Công nghệ 8 Bài 49: Thực hành: Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình
Nhằm giúp các em có thể hiểu và biết cách tính toán điện năng tiêu thụ của các đồ dùng điện trong gia đình eLib xin giới thiệu nội dung Bài 49: Thực hành: Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện
- Điện năng là công của dòng điện
- Công thức tính điện năng: A = P.t
- Để tính điện năng tiêu thụ của các đồ dùng điện trong ngày cần biết các đại lượng sau:
- Thời gian làm việc (t).
- Công suất điện (P).
- Điện năng tiêu thụ trong thời gian t (A).
- Lưu ý:
- Nếu P (W), t (h) thì A(Wh).
- Nếu P (kW), t(h) thì A (kWh) (Khi điện năng tiêu thụ lớn).
- 1 KWh = 1000wh.
- Ví dụ: Tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn 220v-40w trong một tháng (30 ngày), mỗi ngày sử dụng 4 giờ. Công suất của bóng đèn là P=40w.
- Thời gian sử dụng trong một tháng tính thành giờ là: t=4giờ x 30ngày= 120giờtháng
- Điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong một tháng là:
A=P t=40w x 120giờtháng
=4800Wh=4,8kWh
1.2. Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình
Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình gồm 3 bước:
- Bước 1: Quan sát, tìm hiểu công suất điện và thời gian sử dụng trong một ngày của đồ dùng điện trong gia đình.
- Liệt kê tên đồ dùng, công suất điện, số lượng, thời gian sử dụng trong một ngày của các đồ dùng điện trong gia đình vào bảng báo cáo thực hành.
- Tính tiêu thụ điện năng của mỗi đồ dùng điện trong một ngày và ghi vào cột cuối cùngcủa bảng báo cáo thực hành.
- Bước 2: Tính tiêu thụ điện năng của gia đình trong một ngày bằng tổng điện năng tiêu thụ của tất cả đồ dùng điện cột cuối.
- Bước 3: Tính tiêu thụ điện năng của gia đình trong một tháng bằng tổng điện năng tiêu thụ các ngày trong tháng và ghi vào báo cáo thực hành.
- Tính điện năng tiêu thụ trong một tháng (30 ngày) của các đồ dùng điện sau:
- Tính tiêu thụ điện năng của mỗi đồ dùng điện trong một ngày theo công thức: Ađdđ=P x sl x tg
- Ví dụ: Tiêu thụ điện năng của nồi cơm điện: 500 x 1 x 2=1.000Wh
- Kết quả:
- Tính tiêu thụ điện năng của gia đình trong một ngày bằng tổng tiêu thụ điện năng của tất cả đồ dùng điện cột cuối.
Tiêu thụ điện năng của gia đình trong ngày: AGĐN = 1.000 + 360 + 3.000 + 300 + 132 + 2.160 = 6.952 Wh.
- Tính tiêu thụ điện năng của gia đình trong một tháng bằng tổng tiêu thụ điện năng các ngày trong tháng.
Tính điện năng tiêu thụ của gia đình trong tháng:
AGĐT= 6.952 Wh x 30 ngày = 208.560 Wh
AGĐT = 208,56 kWh
1.3. Báo cáo thực hành
Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình
- Tiêu thụ điện năng của 2 bóng đèn trong ngày là: Atbn= 2.P.t=2.60.2=240(Wh)
- Tiêu thụ điện năng của gia đình trong ngày là:
An =240+1.440+520+320+2.880+280+10.00+630+125+50 An=7.485(Wh)
- Tiêu thụ điện năng của gia đình trong tháng (30 ngày) là:
At =30x7.485=224.550(Wh)=224,55 kWh
2. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nắm được công thức tính điện năng tiêu thụ trong gia đình.
- Nắm vững cấu tạo của quạt điện, động cơ điện một pha.
- Hiểu các số liệu kĩ thuật của động cơ và quạt điện.
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 8 Bài 36: Vật liệu kỹ thuật điện
- doc Công nghệ 8 Bài 37: Phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện
- doc Công nghệ 8 Bài 38: Đồ dùng loại điện quang. Đèn sợi đốt
- doc Công nghệ 8 Bài 39: Đèn huỳnh quang
- doc Công nghệ 8 Bài 40: Thực hành: Đèn ống huỳnh quang
- doc Công nghệ 8 Bài 41: Đồ dùng loại điện- nhiệt. Bàn là điện
- doc Công nghệ 8 Bài 42: Bếp điện, nồi cơm điện
- doc Công nghệ 8 Bài 43: Thực hành: Bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện
- doc Công nghệ 8 Bài 44: Đồ dùng loại điện cơ quạt điện, máy bơm nước
- doc Công nghệ 8 Bài 45: Thực hành: Quạt điện
- doc Công nghệ 8 Bài 46: Máy biến áp một pha
- doc Công nghệ 8 Bài 47: Thực hành máy biến áp
- doc Công nghệ 8 Bài 48: Sử dụng hợp lí điện năng