Lý 7 Bài 28: Thực hành Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song
Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch song song có đặc điểm gì khác so với mạch nối tiếp? Muốn đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch song song ta phải làm như thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi trên, mời các em học sinh cùng nhau tìm hiểu nội dung của bài học.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Mục tiêu thí nghiệm
- Kiến thức: Biết mắc nối tiếp 2 bóng đèn.
- Kĩ năng: Thực hành đo và phát hiện được quy luật về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp 2 bóng đèn.
- Thái độ: Ý thức tốt ttrong tiết thực hành.
1.2. Dụng cụ thí nghiệm
- Mỗi nhóm:
- Nguồn điện 3V
- Hai bóng đèn pin như nhau.
- 1 mili ampe kế có GHĐ 0,5A và có ĐCNN 0,001 A
- 1 Vôn kế có GHĐ: 6V và ĐCNN: 0,1V
- 1 công tắc, dây dẫn
- Mẫu báo cáo của các nhóm
- Bảng phụ để trả lời các câu hỏi chuẩn bị.
1.3. Cơ sở lý thuyết
Gọi:
- X1, X2 ... Xn là các thiết bị điện
- I1, I2 ... In và IAB là cường độ dòng điện qua các thiết bị điện và trong mạch chính.
- Gọi UAB là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch.
- U1, U2 ... Un lần lượt là hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi thiết bị điện.
- Đoạn mạch mắc song song là đoạn mạch gồm các thiết bị điện được nối với nhau thành các đoạn mạch rẽ, các đoạn mạch rẽ này có chung điểm đầu và chung điểm cuối.
- Hình 1.1 là các thiết bị X1, X2 ... Xn được mắc song song với nhau
a) Cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc song song:
- Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy trong các thiết bị điện (trong các đoạn mạch rẽ).
- Công thức: IAB = I1 + I2 +...+ In
- Đo cường độ dòng điện qua mỗi thiết bị điện ta dùng Ampe kế mắc nối tiếp với mạch điện đó (hay đo cường độ dòng điện qua mỗi đoạn mạch rẽ) rồi sau đó áp dụng: IAB = I1 + I2 +...+ In
b) Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song:
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm các thiết bị mắc song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi thiết bị điện (hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ): UAB = U1 = U2 = ... = Un
- Đo hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi thiết bị điện (mỗi đoạn mạch rẽ) nào hay giữa hai đầu đoạn mạch thì ta chỉ cần dùng Vôn kế mắc song song với hai đầu đoạn mạch đó.
2. Báo cáo thực hành
* Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chổ trống:
a) Vôn kế được dùng để đo hiệu điện thế giữa hai điểm.
b) Chốt (+) của vôn kế được mắc với cực dương của nguồn điện.
c) Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện.
d) Mắc nối tiếp ampe kế vào đoạn mạch để sao cho chốt (+) của nó được mắc vào phía cực dương của nguồn điện.
* Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song:
a) Vẽ vào khung dưới đây sơ đồ mạch điện tương tự hình 28.1a, trong đó có thêm vôn kế được mắc với hai đầu bóng đèn 2.
b) Kết quả đo:
Bảng 1
c) Nhận xét:
Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung U12 = U34 = UMN.
* Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song:
a) Kết quả đo:
Bảng 2
b) Nhận xét:
Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ I: I = I1 + I2
3. Luyện tập
Câu 1: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
a) Biết ampe kế A chỉ 5A, cường độ dòng điện chạy qua đèn 1 và đèn 2 bằng nhau và bằng 1,5A. Xác định cường độ dòng điện qua đèn Đ3 và cường độ dòng điện qua đèn Đ4.
b) Mạch điện trên được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 12V. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ2 bằng 4,5V. Tìm hiệu điện thế giữa hai đầu các bóng đèn còn lại.
Câu 2: Cho cường độ dòng điện và hiệu điện thế hai đầu bóng đèn được biểu diễn như đồ thị hình vẽ bên.
Căn cứ đồ thị này hãy xác định:
a) Cường độ dòng điện qua đèn khi đặt vào hiệu điện thế 1,5V.
b) Hiệu điện thế hai đầu đèn là bao nhiêu nếu cường độ dòng điện qua đèn là 100mA.
Câu 3: Cho mạch điện như sơ đồ hình vẽ. Đóng khóa K, ampe kế A1 chỉ 0,1A, ampe kế A2 chỉ 0,2A.
a) Tính số chỉ ampe kế A.
b) Thay nguồn điện trên bằng nguồn điện khác thì ampe kế A chỉ 0,9A. Số chỉ ampe kế A1, A2 bây giờ là bao nhiêu?
Câu 4: Cho một nguồn điện, ba bóng đèn giống nhau, một khóa K, một động cơ và dây nối.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện trong đó tất cả các thiết bị mắc nối tiếp với nhau và vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu động cơ, ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch.
b) Hiệu điện thế ở hai đầu động cơ là 3V và ở hai đầu mỗi đèn là 1,5V. Xác định hiệu điện thế của nguồn điện.
c) Một đèn bị cháy, các đèn còn lại có sáng không? Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi đèn, động cơ và pin khi đó bằng bao nhiêu?
4. Kết luận
Qua bài Thực hành Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
-
Nêu được mối quan hệ giữa cường độ dòng điện, các hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song.
-
Mắc được mạch điện gồm hai bóng đèn song song và vẽ sơ đồ tương ứng.
-
Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa cường độ dòng điện, các hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song.
Tham khảo thêm
- doc Lý 7 Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát
- doc Lý 7 Bài 18: Hai loại điện tích
- doc Lý 7 Bài 19: Dòng điện - Nguồn điện
- doc Lý 7 Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện - Dòng điện trong kim loại
- doc Lý 7 Bài 21: Sơ đồ mạch điện- Chiều dòng điện
- doc Lý 7 Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
- doc Lý 7 Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện
- doc Lý 7 Bài 24: Cường độ dòng điện
- doc Lý 7 Bài 25: Hiệu điện thế
- doc Lý 7 Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- doc Lý 7 Bài 27: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
- doc Lý 7 Bài 29: An toàn khi sử dụng điện
- doc Lý 7 Bài 30: Tổng kết chương III Điện Học