Lý 7 Bài 14: Phản xạ âm- Tiếng vang
Các em đã nghe thấy tiếng vang của tiếng sấm? Giải thích hiện tượng đó giải thích như thế nào. Đáp án của những câu hỏi trên nằm trong nội dung bài học ngày hôm nay. Mời các em cùng nhau tìm hiểu. Chúc các em học tốt!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Âm phản xạ - Tiếng vang
- Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ.
- Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây
- Chú ý:
-
Nếu âm phản xạ cách âm trực tiếp nhỏ hơn 1/15 giây thì ta cũng phân biệt được hai âm này, nhưng không nghe được tiếng vang.
1.2. Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém:
-
Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).
-
Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.
-
Ví dụ: Một số vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém
1.3. Tổng kết
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Xác định độ sâu của đáy biển
Người ta thường sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500m/s.
Hướng dẫn giải:
Ta có quãng đường của âm truyền đi và về bằng 2 lần độ sâu của đáy biển, và thời gian âm truyền đi và về là 1s.
Gọi d là độ sâu của biển ⇒ quãng đường âm truyền đi là S= 2d.
Lại có: S = 2d = v.t
⇒ d = \(\frac{{vt}}{2}\)
⇒ d= \(\frac{{1500.1}}{2} = 750m\).
Vậy độ sâu của biển là 750 m.
2.2. Dạng 2: Giải thích về sự phản xạ âm
Khi muốn nghe rõ hơn, người ta thường đặt bàn tay, khum lại, sát vào vành tai đồng thời hướng tai về phía nguồn âm. Hãy giải thích tại sao ?
Hướng dẫn giải:
Mỗi khi khó nghe âm, người ta thường đặt bàn tay khum lại sát vào vành tai, đồng thời hướng tai về phía nguồn âm để hướng âm phản xạ từ tay đến tai giúp ta nghe được âm to hơn.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng làm vật ngăn cách âm giữa các phòng?
Câu 2: Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất?
Câu 3: Người ta thường dùng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500 m/s.
Câu 4: Một người đứng cách một vách đá 680 m và la to. Sau bao lâu kể từ khi la, người này nghe được âm phản xạ trở lại? Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Hãy xác định câu đúng trong các câu sau đây?
A. Những vật có bề mặt nhẵn, cứng phản xạ âm tốt.
B. Bức tường càng dày phản xạ âm càng tốt.
C. Những vật có bề mặt mềm, gồ ghề hấp thụ âm kém.
D. Khi gặp mặt phẳng xù xì, âm truyền qua hoàn toàn, không bị phản xạ.
Câu 2: Âm phản xạ là:
A. Âm dội lại khi gặp vật chắn. B. Âm truyền đi qua vật chắn.
C. Âm đi vòng qua vật chắn. D. Các loại âm trên
Câu 3: Yếu tố nào sau đây quyết định điều kiện để có tiếng vang?
A. Khoảng cách từ nguồn âm đến vật phản xạ âm. B. Độ to, nhỏ của âm.
C. Độ cao, thấp của âm. D. Biên độ của âm.
Câu 4: Sau khi nghe tiếng sấm rền trong cơn dông, em học sinh đã giải thích như sau. Câu nào đúng nhất?
A. Vì thời gian truyền âm thanh từ nguồn phát ra âm thanh đến mặt đất lớn hơn 1 giây.
B. Do nguồn âm phát ra từ rất xa.
C. Tia sét (nguồn âm) chuyển động do đó khoảng cách từ nguồn âm đến tai nghe thay đổi nên có tiếng rền.
D. Sấm rền là do sự phản xạ của âm từ các đám mây dông trên bầu trời xuống mặt đất.
4. Kết luận
Qua bài giảng Phản xạ âm- Tiếng vang này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
-
Mô tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang.
-
Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém, một số ứng dụng của phản xạ âm.