10 đề thi học kì 1 môn Địa lí 6 năm 2020 có đáp án

Để giúp các em có thêm nhiều tài liệu hữu ích chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp đến, eLib đã sưu tầm và tổng hợp 10 đề thi học kì 1 môn Địa lí 6 năm 2020 có đáp án để gửi đến các em học sinh. Tài liệu gồm các đề thi từ nhiều trường khác nhau trên cả nước, với các câu hỏi có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết. 

10 đề thi học kì 1 môn Địa lí 6 năm 2020 có đáp án

1. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 6 số 1

TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN ĐỊA LÍ 6

NĂM HỌC 2020 – 2021

Thời gian làm bài: 45 phút

I- Phần trắc nghiệm

Câu 1. (0,5 điểm) Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến:

A. Đi qua đài Thiên văn Grin - uýt nước Anh

B. Có độ dài lớn nhất

C. Chỉ có 1 điểm là 0°

D. Là vòng tròn lớn nhất trên quả địa cầu

Câu 2. (0,5 điểm) Trái Đất ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

A. Thứ 4

B. Thứ 5

C. Thứ 6

D. Thứ 3

Câu 3. (0,5 điểm) Tỉ lệ bản đồ cho ta biết:

A. Phương hướng của bản đồ.

B. Khoảng cách trên bản đồ ứng với độ dài trên thực địa.

C. Bản đồ có nội dung như thế nào.

D. Có thể sử dụng bản đồ đó vào công việc khác nhau.

Câu 4. (0,5 điểm) Trái Đất có hình dạng như thế nào?

A. Hình tròn

B. Hình vuông

C. Hình cầu

D. Hình bầu dục

Câu 5. (0,5 điểm) Hướng Bắc của bản đồ là:

A. đầu phía trên của kinh tuyến.

B. đầu phía dưới của kinh tuyến.

C. đầu bên phải của vĩ tuyến.

D. đầu bên trái của vĩ tuyến.

Câu 6. (0,5 điểm) Theo quy ước phương hướng trên bản đồ gồm:

A. 5 hướng chính.

B. 6 hướng chính.

C. 7 hướng chính.

D. 8 hướng chính.

Câu 7. (0,5 điểm) Ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23°27’ Nam vào ngày:

A. Ngày 21 tháng 3

B. Ngày 23 tháng 9

C. Ngày 22 tháng 12

D. Ngày 22 tháng 6

Câu 8. (0,5 điểm) Núi già là núi có đặc điểm:

A. Đỉnh tròn sườn thoai thoải

B. Đỉnh nhọn sườn thoai thoải

C. Đỉnh tròn sườn dốc

D. Đỉnh nhọn sườn dốc

Câu 9. (0,5 điểm) Độ cao tuyệt đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến:

A. mực nước biển.

B. chân núi.

C. đáy đại dương.

D. chỗ thấp nhất của chân núi.

Câu 10. (0,5 điểm) Cao nguyên rất thuận lợi cho việc:

A. trồng cây thực phẩm và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

B. trồng cây công nghiệp và cây lương thực.

C. trồng cây lương thực và chăn nuôi gia súc.

D. trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.

II- Phần tự luận

Câu 1. (2,5 điểm) Kí hiệu bản đồ là gì? Các loại kí hiệu nào thường được sử dụng trên bản đồ?

Câu 2. (2,5 điểm) Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp nơi trên Trái Đất?

ĐÁP ÁN

I- Phần trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm)

Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến đi qua đài Thiên văn Grin – uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn nước Anh.

Chọn: A.

Câu 2: (0,5 điểm)

Trái Đất ở vị trí thứ 3 trong các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời. Thứ tự các hành tinh trong hệ Mặt Trời là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Thiên Vương và Hải Vương.

Chọn: D.

Câu 3: (0,5 điểm)

Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ ứng với độ dài trên thực địa.

Chọn: B.

Câu 4: (0,5 điểm)

Trái Đất có dạng hình cầu.

Chọn: C.

Câu 5: (0,5 điểm)

Hướng Bắc của bản đồ là đầu phía trên của kinh tuyến.

Chọn: A.

Câu 6: (0,5 điểm)

Theo quy ước phương hướng trên bản đồ gồm 8 hướng chính. Đó là hướng Bắc, Đông Bắc, Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Nam, Đông Nam và Đông.

Chọn: D.

Câu 7: (0,5 điểm)

Vào ngày 22 tháng 12 ở nửa cầu Nam ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23°27’ Nam.

Chọn: C.

Câu 8: (0,5 điểm)

Hình tái núi già có đặc điểm là đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.

Chọn: A.

Câu 9: (0,5 điểm)

Độ cao tuyệt đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến mực nước biển.

Chọn: A.

Câu 10: (0,5 điểm)

Cao nguyên có đất, khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.

Chọn: D.

II- Phần tự luận

Câu 1: (2,5 điểm)

* Kí hiệu bản đồ:

- Là những hình vẽ màu sắc.

- Được dùng như quy ước và để thể hiện các đối tượng địa lý lên bản đồ.

* Các loại kí hiệu thường sử dụng: Kí hiệu đường, Kí hiệu điểm và kí hiệu diện tích.

Câu 2: (2,5 điểm)

- Thứ nhất là do Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu được một nửa. Nửa được chiếu sáng chính là ban ngày. Nửa nằm trong bóng tối chính là ban đêm. Từ đó tạo ra hiện tượng ngày đêm.

- Thứ hai là do sự vận động tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông mà mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày đêm.

2. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 6 số 2

TRƯỜNG THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN ĐỊA LÍ 6

NĂM HỌC 2020 – 2021

Thời gian làm bài: 45 phút

I- Phần trắc nghiệm

Câu 1. (0,5 điểm) Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam được gọi là:

A. Kinh tuyến.

B. Kinh tuyến gốc.

C. Vĩ tuyến.

D. Vĩ tuyến gốc.

Câu 2. (0,5 điểm) Tỉ lệ bản đồ thể hiện:

A. độ lớn của bản đồ với ngoài thực địa.

B. khoảng cách thu nhỏ nhiều.

C. mức độ thu nhỏ khoảng cách trên bản đồ so với thực địa.

D. độ chính xác của bản đồ so với thực địa.

Câu 3. (0,5 điểm) Để hiểu nội dung bản đồ, người ta dựa vào:

A. Đọc bản chú giải

B. Xem các đường đồng mức

C. Xem phương hướng

D. Xem tỉ lệ

Câu 4. (0,5 điểm) Trục Trái Đất là một đường thẳng tưởng tượng:

A. cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.

B. xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.

C. xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm không cố định.

D. cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định ở hai cực.

Câu 5. (0,5 điểm) Các chuyển động chính của Trái Đất là:

A. Tịnh tiến và quay xung quanh Mặt Trăng.

B. Tự quay và quay xung quanh Mặt Trời.

C. Tịnh tiến và quay xung quanh Mặt Trời.

D. Tự quay và quay xung quanh Mặt Trăng.

Câu 6. (0,5 điểm) Nội lực có hoạt động gây ảnh hưởng rất lớn đến bề mặt Trái Đất, đó là hiện tượng:

A. Phong hóa

B. Sóng thần

C. Lũ lụt

D. Động đất, núi lửa

Câu 7. (0,5 điểm) Lục địa Á – Âu là lục địa có diện tích lớn:

A. Lớn nhất

B. Lớn thứ hai

C. Lớn thứ ba

D. Lớn thứ tư

Câu 8. (0,5 điểm) Nhật Bản nằm trong vành đai lửa:

A. Địa Trung Hải.

B. Thái Bình Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Ấn Độ Dương.

Câu 9. (0,5 điểm) Địa hình núi trẻ có những đặc điểm nào sau đây?

A. Đỉnh tròn, sườn dốc

B. Đỉnh tròn, sườn thoải

C. Đỉnh nhọn, sườn dốc

D. Đỉnh nhọn, sườn thoải

Câu 10. (0,5 điểm) Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, đó là:

A. Bình nguyên

B. Cao nguyên

C. Sơn nguyên

D. Đài nguyên

II- Phần tự luận

Câu 1. (2,5 điểm) Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?

Câu 2. (2,5 điểm) Nêu khái niệm của nội lực và ngoại lực? Nội lực và ngoại lực có tác động thế nào đến bề mặt Trái Đất?

