một ancol      

C. Một muối và hai ancol                                D. Một muối và một ancol

Câu 9:Hợp chất Y có công thức phân tử C4H8O2. Khi cho Y tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Z có công thức C3H5O2Na. Công thức cấu tạo của Y là

A. C2H5COOC2H5.                            B. CH3COOC2H5.        

C. C2H5COOCH3.                             D. HCOOC3H7.

Câu 10:Số đồng phân là este có khả năng phản ứng tráng bạc ứng với công thức phân tử C4H8O2 là

A.1                                                      B. 2                                           C.3                                       D.4

-----Còn tiếp-----

2.5. Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học 12 – Số 5

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HIỀN

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: HÓA HỌC 12

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Số đồng phản este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là

A. 2.                                       B. 3.                                   C. 5.                                   D. 4.

Câu 2. Tên gọi của este CH3COOCH3 là

A. etyl axetat.                         B. metyl propionat.            Cmetyl axetat.                 D. etyl fomat.

Câu 3. Metyl acrylat có công thức cấu tạo thu gọn là

A. CH3COOC2H5.                 BCH2=CHCOOCH3.      C. C2H5COOCH3.             D. CH3COOCH3.

Câu 4. Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl propionat là

A. HCOOC2H5.                     BC2H5COOC2H5.            C. C2H5COOCH3.             D. CH3COOCH3.

Câu 5. Este nào sau đây có mùi thơm của chuối chín?

A. Isoamyl axetat.                  B. Propyl axetat.                C. Isopropyl axetat.           D. Benzyl axetat.

Câu 6. Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

A. CH3COONa và CH3OH.  BCH3COONa và C2H5OH.

C. HCOONa và C2H5OH.                                               D. C2H5COONa và CH3OH.

Câu 7. Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được natri fomat?

A. C2H5COOC2H5.                B. CH3COOC2H5.             C. CH3COOCH3.              DHCOOCH3.

Câu 8. Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

AHCOOCH3.                       B. CH3COOCH3             C. CH3COOC2H5            D. C2H5COOCH3.

Câu 9. Ở điều kiện thích hợp, hai chất phản ứng với nhau tạo thành metyl fomat là

A. HCOOH và NaOH.                                                     BHCOOH và CH3OH.

C. HCOOH và C2H5NH2.                                                 D. CH3COONa và CH3OH.

Câu 10. Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit?

A. CH3–COO–CH2–CH=CH2                                       B. CH3–COO–C(CH3)=CH2.

C. CH2=CH–COO–CH2–CH3                                       DCH3–COO–CH=CH–CH3.

-----Còn tiếp-----

2.6. Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học 12 – Số 6

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: HÓA HỌC 12

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là

A. 5.                                   B. 4.                                   C. 2.                                   D. 3.

Câu 2: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là

A. 2.                                   B. 3.                                   C. 4.                                   D. 5.

Câu 3: Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C3H6O2 là

A. 2.                                   B. 3.                                   C. 4.                                   D. 5.

Câu 4: Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C4H8O2 là

A. 6.                                   B. 3.                                   C. 4.                                   D. 5.

Câu 5: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là

A. 2.                                   B. 5.                                   C. 4.                                   D. 3.

Câu 6: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. C2H5COOH.                 B. HO-C2H4-CHO.           C. CH3COOCH3.              D. HCOOC2H5.

Câu 7: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:

A. etyl axetat.                    B. metyl propionat.            C. metyl axetat.                 D. propyl axetat.

Câu 8: Thủy phân este E có công thức phân tử C4HO2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là:

A. metyl propionat.           B. propyl fomat.                C. ancol etylic.                  D. etyl axetat.

Câu 9: Este etyl axetat có công thức là

A. CH3CH2OH .                B. CH3COOH.                  C. CH3COOC2H5 .            D. CH3CHO .

Câu 10: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

A. CH3COONa và C2H5OH.                                       B. HCOONa và CH3OH.

C. HCOONa và C2H5OH.                                           D. CH3COONa và CH3OH.

-----Còn tiếp-----

2.7. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 số 7

Trường: THPT Hà Huy Tập

Số câu: 30 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.8. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 số 8

Trường: THPT Võ Thị Sáu

Số câu: 30 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.9. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 số 9

Trường: THPT Hùng Vương

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.10. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 số 10

Trường: THPT Diên Hồng

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:27/10/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM