Lịch sử 10 Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
Giai cấp công nhân ra đời và lớn mạnh cùng với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Do đối lập về quyền lợi, mâu thuẫn giữa tư bản với công nhân nảy sinh và dẫn đến những cuộc đấu tranh giai cấp đầu thời kỳ cận đại. Cùng với lúc đó, một hệ tư tưởng của giai cấp tư sản ra đời -chủ nghĩa xã hội không tưởng. Giai cấp công nhân ra đời và đời sống của họ ra sao? Nội dung những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng? Để nắm và hiểu những nội dung trên, chúng ta cùng tìm hiểu bài “Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân” Lịch sử 10.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự ra đời và tình cảnh của giai cấp vô sản công nghiệp. Những cuộc đấu tranh đầu tiên.
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản.
- Nguồn gốc giai cấp vô sản: Nông dân mất ruộng đất đi làm thuê, thợ thủ công phá sản trở thành công nhân. Giai cấp vô sản ra đời cuối thế kỷ XVIII trước tiên ở Anh.
- Đời sống của giai cấp công nhân:
+ Không có đủ tư liệu sản xuất, làm thuê bán sức lao động của mình.
+ Lao động vất vả nhưng lương chết đói luôn bị đe dọa sa thải.
- Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh.
- Hình thức đấu tranh: Đập phá máy móc, đốt công xưởng, hình thành đấu tranh tự phát đầu tiên của giai cấp công nhân. Phong trào đấu tranh diễn ra từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Đầu tiên ở Anh rồi lan sang các nước khác.
* Kết quả: Phong trào đập phá máy móc không đem lại kết quả gì; mặt khác giai cấp tư sản lại càng tăng cường đàn áp.
* Hạn chế: Nhầm tưởng máy móc là kẻ thù.
* Tác dụng:
+ Phá hoại cơ sở vật chất của tư sản.
+ Công nhân tích lũy thêm được kinh nghiệm đấu tranh.
+ Thành lập được tổ chức công đoàn.
1.2. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở nửa đầu thế kỉ XIX
- Trong những năm 20 - 30 của thế kỉ XIX, đội ngũ công nhân nhiều nước châu Âu ngày càng đông, càng đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.
* Kết quả: Tất cả các phong trào đấu tranh của công nhân đều thất bại.
* Nguyên nhân: Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chưa có đường lối chính sách rõ ràng.
* Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, là tiền đề dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
1.3. Chủ nghĩa xã hội không tưởng
a) Hoàn cảnh ra đời:
Chủ nghĩa tư bản ra đời với những mặt trái của nó
+ Bóc lột tàn nhẫn người lao động của tư sản: cuộc sống người lao động được tình bắng đồng lương chết đói, điều kiện làm việc tồi tệ, tình trạng thất nghiệp và tệ nạn xã hội phổ biến.
+ Những người tư sản tiến bộ thông cảm với nỗi khổ của những người lao động mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn, không có tư hữu bóc lột.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời mà đại diện là: Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp) và Ô-oen (Anh).
b) Tích cực:
- Nhận thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột người lao động.
- Phê phán sâu sắc xã hội tư bản, dự đoán tương lai.
c) Hạn chế - ý nghĩa:
- Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất của chế độ đó.
- Không thấy được vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân.
- Ý nghĩa: Là tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc đó. Cổ vũ nguồn lao động đấu tranh, là tiền đề ra đời chủ nghĩa Mác.
2. Luyện tập
Câu 1: Hãy cho biết nội dung tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Gợi ý trả lời:
- Nội dung tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng: mong muốn xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp hơn không có tư hữu, không có bóc lột.
- Đại biểu xuất sắc là Xanh Xi-mông, Sác-lơ Phu-ri-ê và Rô-be Ô-oen.
+ Xanh xi-mông: Ông kịch liệt phê phán chế độ áp bức bóc lột, kêu gọi xây dựng một xã hội công bằng, trong đó mọi người được thỏa mãn về vật chất và tinh thần.
+ S.Phu-ri-ê: Ông phê phán xã hội tư bản một cách sâu sắc, đề ra kế hoạch cải tạo xã hội bằng việc lập ra những đơn vị lao động, trong đó mọi người lao động có kế hoạch, có thời gian nghỉ ngơi.
+ R.Ô-oen: Ông tổ chức một số công xưởng kiểu mẫu ở Anh, ở Mĩ, trong đó công nhân chỉ làm việc 10 giờ rưỡi một ngày, được trả lương cao và được hưởng phúc lợi tập thể. Ông cũng chủ trương đi đến xã hội chủ nghĩa bằng cách tuyên truyền, thuyết phục và nêu gương.
Câu 2: Những cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức, hồi nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh điều gì?
Gợi ý trả lời:
- Những cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức đều thất bại vì thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng,.
- Tuy nhiên, đã đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, tạo điều kiện quan trọng cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này.
- Phản ánh ý thức đấu tranh giai cấp ngày càng cao.
Câu 3: Những hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân. Ý nghĩa của nó?
Gợi ý trả lời:
* Những hình thức đấu tranh đầu tiên:
- Ban đầu là đấu tranh với hình thức đập phá máy móc, đốt công xưởng. Hình thức đấu tranh tự phát của giai cấp vô sản.
- Sau đó, chuyển qua hình thức bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm và thành lập các nghiệp đoàn.
* Ý nghĩa:
- Thể hiện tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột của công nhân, biểu hiện rõ nét của quy luật có áp bức sẽ có đấu tranh.
- Tuy nhiên, nó còn hạn chế do trình độ và nhận thức của công nhân.
3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân Lịch sử 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
Sau bài học các em cần nắm được những nội dung chính sau đây:
- Sự ra đời và tình cảnh của giai cấp vô sản công nghiệp. Những cuộc đấu tranh đầu tiên, kết quả, hạn chế, tác dụng.
- Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở nửa đầu thế kỉ XIX: những phong trào tiêu biểu, kết quả, nguyên nhân, ý nghĩa.
- Nội dung chính của chủ nghĩa xã hội không tưởng: hoàn cảnh ra đời, tích cực, hạn chế, ý nghĩa.