Lịch sử 9 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

Bài học tóm tắt tình hình Liên Xô và các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai từ giữa những năm 70 đến những năm 90 của thế kỉ XX. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình học tập. Mời các em cùng tham khảo!

Lịch sử 9 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết

- Trước những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1973, Ban lãnh đạo Liên Xô không tiến hành cải tổ về kinh tế xã hội làm cho đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện.

Hình 1: Cuộc biểu tình đòi li khai ở Litva

- Công cuộc cải tổ:

+ Tháng 3 – 1985, Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và đề ra đường lối cải tổ, nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.

+ Do chưa có sự chuẩn bị và thiếu đường lối chiến lược toàn diện, nhất quán nên công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, lúng túng, đây khó khăn.

+ Đất nước ngày càng khủng hoảng và rối loạn.

+ Ngày 19 – 8 – 1991, một số lãnh đạo đảng và nhà nước tiến hành đảo chỉnh lật đổ Goóc-ba-chốp nhưng thất bại, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Nhà nước liên bang hầu như tê liệt, các nước cộng hòa đua nhau đòi tách khỏi liên bang.

- Ngày 21 – 12 – 1991, 11 nước cộng hòa trong Liên bang Xô viết họp và kí quyết định giải tán Xô viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).

Hình 2: Lược đồ các nước SNG

- Ngày 25 – 12 – 1991, Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức Tổng thống, lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống đánh dấu sự chấm dứt của Liên bang Xô viết.

1.2. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu

- Cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế và chính trị sâu sắc.

- Biểu hiện:

+ Cuối năm 1988, khủng hoảng ở Đông Âu lên tới đỉnh cao, các cuộc mít tinh, biểu tình ở các nước diễn ra dồn dập đòi cải cách kinh tế, thực hiện đa nguyên chính trị,…

+ Bên ngoài các thế lực chống chủ nghĩa xã hội ra sức chống phá.

+ Ban lãnh đạo các nước Đông Âu phải từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thực hiện đa nguyên chính trị, tiến hành tổng tuyển cử tự do.

- Kết quả: các thế lực chống chủ nghĩa xã hội thắng cử, giành chính quyền nhà nước, các Đảng Cộng sản thất bại không còn nắm quyền.

=> Cuối năm 1989, chế độ XHCN bị sụp đổ ở hầu hết các nướ Đông Âu.

- Ngày 28- 6- 1991, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) chấm dứt hoạt động.

- Ngày 1- 7- 1991, Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể.

=> Chế độ XHCN sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu đã chấm dứt sự tồn tại của hệ thống XHCN trên thế giới.

2. Luyện tập

Câu 1: Công cuộc cải tổ ở Liên Xô đã diễn ra như thế nào và kết quả cuối cùng ra sao?

Gợi ý trả lời

- Nội dung công cuộc cải tổ của Gooc-ba chop:

+ Về chính trị: thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị (tức nhiều đảng cùng tham gia công việ chính trị của đất nước), xóa bỏ chế độ một đảng (tức là Đảng Cộng sản) nắm vai trò lãnh đạo nhà nước, tuyên bố dân chủ và “công khai” mọi mặt.

+ Về kinh tế: tuy đề ra nhiều phương án nhưng chưa thực hiện được gì. Kinh tế đất nước tiếp tục suy giảm, dẫn đến những bất ổn về chính trị, xã hội.

+ Về xã hội: nhiều cuộc bãi công diễn ra, nhiều nước cộng hòa đòi li khai tách thành những quốc gia độc lập, các thế lực chống đối ráo riết hoạt động.

- Kết quả:

Cuộc đảo chính ngày 19-8-1991 nhằm lật đổ Tống thống Gooc-ba-chop bị thất bại đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng: Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Chính phủ Xô viết bị giải tán, 11 nước cộng hòa tách khỏi Liên bang Xô viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô bị sụp đổ.

Câu 2: Quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu đã diễn ra như thế nào?

Gợi ý trả lời

Cuộc khủng hoảng sớm nhất ở Ba Lan (1978) sau đó lan sang các nước Đông Âu khác. Các thế lực chống Chủ nghĩa xã hội với sự tiếp sức của chủ nghĩa đế quốc bên ngoài, ra sức kích động công nhân bãi công, quần chúng biểu tình đòi cải cách kinh tế, chính trị, đa nguyên, đa đảng, tổng tuyển cử tự do ( tiêu biểu là nhân dân Rumani đấu tranh vũ trang,..).

3. Kết luận

Bài học tóm tắt tình hình Liên Xô và các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai từ giữa những năm 70 đến những năm 90 của thế kỉ XX. Qua đó, các em nắm được sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết và cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Ngày:15/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM