Công nghệ 12 Bài 30: Ôn tập
Nội dung của bài Ôn tập tổng kết dưới dây sẽ giúp các em củng cố lại nội dung chính của chương trình học, rèn luyện và vận dụng kiến thức để giải một số bài tập liên quan.....từ đó, có thể ôn tập tốt cho kì thi kiểm tra học kì sắp tới.
Mục lục nội dung
1.1. Hệ thống nội dung kiến thức
1.2. Điện trở, tụ điện, cuộn cảm
1.4. Khái niệm về mạch điện tử, chỉnh lưu
1.5. Mạch khuếch đại- Mạch tạo xung
1.6. Khái niệm về mạch điện tử điều khiển
1.7. Mạch điện tử điều khiển tín hiệu
1.12. Mạch điện xoay chiều ba pha.
1.13. Máy điện xoay chiều ba pha
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hệ thống nội dung kiến thức
1.2. Điện trở, tụ điện, cuộn cảm
a. Điện trở (R)
- Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu
+ Công dụng : Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch.
+ Cấu tạo : Dùng dây kim loại có điện trở suất cao hoặc dùng bột than phun lên lỏi sắt để làm điện trở.
+ Phân loại : Điện trở được phân loại theo:
- Công suất
- Trị số : cố định hoặc có biến đổi
- Các số liệu kĩ thuật của điện trở
+ Trị số của điện trở (R): cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở . Đơn vị : Ohm (W)
+ Công suất định mức (Pđm(W)) : công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài, không bị quá nóng hoặc bị cháy đứt.
b. Tụ điện (C)
- Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu
+ Công dụng: Có tác dụng ngăn cách dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua.Khi mắc phối hợp với cuộn cảm sẽ hình thành mạch cộng hưởng.
+ Cấu tạo: Tụ điện là tập hợp của 2 hay nhiều vật dẩn ngăn cách nhau bởi lớp điện môi.
+ Phân loại: Căn cứ vào vật liệu làm lớp điện môi giữa 2 bản cực được phân loại : tụ xoay, tụ giấy, tụ mica, tụ gốm, tụ nilon, tụ dầu, tụ hóa.
+ Kí hiệu
- Các số liệu kĩ thuật của tụ điện
+ Trị số điện dung : cho biết khã năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện khi có điện áp đặt lên hai cực của tụ đó .Đơn vị :Fara (F)
+ Điện áp định mức (Uđm(V)):Trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên 2 cực của tụ điện mà vẫn đảm bảo an toàn ,tụ không bị đánh thủng.
+ Dung kháng của tụ điện (XC) là đại lượng biểu hiện sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó .XC=1/2PfC(W)
c. Cuộn cảm (L)
- Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu
+ Công dụng: Dùng để dẩn dòng điện một chiều, chặn dòng điện cao tần.Khi mắc phối hợp với cuộn cảm sẽ hình thành mạch cộng hưởng.
+ Cấu tạo: Dùng dây dẩn điện quấn thành cuộn cảm .
+ Phân loại: Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần,cuộn cảm âm tần.
+ Kí hiệu
- Các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm.
+ Trị số điện cảm: cho biết khã năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua. Trị số điện cảm phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, vật liệu lõi, số vòng dây và cách cuốn dây. Đơn vị : Henry (H).
+ Hệ số phẩm chất (Q): Đặc trưng cho tổn hao năng lượng trong cuộn cảm. Đó là tỉ số của cảm kháng (điện kháng) với điện trở thuần (r) của cuộn cảm ở một tần số f cho trước. Q=2PfL/r
Cảm kháng của cuộn cảm (XL): là đại lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó. XL=2PfL.
1.3. Linh kiện bán dẫn và IC
a. Điôt bán dẫn
-Cấu tạo: Điôt bán dẫn có cấu tạo gồm hai lớp bán dẫn P và N ghép lại với nhau tạo nên tiếp giáp P-N trong vỏ thủy tinh hoặc nhựa
- Phân loại
- Điôt tiếp điểm chung dùng để tách sóng và trộn tần.
- Điôt tiếp mặt dùng để chỉnh lưu.
- Điôt Zêne (ổn áp) dùng để ổn áp.
- Ký hiệu của điôt
- Các thông số của điôt
- Trị số điện trở thuần.
- Trị số điện trở ngược.
- Trị số điện áp đánh thủng.
- Công dụng của điôt:
- Điôt dùng để chỉnh lưu
- Dùng để khuếch đại tín hiệu
b. Tranzito
- Cấu tạo và phân loại tranzito
+ Cấu tạo: Tranzito gồm hai lớp tiếp giáp P-N trong vỏ bọc nhựa hoặc kim loại. Các dây dẫn ra được gọi là các điện cực.
+ Phân loại
- tranzito PNP
- tranzito NPN
- Ký hiệu tranzito:
- Các số liệu kỹ thuật của tranzito
- Trị số điện trở thuận
- Trị số điện trở ngược
- Trị số điện áp đánh thủng
- Công dụng của tranzito
- Dùng để khuếch đại tín hiệu
- Dùng để tạo sóng
- Dùng để tạo xung
c. Tirixto
- Cấu tạo tirixto: Gồm 3 lớp tiếp giáp P-N trong vỏ bọc nhựa hoặc kim loại. Các dây dẫn ra được gọi là các điện cực
- Các số liệu kỹ thuật:
- IA định mức
- UAK định mức
- UGK
- Công dụng: Dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển:
- Nguyên lý làm việc: Khi chưa có điện áp dương UGK tirixto không dẫn điện dù UAK > 0. Khi UAK và UGK đồng thời dương thì tirixto dẫn điện.khi tirixto dẫn điện UGK không còn tác dụng, dòng điện chỉ dẫn theo một chiều từ A sang K và sẽ ngưng khi UAK= 0.
d. Triac và điac
- Cấu tạo: Là linh kiện bán dẫn có cấu trúc 4 lớp có 3 điện cực là A1, A2 và G
- Ký hiệu và các thông số cơ bản: SGK
- Công dụng: - dùng điều khiển trong mạch điện xoay chiều
- Nguyên lý làm việc:
+ Khi G và A2 có điện thế âm so với A1 thì triac mở cho dòng điện đi từ A1 sang A2
+ Khi G và A2 có điện thế dương so với A1 thì triac mở dòng điện đi từ A2 sang A1 điac khong có cực điều khiển nên được mở bằng cách nâng cao điệp áp ở hai cực
1.4. Khái niệm về mạch điện tử, chỉnh lưu nguồn một chiều
a. Khái niệm, phân loại mạch điện tử
- Mạch điện tử là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử với các bộ phận của nguồn ,dây dẫn để thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong kĩ thuật điện tử.
- Phân loại:
- Mạch điện tử được phân loại như sau:
- Theo chức năng và nhiệm vụ :
- Mạch khuếch đại
- Mạch tạo sóng hình sin
- Mạch tạo xung
- Mạch nguồn chỉnh lưu, mạch lọc và mạch ổn áp .
- Theo phương thức gia công, xử lí tín hiệu :
- Mạch điện tử tương tự
- Mạch điện tử số .
b. Mạch chỉnh lưu và nguồn một chiều
- Mạch chỉnh lưu dùng các điot tiếp mặt để đổi điện xoay chiều thành điện một chiều.
- Mạch chỉnh lưu nửa chu kì.
+ Cấu tạo: nguồn xoay chiều, điot, tải.
+ Nguyên lí làm việc:
- Nửa chu kì đầu ( nửa chu kì dương ), điot phân cực thuận nên dẫn điện, co dòng điện chạy qua tải có chiều từ A đến B.
- Nửa chu kì sau ( nửa chu kì âm ), điot phân cực ngược, nên không dẫn điện, không có dòng điện chay qua tải.
→ Vậy qua 2 nửa chu kì dòng điện chay qua tải có một chiều duy nhất là chiều từ A đến B.
- Mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì: gồm nguồn điện xoay chiều, 4 điôt, tải tiêu thụ điện 1 chiều.
+ Nguyên lí làm việc:
- Ở bán kỳ dương của nguồn điện, D2 và D4 phân cực thuận và dẫn điện trong lúc D1 và D3 phân cực nghịch dòng điện qua D2, qua tải có chiều từ A đến B ,qua D4, về nguồn.
- Ở bán kỳ âm của nguồn điện, D1 và D3 phân cực thuận và dẫn điện trong lúc D2, D4 phân cực nghịch dòng điện qua D3, qua tải có chiều từ A đến B ,qua D1, về nguồn.
→ Vậy qua 2 nửa chu kì dòng điện quá tải có chiều không đổi là chiều từ A đến B đó là dòng điện 1 chiều.
1.5. Mạch khuếch đại- Mạch tạo xung
a. Mạch khuếch đại
- Chức năng của mạch khuếch đại: Là mạch gồm các linh kiện điện tử mắc phối hợp lại với nhau để khuếch đại tín hiệu về mặt dòng điện, điện áp, công suất.
b. Mạch tạo xung
- Chức năng của mạch tạo xung: Là mạch dùng để biến đổi năng lượng điện 1 chiều thành năng lượng dao động điện có dạng xung và tần số theo yêu cầu.
- Sơ đồ mạch điện.
- Nguyên lí làm viêc:
- Khi đóng điện ngẫu nhiên tranzito Q1 mở, tranzito Q2 đóng.
- Sau một thời gian thì tranzito Q1 đóng, tranzito Q2 lại mở qua trinh đó cứ lập đi lập lại với chu kì phụ thuộc vào hằng số RC.
1.6. Khái niệm về mạch điện tử điều khiển
- Mạch điện tử thưc hiện chức năng điều khiển một đối tượng nào đó, để đối tượng đó thực hiện một nhiệm vụ nhất định gọi là mạch điện tử điều khiển.
- Công dụng:
- Điệu khiển tín hiệu.
- Tự động hóa các máy móc, thiết bị.
- Điều khiển các thiết bị điện dân dụng.
- Điều khiển trò chơi giải trí.
- Phân loại
+ Theo công suất:
- Công suất nhỏ
- Công suất lớn
+ Theo chức năng
- Điều khiển tín hiệu
- Điều khiển tốc độ
+ Theo mức độ tự động hóa
- Điều khiển cứng bằng mạch điện tử
- Điều khiển bằng cách lập trình
1.7. Mạch điện tử điều khiển tín hiệu
- Khái niệm: Mạch điện tử thưc hiện chức năng điều khiển sự thay đổi trạng thái của tín hiệu gọi là mạch điện tử điều khiển tín hiệu.
- Công dụng:
- Thông báo về tình trạng thiết bị khi gặp sự cố.
- Thông báo những thông tin cần thiết cho con người thực hiện theo hiệu lệnh.
- Làm cac thiết bị trang trí bằng bảng điện tử.
- Thông báo về tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị.
- Nguyên lí chung của mạch điện tử điều khiển tín hiệu.
- Khối nhận lệnh: có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các cảm biến rồi chuyển đến khối xử lí.
- Khối xử lí: có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ khối nhận lệnh, xử lí tín hiệu này rồi chuyển cho khối khuếch đại.
- Khối khuếch đại: có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ khối xử lí, khuếch đại tín hiệu này rồi chuyển cho khối chấp hành.
- Khối chấp hành: có nhiệm vụ nhận tín hiệu đã khuếch đại và phát hiệu lệnh báo hiệu bằng: chuông, đèn, câu lệnh...
1.8. Máy tăng âm
- Máy tăng là thiết bị dùng để khuếch đại âm thanh.
- Nguyên lí hoạt động của máy tăng âm:
- Khối mạch vào: nhận tín hiệu âm tần từ các nguồn khác nhau như: micrô, đĩa hát, băng cesset, USB, thẻ nhớ...
- Mạch tiền khuếch đại: tín hiệu nhận được từ khối mạch vào được khuếch đại đủ lớn để cấp cho khối mạch âm sắc.
- Mạch âm sắc: Điều chỉnh độ trầm bổng của âm thanh theo ý muốn của người nghe.
- Mạch khuếch đại trung gian: khuếch đại công suất đủ lớn cấp cho mạch khuếch đại công suất.
- Mạch khuếch đại công suất: khuếch đại công suất đủ lớn để phát ra loa.
- Loa: phát ra âm thanh.
- Nguồn nuôi: cung cấp điện cho toàn bộ máy tăng âm.
1.9. Máy thu thanh
- Khái niệm: là thiết bị điện tử thu sóng điện từ ngoài không gian.
- Phân loại:
- Máy điều biên (AM)
- Máy điều tần (FM)
- Sơ đồ khối thu thanh:
- Khối khuếch đại cao tần.
- Khối dao động ngoại sai.
- Khối trộn sóng
- Khối khuếch đại trung tần
- Khối tách sóng
- Khối khuếch đại âm tần
- Nguyên lí của máy thu thanh: Sóng vào là sóng trung tần, nhờ điôt tách sóng D và tụ lọc sóng mang nên sóng ra là sóng một chiều (sóng âm ban đầu)
1.10. Máy thu hình
- Máy thu hình là thiết bị nhận và tái tạo lại tín hiệu âm thanh và hình ảnh của đài truyền hình
- Phân loại:
- Máy thu hình đen trắng.
- Máy thu hình màu
- Sơ đồ khối
- Khối cao tần, trung tần (1): Có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ ăng ten, khuyếch đại tín hiệu này, tách sóng hình, tự động điều chỉnh tần số ngoại sai và hệ số khuyếch đại, đưa các tín hiệu tới khối 2, 3, 4.
- Khối xử lý âm thanh (2): Có nhiệm vụ nhận tín hiệu sóng mang âm thanh, khuyếch đại sơ bộ, tách sóng và khuyếch đại công suất để phát ra loa.
- Khối xử lý hình (3): Có nhiệm vụ nhận tín hiệu hình ảnh, khuyếch đại tín hiệu này, giải mã màu, khuyếch đại các tín hiệu màu đưa tới 3 catôt đèn hình màu.
- Khối đồng bộ và tạo xung quét (4): Có nhiệm vụ tách lấy các xung đồng bộ dòng và xung đồng bộ mành, xung quét mành đưa tới cuộn lái tia của đèn hình. Đồng thời trong khối này còn tạo điện áp cao đưa tới anôt đèn hình.
- Khối phục hồi hình ảnh (5): Có nhiệm vụ nhận tín hiệu hình ảnh màu, tín hiệu quét để phục hồi hình ảnh phát lên màn hình.
- Khối xử lý và điều khiển (6): Có nhiệm vụ nhận lệnh điều khiển từ xa hay phím bấm để điều khiển các hoạt động của máy thu hình.
- Khối nguồn (7): Có nhiệm vụ tạo các mức điện áp cần thiết để cung cấp cho các khối làm việc.
- Nguyên lý làm việc :
- Cơ cấu phát và thu màu trong truyền hình màu là phối hợp các màu cơ bản là đỏ (R), lục (G), lam (B).
- Tín hiệu từ tách sóng hình tới: Khối 1 khuyếch đại và xử lý tín hiệu chói Y. Khối 2 giải mã màu R-Y và B-Y.
- Đầu ra của khối 1 và khối 2 đưa tới mạch ma trận 3 để khôi phục lại 3 tín hiệu màu cơ bản.
- Các tín hiệu màu cơ bản này được khuyếch đại lần cuối qua các khối 4, 5, 6 để biên độ đủ lớn và đảo pha thành cực tím âm rồi đưa tới ba catôt đèn hình màu điều khiển ba tia điện tử bắn lên các điểm phát màu tương ứng đỏ, lục, lam trên màn hình.
- Các màu cơ bản trên hoàn trộn với nhau thành hình ảnh màu.
1.11. Hệ thống điện quốc gia
- Khái niệm về hệ thống điện quốc gia: Hệ thống điện quốc gia gồm: Nguồn điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện tronh toàn quốc. Các phần tử được nối với ngau thành một hệ thống để thực hiện quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng.
- Sơ đồ lưới điện quốc gia:
+ Cấp điện áp của lưới điện:
- Lưới điện quốc gia có các cấp điện áp khác nhau như: 800 KW ; 500 KW ; 200 KW ; 110KW ; 66 KW ; 35 KW ; 22 KW ; 10,5 KW ; 6 KW ; 0,4 KW.
- Lưới điện truyền tải từ: 66 KW trở lên.
- Lưới điện phân phối từ: 35 KW trở lên.
+ Sơ đồ lưới điện: Đường dây, máy biến áp… và các nối giữa chúng.
- Vai trò của hệ thống điện quốc gia:
- Hệ thống điện quốc gia có vai trò quan trọng:
- Đảm bảo việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng cung cấp cho các ngành thuộc lĩnh vực công , nông nghiệp và sinh hoạt.
- Đảm bảo cung cấp và phân phối điện với độ tin cậy cao, chất lượng điện tốt, an toàn và kinh tế.
1.12. Mạch điện xoay chiều ba pha.
- Mạch điện xoay chiều ba pha gồm: Nguồn điện, dây dẫn, các tải ba pha.
- Nguồn điện ba pha.
+ Cấu tạo máy phát điện ba pha: Stato: 3 cuộn dây AX, BY, CZ giống nhau đặt lệch 1200.
- AX: Pha A.
- BY: Pha B.
- CZ: Pha C.
- A, B, C: Điểm đầu pha.
- X, Y, Z: Điểm cuối pha.
- Roto: Nam châm điện.
+ Nguyên lí làm việc:
- Khi nam châm quay đều, trong giây cuốn mỗi pha xuất hiện suất điện động xoay chiều một pha.
- Vì 3 cuộn dây giống nhau đặt lệch 1200 nên suất điện động các pha bằng nhau và lệch pha nhau một góc \(2\pi /3\)
- Tải ba pha.
- ZA: Tổng trở pha A
- ZB: Tổng trở pha B
- ZC: Tổng trở pha C
- Cách nối nguồn điện và tải ba pha.
- Nối tam giác: Điểm đầu pha này nối với điểm cuối pha kia.
- Nối hình sao: Nối chung 3 điểm cuối X, Y, Z thành điểm trung tính.
- Sơ đồ mạch điện ba pha.
+Khái niệm:
- Dây pha: Dây nối từ nguồn đến tải.
- Dây trung tính:
- Điện áp dây: Điện áp giữa 2 dây pha.(Ud)
- Điện áp pha: Điện áp giữa điểm đầu và điểm cuối một pha.(Up)
- Dòng điện dây: dđ trên dây pha. (Id)
- Dòng điện pha: dđ trong mỗi pha. (Ip)
- Dòng điện trung tính:(Io)
+ Nguồn nối hình sao, tải nối hình sao.
+ Nguồn và tải nối hình sao có dây trung tính.
+ Nguồn nối hình sao, tải nối hình tam giác.
- Quan hệ giữa đại lượng dây và pha: Xét với tải ba pha đối xứng:
+ Khi nối hình sao: \({I_d} = {\rm{ }}{I_p},{\rm{ }}{U_d} = \sqrt 3 {U_p}\)
+ Khi nối hình tam giác: \( {U_d} = {U_p},{\rm{ }}{I_d} = \sqrt 3 {I_p}\)
- Ưu điểm của mạch điện ba pha bốn dây.
- Tạo ra 2 trị số điện áp khác nhau.
- Điện áp pha trên các tải hầu như vẫn giữ được bình thường, không vượt quá giá trị định mức.
1.13. Máy điện xoay chiều ba pha - Máy biến áp ba pha
a. Khái niệm, phân loại và công dụng của máy phát điện xoay chiều ba pha
- Máy phát điện xoay chiều 3 pha là máy phát điện làm việc với dòng điện xoay chiều 3 pha. Sự là việc của chngs dựa trên nguyên lí cảm ứng điện từ và lực điện từ.
- Phân loại và công dụng: chia thành 2 loại
+ Máy điện tĩnh: khi làm việc không có bộ phận nào chuyển động như máy biến áp, máy biến dòng…
+ Máy điện quay: khi làm việc có bộ phận chuyển động tương đối với nhau và chia thành 2 loại:
- Máy phát điện
- Động cơ điện.
b. Máy biến áp ba pha
- Khái niệm và công dụng:
+ Máy biến áp 3 pha là máy điện tĩnh, dung để biến đổi điện áp của hệ thống nguồn điện xoay chiều ba pha nhưng giữ nguyên tần số.
+ Máy biến áp 3 pha sử dụng chủ yếu trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng, trong các mạng điện xí nghiệp công nghiệp.
+ Máy biến áp tự ngẫu ba pha thường dùng trong các phòng thí nghiệm.
- Cấu tạo: Máy biến áp ba pha gồm hai phần chính là lõi thép và dây quấn.
- Nguyên lí làm việc: Làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
+ Hệ số biến áp pha: \({K_P} = \frac{{{U_{P1}}}}{{{U_{P2}}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
Hệ số biến áp dây: \({K_d} = \frac{{{U_{P1}}}}{{{U_{P2}}}}\)
1.14. Mạng điện sản xuất quy mô nhỏ
a. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu của mạng điện sản xuất quy mô nhỏ
- Mạng điện sản xuất quy mô nhỏ bao gồm :
- Các tổ sản xuất
- Các phân xưởng sản xuất.
- Các xí nghiệp sản xuất nhỏ.
- Với các phụ tải chủ yếu là động cơ điện , các thiết bị điện,máy hàn điện ,thiết bị chiếu sáng.
- Đặc điểm:
- Tải phân phối tập trung.
- Dùng biến áp riêng hặc lấy điện từ đường dây ha áp 380/220v
- Mạng chiếu sáng thường được cung cấp từ đường dây của cơ sở sản xuất
- Yêu cầu:
- Điện năng phải đảm bảo tính liên tục và chất lượng, thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu tần số (50Hz).
- Chỉ tiêu điện áp ± 5%.
- Đảm bảo tính kinh tế.
- Đảm bảo an toàn: các thiết bị dể vận hành, đơn giản, đặc biệt là an toàn cho người sử dụng và thiết bị (thiết bị bảo vệ).
b. Nguyên lý làm việc của mạng điện sản xuất qui mô nhỏ
- Sơ đồ mạng điện sản xuất quy mô nhỏ
- Nguyên lý làm việc:
- Từ trạm biến áp điện được đưa tới các tủ phân phối.
- Từ tủ phân phối qua các áp tô mát tới các tủ động lực ,tủ chiếu sáng.
- Từ tủ động lực và tủ chiếu sáng cấp đện cho các máy móc và chiếu sáng.
- Thao tác đóng điện từ nguồn đến tải (biến áp hạ áp → tủ phân phối → tủ động lực,tủ chiếu sáng.)
- Thao tác cắt điện theo chiều ngược lại (Tủ động lực,tủ chiếu sáng → tủ phân phối → biến áp hạ áp
2. Bài tập minh họa
Bài 1: Từ mạch nguồn chỉnh lưu có tụ lọc đang lấy ra điện một chiều dương (+), nếu muốn đổi lại để lấy ra điện một chiều âm (-) thì phải làm thế nào?
Hướng dẫn giải:
Muốn lấy ra điện áp một chiều âm, ta đổi chiều các điot lại, tức là đảo ngược dấu tất cả các điot, chiều dòng điện sẽ ngược từ dưới lên.
Bài 2: Tại sao trong các máy thu hình lại có thể phát ra cả âm thanh và hình ảnh?
Hướng dẫn giải:
Trong các máy thu hình có thể phát ra cả âm thanh và hình ảnh vì người ta tách riêng tín hiệu hình ảnh (thị tần), và tín hiệu âm thanh (âm tần), sau đó khuếch đại chúng lên rồi đưa ra loa và màn hình để chúng ta xem được cả âm thanh và hình ảnh.
Bài 3: Tại sao khi được cấp điện ba pha, động cơ không đồng bộ ba pha quay được?
Hướng dẫn giải:
Vì khi mắc động cơ vào mạng điện xoay chiều, từ trường quay do stato gây ra làm cho rôto quay trên trục. Chuyển động quay của rôto được trục máy truyền ra ngoài và được sử dụng để vận hành các máy công cụ hoặc các cơ cấu chuyển động khác.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Nêu các phương pháp điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha. Mạch điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều một pha (điều khiển quạt) bằng triac là phương pháp nào trong các phương pháp trên? Tại sao?
Câu 2: Làm thế nào để có thể truyền âm thanh đi xa được? Muốn thu tín hiệu âm thanh của các đài phát thanh phải theo nguyên lí nào?
Câu 3: Một tải ba pha gồm 6 bóng đèn huỳnh quang 220 V 36 W và 3 điện trở 380 V - 0,5 kW được đấu vào mạch ba pha bốn dây 380/220 V.
Câu 4: Tại sao khi được cấp điện ba pha, động cơ không đồng bộ ba pha quay được?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Mạch tạo xung có chức năng :
A. khuếch đại tín hiệu điện về công suất.
B. khuếch đại tín hiệu điện về điện áp.
C. biến đổi năng lượng dao động có dạng xung thành năng lượng điện.
D. biến đổi năng lượng điện thành năng lượng dao động có dạng xung.
Câu 2: Khi thiết kế mạch nguyên lý không cần qua giai đoạn nào sau đây:
A. Tính toán chọn linh kiện hợp lý.
B. Thiết kế và lắp ráp trực tiếp mạch điện ngay từ ban đầu.
C. Đưa ra và chọn lựa phương án hợp lý.
D. Tìm hiểu yêu cầu của mạch thiết kế.
Câu 3: Chức năng nào dưới đây không phải của tranzito:
A. là linh kiện điện tử dùng để tạo sóng.
B. là linh kiện điện tử dùng để tạo xung.
C. là linh kiện điện tử dùng để chỉnh lưu.
D. là linh kiện điện tử dùng để khuếch đại tín hiệu.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của mạch chỉnh lưu cầu?
A. Dễ lọc.
B. Độ gợn sóng nhỏ.
C. Chịu điện áp ngược gấp đôi điện áp làm việc .
D. Tần số sóng là 100Hz.
Câu 5: Mạch điện chỉnh lưu có chức năng:
A. khuếch đại dòng điện và tín hiệu.
B. biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
C. là mạch điện ổn áp.
D. là mạch điện lọc nguồn.
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Ôn tập Công nghệ 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
Qua bài giảng Ôn tập này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
- Hệ thống kiến thức của chương trình.
- Trả lời các câu hỏi phần ôn tập.
- Làm tốt các bài tập trong phần vận dụng.
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 12 Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha - máy biến áp ba pha
- doc Công nghệ 12 Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha
- doc Công nghệ 12 Bài 27: Thực hành: Quan sát và mô tả cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha
- doc Công nghệ 12 Bài 28: Mạng điện sản xuất quy mô nhỏ
- doc Công nghệ 12 Bài 29: Thực hành: Tìm hiểu một mạng điện sản xuất quy mô nhỏ