Giải bài tập SBT Vật lý 7 Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện

Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SBT Vật lý 7 Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện được eLib biên soạn và tổng hợp dưới đây, mời các em học sinh cùng tham khảo.

Giải bài tập SBT Vật lý 7 Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện

1. Giải bài 21.1 trang 48 SBT Vật lý 7

Kẻ đoạn thẳng nối mỗi điểm ở cột bên phải với một điểm ở cột bên trái trong bảng dưới đây để chỉ ra sự tương ứng giữa mỗi bộ phận mạch điện và kí hiệu sơ đồ của nó:

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức về kí hiệu một số bộ phận trong mạch điện để xác định kí hiệu của:

- Bóng đèn

- Nguồn điện

- Dây dẫn

- Công tắc điện

- Hai nguồn điện mắc liên tiếp

Hướng dẫn giải

2. Giải bài 21.2 trang 48 SBT Vật lý 7

Hãy vẽ sơ đồ cho mạch điện hình 21.1, hình 21.2 và vẽ thêm mũi tên vào mỗi sơ đồ để chỉ chiều dòng điện chạy trong mạch đó khi công tắc đóng.

Phương pháp giải

Cần nắm được kí hiệu một số bộ phận mạch điện và quy ước chiều dòng điện để vẽ sơ đồ mạch điện theo yêu cầu trong hai hình trên

Hướng dẫn giải

Trong sơ đồ hình 21.1, dòng điện có chiều đi ra từ cực dương và đi vào cực âm.

3. Giải bài 21.3 trang 49 SBT Vật lý 7

Ở nhiều xe đạp, người ta lắp một nguồn điện (đinamô) để thắp sáng đèn. Nếu quan sát, ta chỉ thấy có một dây dẫn nối từ đinamô tới bóng đèn.

a) Vì sao đèn vẫn sáng khi đinamô hoạt động?

b) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện từ đinamô tới đèn trước của xe đạp

Phương pháp giải

a) Để giải thích vì sao đèn vẫn sáng khi đinamô hoạt động, ta cần nắm được nguyên lí hoạt động của đinamo như một mạch điện kín

b) Dựa vào nguyên lí hoạt động của đinamô và kiến thức về sơ đồ mạch điện và kí hiệu các bộ phận để vẽ sơ đồ

Hướng dẫn giải

a. Đèn vẫn sáng khi đinamô hoạt động vì: dây thứ hai chính là khung xe đạp (thường bằng sắt) nối cực thứ hai của đinamô (vỏ của đinamô) với đầu thứ hai của bóng đèn, còn dây thứ nhất thì được nối trực tiếp từ đinamô tới bóng đèn.

b. Sơ đồ mạch điện từ đinamô tới đèn trước của xe đạp

Chú ý: đinamô có cực dương và âm thay đổi luân phiên (theo nguồn xoay chiều)

4. Giải bài 21.4 trang 49 SBT Vật lý 7

Sơ đồ của mạch điện là gì?

A. Là ảnh chụp mạch điện thật

B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện

C. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó

D. Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ

Phương pháp giải

Dựa vào định nghĩa sơ đồ mạch điện: Sơ đồ của mạch điện là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện.

Hướng dẫn giải

Sơ đồ của mạch điện là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện.

Chọn B

5. Giải bài 21.5 trang 49 SBT Vật lý 7

Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước như thế nào?

A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín

B. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín

C. Chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch

D. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức về quy ước chiều dòng điện trong mạch điện kín để chọn đáp án thích hợp

Hướng dẫn giải

Quy ước về chiều dòng điện: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện

Chọn D

6. Giải bài 21.6 trang 49 SBT Vật lý 7

Mũi tên trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây (hình 21.3) chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện?

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần nắm được quy ước chiều dòng điện: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện

Hướng dẫn giải

Vì chiều của dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.

Trong hình B dòng điện đi ra từ 2 cực nên không chính xác, hình C dòng điện đi từ cực âm qua cực dương bị ngược chiều nên không đúng, cuối cùng là hình D dòng điện đi về cả 2 cực điều này cũng không đúng.

Nên chỉ có đáp án A là đáp án chính xác.

Chọn A

7. Giải bài 21.7 trang 49 SBT Vật lý 7

Xét mạch điện kín với các dây dẫn bằng đồng. Hỏi:

a) Khi có dòng điện chạy trong mạch kín này thì các êlectron tự do trong dây dẫn dịch chuyển có hướng từ cực nào sang cực nào của nguồn điện?

b) Chiều dịch chuyển có hướng của các êlectron trong câu trên là chiều nào? cùng chiều hay ngược chiều với quy ước của dòng điện?

Phương pháp giải

a) Cần nắm được hướng dịch chuyển của  các êlectron tự do trong dây dẫn

b) Dựa vào lí thuyết quy ước chiều dòng điện để xác định chiều dịch chuyển có hướng của các êlectron trong câu trên

Hướng dẫn giải

a) Các êlectrôn tự do trong dây dẫn dịch chuyển có hướng từ cực âm qua các vật sang cực dương của nguồn điện.

b) Chiều dịch chuyển có hướng của các êlectrôn trong câu trên là ngược chiều với chiều quy ước của dòng điện

Ngày:30/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM