Công nghệ 8 Bài 46: Máy biến áp một pha

Để biến đổi điện áp 220V thành nguồn điện 110V để các đồ dùng điện có thể sử dụng người ta sử dụng các máy biến áp. Vậy máy biến áp là gì? Chúng có cấu tạo và chức năng như thế nào? Cùng eLib tìm hiểu qua nội dung Bài 46: Máy biến áp một pha

Công nghệ 8 Bài 46: Máy biến áp một pha

1. Tóm tắt lý thuyết

Máy biến áp một pha là thiết bị điện tĩnh dùng để biến đổi điện áp của dòng xoay chiều một pha từ cấp này sang cấp khác mà vẫn giữ nguyên tần số.

Máy biến áp 1 pha dùng trong gia đình

  1. Hai ổ lấy điện ra, 2 vôn kế, 3 ampe kế, 4 nút điều chỉnh, 5 aptomat

1.1. Cấu tạo

- Máy biến áp một pha gồm hai bộ phận chính: Lõi thép và dây quấn.

- Ngoài ra còn có vỏ máy, trên mặt có gắn đồng hồ đo điện, đèn tín hiệu và các núm điều chỉnh.

Cấu tạo máy biến áp một pha

1. Lõi thép, 2. Dây quấn

a. Lõi thép

  • Lõi thép được làm bằng các lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành một khối.
  • Lõi thép dùng để dẫn từ cho máy biến áp.

b. Dây quấn

- Làm bằng dây điện từ được quấn quanh lõi thép.

- Máy biến áp một pha thường có hai cuộn dây quấn.

  • Dây quấn sơ cấp: Nối với nguồn điện, có điện áp là U1 và số vòng dây là N1
  • Dây quấn thứ cấp: Lấy điện ra, có điện áp là U2 và số vòng dây là N2

Sơ đồ cấu tạo máy biến áp một pha

1. Dây quấn sơ cấp, 2. Dây quấn thứ cấp, 3. Lõi thép

1.2. Nguyên lí làm việc

Kí hiệu máy biến áp   

1. Dây quấn sơ cấp, 2. Dây quấn thứ cấp, 3. Lõi thép

- Nối hai đầu dây quấn sơ cấp với nguồn điện có điện áp U1, trong dây quấn sơ cấp có dòng điện, nhờ có cảm ứng điện từ giữa dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp, ở hai đầu dây quấn thứ cấp có điện áp U2.

- Tỉ số giữa điện áp sơ cấp và thứ cấp bằng tỉ số giữa số vòng dây của chúng.

\(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} = k\)

+ k: Hệ số của biến áp

- Điện áp lấy ra ở thứ cấp U2

\({U_2} = {U_1}\frac{{{N_2}}}{{{N_1}}}\)

- Hệ số biến áp k là tỉ số giữa điện áp sơ cấp và thứ cấp hay là tỉ số giữa số vòng dây của chúng. Mối quan hệ giữa chúng là tỉ lệ nghịch.

  • U2> U1 biến áp tăng N2 > N1
  • U2< U1 biến áp giảm N2 < N1

1.3. Các số liệu kĩ thuật

  • Công suất đinh mức: Pđm (VA, KVA)
  • Điện áp định mức: Uđm (V, KV)
  • Dòng điện áp định mức: Iđm (A, KA)

1.4. Sử dụng 

  • Điện áp đưa vào không được lớn hơn điện áp định mức.
  • Không để máy biến áp làm việc quá công suất định mức.
  • Đặt máy biến áp nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng gió, ít bụi.
  • Thường xuyên vệ sinh và kiểm tra cách điện

Một số máy biến áp

2. Luyện tập

Câu 1: Chức năng của máy biến áp là gì?

Gợi ý trả lời

Chức năng của máy biến áp là biến đổi điện áp

Câu 2: Một máy biến áp giảm áp có U1= 220 v, U2= 110 v, số vòng dây N1 = 460 vòng, N2=230 vòng. khi điện áp sơ cấp giảm, U1=160 v, để giữ U2=110 v không đổi, nếu số vòng dây N2 không đổi thì phải điều chỉnh cho N1 bằng bao nhiêu?

- Giả thiết:

  • U1 =220 (V), U2 =110 (V)= u2
  • N1 = 460 (vòng), N2 = 230 (vòng),
  • U1’ = 160 (V)

- Kết luận:

N1’? (N2 không đổi)

Gợi ý trả lời

- Theo công thức:

\(\begin{array}{l}
\frac{{{u_{1'}}}}{{{u_{_{_2}}}}} = \frac{{{N_{1'}}}}{{{N_2}}} =  > {N_{1'}} = {u_{1'}}\frac{{{N_2}}}{{{u_2}}}\\
 =  > {N_{1'}} = 160\frac{{230}}{{110}} = 334
\end{array}\)

Vậy số vòng của cuộn sơ cấp là 334 vòng.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

- Hiểu cấu tạo của máy biến áp.

- Hiểu chức năng và cách sử dụng máy biến áp một pha.

- Vận hành được máy biến áp một pha.

Ngày:18/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM