Công nghệ 11 Bài 2: Hình chiếu vuông góc

Bài Hình chiếu vuông góc nhằm giúp các em hiểu được phương pháp hình chiếu vuông góc, biết được vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ và phân biệt giữa phương pháp chiếu góc thứ nhất với phương pháp chiếu góc thứ ba.

Công nghệ 11 Bài 2: Hình chiếu vuông góc

Công nghệ 11 Bài 2: Hình chiếu vuông góc

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG 1)

- Vật thể được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.

- Mặt phẳng hình chiếu đứng ở sau, mặt phẳng chiếu bằng ở dưới và mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên phải vật thể.

- Các hướng chiếu (hướng nhìn) từ trước, từ trên và từ trái theo thứ tự, vuông góc với mặt phẳng hình chiếu đứng, bằng và cạnh.

Hình 2.1 Phương pháp chiếu góc thứ nhất

Hình 2.1 Phương pháp chiếu góc thứ nhất

- Sau khi chiếu vật thể lên các mặt sẽ được các hình chiếu đứng A, hình chiếu bằng B và hình chiếu cạnh C. Mặt phẳng hình chiếu bằng được xoay xuống dưới 900 và mặt phẳng hình chiếu cạnh xoay sang phải 900 để các hình chiếu nằm trên mặt phẳng hình chiếu đứng

- Các hình chiếu được sắp xếp có hệ thống:

+ Hình chiếu bằng B đặt dưới hình chiếu đứng A.

+ Hình chiếu cạnh C đặt ở bên phải hình chiếu đứng A.

Hình 2.2 Vị trí các hình chiếu theo PPCG 1

Hình 2.2 Vị trí các hình chiếu theo PPCG 1

Nước ta và nhiều nước Châu Âu thường dùng phương pháp góc chiếu thứ nhất.

1.2. Phương pháp chiếu góc thứ 3 (PPCG 3)

- Vật thể được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.

- Mặt phẳng hình chiếu đứng ở trước, mặt phẳng hình chiếu bằng ở trên và mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên trái góc vật thể.

- Các hướng chiếu từ trước, từ trên và từ trái theo thứ tự, vuông góc với các mặt phẳng hình chiếu đứng, bằng và cạnh.

Hình 2.3 Phương pháp chiếu góc thứ 3 (PPCG 3)

Hình 2.3 Phương pháp chiếu góc thứ 3 (PPCG 3)

- Sau khi chiếu vật thể lên các mặt phẳng hình chiếu được các hình chiếu đứng A, hình chiếu bằng B và hình chiếu cạnh C. Mặt phẳng hình chiếu bằng được xoay lên trên 900, mặt phẳng hình chiếu cạnh xoay sang trái 900 để các hình chiếu này cùng nằm trên mặt phẳng hình chiếu đứng.

- Các hình chiếu được sắp xếp có hệ thống:

+ Hình chiếu bằng B đặt ở trên hình chiếu đứng A.

+ Hình chiếu cạnh C đặt ở bên trái hình chiếu đứng A.

Hình 2.4 Vị trí các hình chiếu theo PPCG 3

Hình 2.4 Vị trí các hình chiếu theo PPCG 3

Nhiều nước châu Mĩ và một số nước khác thường sử dụng phương pháp chiếu góc thứ ba.

2. Bài tập minh họa

Cho vật thể với các hướng chiếu A, B, C và các hình chiếu 1, 2, 3

Hãy đánh dấu (X) vào bảng 2.1 để chỉ rỏ sự tương quan giữa các hướng chiếu với các hình chiếu
Ghi tên gọi các hình chiếu 1, 2, 3 vào bảng 2.2.

Bảng 2.1 Các hướng chiếu và 2.2 Các hình chiếu

Bảng 2.1 Các hướng chiếu và 2.2 Các hình chiếu

Hướng dẫn giải

Bảng 2.1 Các hướng chiếu, 2.2 Các hình chiều

Bảng 2.1 Các hướng chiếu, 2.2 Các hình chiều

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Trình bày nội dung phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba.

Câu 2: So sánh sự khác nhau giữa vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ của phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Vị trí mặt phẳng hình chiếu trong phương pháp chiếu góc thứ nhất là:

A. Mặt phẳng hình chiếu đứng ở trước vật thể

B. Mặt phẳng hình chiếu bằng ở trên vật thể

C. Mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên trái vật thể

D. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 2: Vị trí mặt phẳng hình chiếu đứng như thế nào so với vật thể?(phương pháp chiếu góc thứ nhất)

A. Trước vật thể

B. Trên vật thể

C. Sau vật thể

D. Dưới vật thể

Câu 3: Theo phương pháp chiếu góc thứ nhất, để thu được hình chiếu đứng ta nhìn từ:

A. Trước vào

B. Trên xuống

C. Trái sang

D. Dưới lên

Câu 4: Tìm phát biểu sai về phương pháp chiếu góc thứ nhất:

A. Hình chiếu bằng đặt dưới hình chiếu đứng

B. Hình chiếu cạnh đặt bên phải hình chiếu đứng

C. Cả 2 đáp án đều đúng

D. Cả 2 đáp án đều sai

Câu 5: Sau khi chiếu vật thể lên các mặt phẳng hình chiếu sẽ thu được hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh. Để các hình chiếu cùng nằm trên một mặt phẳng hình chiếu đứng thì:

A. Xoay mặt phẳng hình chiếu bằng xuống dưới 90ᵒ

B. Xoay mặt phẳng hình chiếu cạnh sang phải 90ᵒ

C. A hoặc B

D. A và B

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Hình chiếu vuông góc Công nghệ 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau khi học xong Bài: Hình chiếu vuông góc, các em cần nắm các nội dung trọng tâm:

  • Nội dung cơ bản của phương pháp hình chiếu vuông góc: phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba
  • Vị trí của các hình chiếu theo phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba trên bản vẽ
Ngày:24/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM