Công nghệ 12 Bài 3: Thực hành: Điện trở - Tụ điện - cuộn cảm
Bài này giúp học sinh tìm hiểu về cách sử dụng, công dụng của các loại linh kiện thụ động: Điện tử, tụ điện, cuộn cảm. Góp phần có ý thức tuân thủ các quy định, quy trình an toàn trong sử dụng các linh kiện điện tử.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
- Ôn lại bài 2.
- Quy ước về màu để ghi và đọc trị số điện trở.
Theo quy ước vòng màu thì:
+ Vòng thứ nhất chỉ chữ số thứ nhất.
+ Vòng thứ hai chỉ chữ số thứ hai.
+ Vòng thứ ba chỉ những “số không” đặt tiếp sau hai chữ số trên.
+ Vòng thứ tư chỉ sai số với các vòng màu tương ứng như sau:
- Không ghi vòng màu: sai số ± 20%
- Ngân nhũ (nhũ bạc): sai số ± 10%
- Kim nhũ (nhũ vàng): sai số ± 5%
- Nâu: sai số ± 1%
- Đỏ: sai số ± 2%
- Xanh lục: sai số ± 0,5%
Ví dụ: Một điện trở có các vòng màu là nâu, đen, nâu và đỏ:
2. Nội dung và quy trình thực hành
a. Dụng cụ thí nghiệm
Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm học sinh:
+ Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc.
+ Các loại điện trở: 10 chiếc.
+ Các loại cuộn cảm: 10 chiếc.
b. Các bước tiến hành
- Bước 1: Quan sát và nhận biết các loại linh kiện.
- Bước 2: Chọn ra 5 điện trở màu. Lần lượt lấy ra từng điện trở để đọc trị số và đo trị số bằng đồng hồ, sau đó điền vào bảng 1.
- Bước 3: Chọn 3 loại cuộn cảm khác nhau về vật liệu làm lõi và cách quấn dây quấn rồi điền vào bảng 2.
- Bước 4: Chon ra 1 tụ điện có cực tính và 1 tụ điện không có cực tính để ghi các số liệu kĩ thuật của từng tụ điện, sau đó điền vào bảng 3.
3. Báo cáo thực hành
Báo cáo kết quả thực hành của các nhóm
Mẫu báo cáo
Điện trở - Tụ điện - cuộn cảm
Họ và tên …………..
Lớp …………………
Bảng 1. Tìm hiểu, đọc và đo trị số điện trở.
Bảng 2. Tìm hiểu về cuộn cảm
Bảng 3. Tìm hiểu về tụ điện
4. Kết luận
Sau khi học xong bài Thực hành Điện trở - Tụ điện - cuộn cảm học sinh cần nắm vững những yêu cầu sau:
- Nhận biết được hình dạng, các loại linh kiện.
- Đọc và đo được các thông số kĩ thuật các loại linh kiện, sử dụng thành thạo đồng hồ vạn năng
- Có ý thức tuân thủ về quy định, các quy trình an toàn.