ĐÁP ÁN

I- Phần trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm)

Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm Cực Bắc và Cực Nam có độ dài bằng nhau.

Chọn: A.

Câu 2: (0,5 điểm)

Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.

Chọn: C.

Câu 3: (0,5 điểm)

Muốn đọc và sử dụng bản đồ thì việc đầu tiên chúng ta cần đọc bảng chú giải để hiểu ý nghĩa của những kí hiệu được thể hiện lên bản đồ.

Chọn: A.

Câu 4: (0,5 điểm)

Trục quay của Trái Đất là một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định và nghiêng 66°33' trên mặt phẳng quỹ đạo.

Chọn: B.

Câu 5: (0,5 điểm)

Trái Đất cùng lúc thực hiện 2 chuyển động, đó là Trái Đất tự quay quanh trục mất một ngày đêm (24h) và quay xung quanh Mặt Trời mất 1 năm (365 ngày).

Chọn: B.

Câu 6: (0,5 điểm)

Tác động của nội lực là nén ép các lớp đá tạo ra các uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa, động đất và gây thiệt hại lớn về người, tài sản.

Chọn: D.

Câu 7: (0,5 điểm)

Trên Trái Đất có sáu lục địa và lục địa Á – Âu có diện tích lớn nhất (50,7 triệu km2); Lục địa Phi (29,2 triệu km2) lớn thứ 2 và lục địa Bắc Mĩ (20,3 triệu km2) lớn thứ 3.

Chọn: D.

Câu 8: (0,5 điểm)

Nhật Bản nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương và Đây là vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới với gần 300 núi lửa còn hoạt động.

Chọn: B.

Câu 9: (0,5 điểm)

Trên Trái Đất có nhiều dạng địa hình khác nhau với những hình thái bên ngoài không giống nhau. Địa hình núi trẻ có đặc điểm là đỉnh cao nhọn, sườn dốc và thung lũng sâu.

Chọn: C.

Câu 10: (0,5 điểm)

Bình nguyên hay đồng bằng có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m so với mực nước biển.

Chọn: A.

II- Phần tự luận

Câu 1: (2,5 điểm)

Nguyên nhân Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm là do:

- Do trục Trái đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì sẽ có góc chiếu lớn hơn, nhận được nhiều ánh sáng và có nền nhiệt cao hơn.

- Do đó, vào thời điểm này, nửa cầu được chiếu sáng chính là mùa nóng. Nửa cầu còn lại không ngả về phía mặt trời thì góc chiếu nhỏ hơn, nhận được ánh sáng cũng như lượng nhiệt ít hơn nên lúc này nửa cầu ấy sẽ là mùa lạnh.

Chính vì vậy, trong năm thời kì nóng và lạnh ở hai nửa cầu thay đổi luân phiên nhau.

Câu 2: (2,5 điểm)

* Khái niệm:

- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.

- Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

* Tác động của nội lực và ngoại lực:

- Nội lực có tác động nén,ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị uốn nếp đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất thành núi lửa hoặc động đất. Tạo nên các dạng địa hình lớn trên bề mặt đất như núi cao,…

- Ngoại lực chủ yếu có hai quá trình: quá trình phong hóa các loại đá và quá trình xâm thực (do nước chảy, do gió,…). Tạo nên các dạng địa hình bóc mòn, thổi mòn, mài mòn, bồi tụ,…

3. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 6 số 3

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN ĐỊA LÍ 6

NĂM HỌC 2020 – 2021

Thời gian làm bài: 45 phút

I- Phần trắc nghiệm

Câu 1. (0,5 điểm) Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở bán cầu Đông và nửa cầu:

A. Bắc

B. Nam

C. Đông

D. Tây

Câu 2. (0,5 điểm) Bản đồ là gì?

A. Mô hình của Trái Đất được thu nhỏ lại trên quả địa cầu.

B. Hình vẽ thu nhỏ trên giấy về khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

C. Hình vẽ biểu hiện bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.

D. Hình vẽ của Trái Đất lên mặt phẳng giấy có kích thước khác nhau.

Câu 3. (0,5 điểm) Muốn xác định vị trí của một điểm trên bản đồ chúng ta dựa vào:

A. Theo đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.

B. Hệ thống hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua nó.

C. Theo phương hướng trên bản đồ.

D. Theo hướng mũi tên trên bản đồ.

Câu 4. (0,5 điểm) Để thể hiện hướng chảy của dòng biển, người ta dùng:

A. Kí hiệu đường

B. Kí hiệu điểm

C. Kí hiệu hình học

D. Kí hiệu diện tích

Câu 5. (0,5 điểm) Trên bề mặt Trái Đất được chia thành bao nhiêu khu vực giờ?

A. 20        B. 21        C. 23        D. 24

Câu 6. (0,5 điểm) Việt Nam nằm trong vùng:

A. Ngoại chí tuyến

B. Nội chí tuyến

C. Giữa hai vòng cực

D. Giữa chí tuyến và vòng cực

Câu 7. (0,5 điểm) Vùng nằm giữa hai cực là vùng:

A. Có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng.

B. Có ngày hoặc đêm dài suốt 12 tháng.

C. Không có ngày hoặc đêm mà chỉ mờ mờ.

D. Có ngày hoặc đêm dài nhưng không rõ rang.

Câu 8. (0,5 điểm) Lớp vỏ Trái Đất có độ dày từ:

A. 5 – 60km

B. 6 – 70km

C. 5 – 70km

D. 6 – 60km

Câu 9. (0,5 điểm) Núi lửa không có bộ phận nào?

A. Miệng phụ

B. Miệng

C. Cửa núi

D. Ống phun

Câu 10. (0,5 điểm) Đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta là:

A. Sông Thái Bình

B. Sông Cả

C. Sông Cửu Long

D. Sông Hồng

II- Phần tự luận

Câu 1. (2,5 điểm) Tại sao các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng?

-----Còn tiếp-----

4. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 6 số 4

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN ĐỊA LÍ 6

NĂM HỌC 2020 – 2021

Thời gian làm bài: 45 phút

I- Phần trắc nghiệm

Câu 1. (0,5 điểm) Kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc được gọi là:

A. Kinh tuyến Bắc

B. Kinh tuyến Nam

C. Kinh tuyến Đông

D. Kinh tuyến Tây

Câu 2. (0,5 điểm) Sự biến dạng càng rõ rệt khi:

A. Càng xa trung tâm chiếu hình bản đồ.

B. Càng gần trung tâm chiếu hình bản đồ.

C. Càng về phía hai cực của Trái Đất.

D. Càng về phía Xích đạo của Trái Đất.

Câu 3. (0,5 điểm) Người ta dựng vào hệ thống kinh, vĩ tuyến để:

A. Xác định phương hướng trên bản đồ

B. Xây dựng các phép chiếu hình bản đồ

C. Xây dựng tỉ lệ bản đồ

D. Xác định các yếu tố khác của bản đồ

Câu 4. (0,5 điểm) Các đối tượng địa lý phân bố phân tán rải rác người ta dùng:

A. Kí hiệu đường

B. Kí hiệu điểm

C. Kí hiệu diện tích

D. Kí hiệu hình học

Câu 5. (0,5 điểm) Trái Đất tự quay theo hướng:

A. Từ Bắc xuống Nam

B. Từ Tây sang Đông

C. Từ Đông sang Tây

D. Từ Nam lên Bắc

Câu 6. (0,5 điểm) Vào ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9 trong năm ở cả hai nửa cầu đều nhận được:

A. một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau.

B. một lượng ánh sáng và nhiệt khác nhau.

C. một lượng ánh sáng và nhiệt ở bán cầu Bắc lớn nhất.

D. một lượng ánh sáng và nhiệt ở bán cầu Nam lớn nhất.

Câu 7. (0,5 điểm) Nơi luôn có 12 tiếng ngày, 12 tiếng đêm ở mọi ngày là:

A. Chí tuyến Bắc và Nam

B. Vùng ôn đới

C. Vùng cực và cận cực

D. Vùng đường Xích đạo

Câu 8. (0,5 điểm) Trạng thái không có ở các lớp của Trái Đất là:

A. Khí

B. Rắn

C. Lỏng

D. Quánh dẻo

Câu 9. (0,5 điểm) Đâu không phải là biện pháp để hạn chế thiệt hại do động đất:

A. Lập trạm dự báo động đất

B. Sơ tán dân đến vùng có động đất

C. Nghiên cứu để dự báo sơ tán dân

D. Xây nhà chịu chấn động lớn

Câu 10. (0,5 điểm) Người ta phân chia núi ra thành 3 loại có độ cao khác nhau là dựa vào:

A. độ cao tương đối của núi

B. độ cao tuyệt đối của núi

C. độ cao tạm thời của núi

D. độ cao của đồng bằng so với của núi

-----Còn tiếp-----

5. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 6 số 5

TRƯỜNG THCS BÙI THỊ XUÂN

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN ĐỊA LÍ 6

NĂM HỌC 2020 – 2021

Thời gian làm bài: 45 phút

I- Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Kinh tuyến Tây là:

A. Là kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc.

B. Nằm phía dưới xích đạo.

C. Nằm phía trên xích đạo.

D. Là kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc.

Câu 2 : Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là:

A. Kinh tuyến Đông.

B. Kinh tuyến gốc.

C. Kinh tuyến Tây.

D. Kinh tuyến 180o.

Câu 3 : Các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh vĩ tuyến là đường thẳng vì:

A. Các đường hàng hải chính thường nằm gần xích đạo.

B. Các đáp án đều đúng.

C. Để xác định vị trí nơi đến.

D. Vạch lộ trình đi trên biển.

Câu 4 : Ưu điểm lớn nhất của bản đồ địa lý là cho người sử dụng thấy được:

A. Các loại địa hình, sông ngòi, khí hậu.

B. Các hoạt động sản xuất của con người.

C. Sự phân bố cụ thể các đối tượng địa lý trong không gian.

D. Tình hình phân bố dân cư và các dịch vụ của con người.

Câu 5 : Dựa vào số ghi tỉ lệ đối với bản đồ 1:200.000, 3cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là:

A. 10km

B. 6km

C. 12km

D. 3km

Câu 6 : Dùng tỉ lệ cho biết đối với bản đồ có tỉ lệ 1:5.000.000, 8cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu kilomet trên thực địa:

A. 200km

B. 300km

C. 400km

D. 500km

Câu 7 : Theo quy ước đầu bên phải trái của vĩ tuyến chỉ hướng nào?

A. Tây

B. Đông

C. Bắc

D. Nam

Câu 8 : Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc quả địa cầu) được xác định:

A. Theo phương hướng trên bản đồ.

B. Theo hướng mũi tên trên bản đồ.

C. Theo đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.

D. Là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua nó.

-----Còn tiếp-----

6. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 6 số 6

TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN ĐỊA LÍ 6

NĂM HỌC 2020 – 2021

Thời gian làm bài: 45 phút

I- Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Nếu cách 1o ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu từ cực Nam đến cực Bắc có bao nhiêu vĩ tuyến?

A. 179

B. 182

C. 180

D. 181

Câu 2 : Nếu cách 1o ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?

A. 360

B. 361

C. 362

D. 363

Câu 3 : Bản đồ là:

A. hình ảnh chụp từ vệ tinh về một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

B. hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

C. hình vẽ thực tế chính xác về một quốc gia hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng.

D. hình vẽ thực tế chính xác về một quốc gia hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

Câu 4 : Khu vực càng xa trung tâm bản đồ, thì:

A. không có sự biến dạng.

B. biến dạng không đáng kể.

C. ít sai số về hình dạng.

D. sự biến dạng càng rõ rệt.

Câu 5 : Khoảng cách từ Huế đến Đà Nẵng là 105km, trên bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 15cm, vậy bản đồ có tỉ lệ:

A. 1:600.000

B. 1:700.000

C. 1:500.000

D. 1:400.000

-----Còn tiếp-----

7. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 6 số 7

Trường: THCS Quang Trung

Số câu: 10 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

8. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 6 số 8

Trường: THCS Nguyễn Văn Nghi

Số câu: 10 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

9. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 6 số 9

Trường: THCS Dương Văn An

Số câu: 20 câu trắc nghiệm, 4 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

10. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 6 số 10

Trường: THCS Trần Kỳ Phong

Số câu: 4 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:23/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM