Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
Giải bài tập SGK Địa lí 12 bài 21 được eLib sưu tầm và tổng hợp dưới đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí 12. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 92 SGK Địa lí 12
Nền nông nghịêp nhịêt đới có những thuận lợi và khó khăn gì? Hãy cho ví dụ chứng minh rằng nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.
Phương pháp giải
- Dựa vào đặc điểm khí hậu, đất và địa hình để chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghịêp nhịêt đới.
- Dựa vào các hoạt động về khai thác tính mùa vụ, trao đổi nông sản, đẩy mạnh sản xuất để chứng minh rằng nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.
Gợi ý trả lời
- Thuận lợi:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phân hóa rõ rệt tạo nên sự đa dạng về cơ cấu mùa vụ và sản phẩm nông nghiệp.
+ Trung du và miền núi có thế mạnh trồng cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
+ Ở đồng bằng thuận lợi trồng cây ngắn ngày, thâm canh tăng vụ và nuôi trồng thủy sản.
+ Sự chuyên môn hóa thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm nông nghiệp giữa các vùng.
- Khó khăn:
+ Tính bấp bênh của nông nghiệp nhiệt đới.
+ Nhiều thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi.
+ Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp.
- Chứng minh rằng nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.
+ Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.
+ Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng với việc đưa vào các giống ngắn ngày, chịu sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão lũ hay hạn hán.
+ Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản.
+ Việc trao đổi nông sản khắp các vùng trong cả nước, nhờ thế mà hiệu quả sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng.
+ Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu: rau cao cấp vụ đông xuất khẩu sang các nước cùng vĩ độ, hoa quả đặc sản nhiệt đới của các vùng miền, các loại cây công nghiệp cho giá trị cao.
2. Giải bài 2 trang 92 SGK Địa lí 12
Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa.
Phương pháp giải
Dựa vào các tiêu chí như quy mô sản xuất, mục đích, phương thức sản xuất, năng suất, mối quan tâm của người sản xuất và phân bố của nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa, từ đó tìm ra điểm khác nhau để so sánh.
Gợi ý trả lời
3. Giải bài 3 trang 92 SGK Địa lí 12
Cho bảng số liệu sau:
Hãy phân tích bảng số liệu để thấy rõ đặc điểm cơ cấu trang trại của cả nước và hai vùng kể trên. Nhận xét và giải thích về sự phát triển của một số loại trang trại tiêu biểu ở Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long, năm 2006.
Phương pháp giải
- Dựa vào số liệu đã cho và kĩ năng phân tích số liệu để chỉ ra đặc điểm cơ cấu trang trại của cả nước và hai vùng kể trên.
- Từ kiến thức đã học và sự phân tích ở trên để nhận xét và giải thích ề sự phát triển của một số loại trang trại tiêu biểu ở Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Gợi ý trả lời
- Phân tích bảng số liệu:
+ Cả nước có tổng số trang trại lên tới 113730 (trang trại), trong đó:
- Chiếm số lượng nhiều nhất là trang trại nuôi trồng thủy sản (34202 trang trại)
- Thứ hai là trang trại trồng cây hàng năm với 32611 trang trại.
- Trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm số lượng nhiều thứ ba (18206 trang trại). Số lượng ít nhất là các trang trại chăn nuôi (16708 trang trại).
+ Vùng Đông Nam Bộ:
- Số lượng nhiều nhất là trại trồng cây công nghiệp lâu năm (8188 trong tổng số 14054 trang trại).
- Tiếp đến là số lượng trang trại chăn nuôi (3003 trang trại).
- Trang trại nuôi trồng thủy sản có số lượng ít nhất.
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long:
- Chiếm số lượng nhiều nhất là trang trại nuôi trồng thủy sản (25147 trang trại).
- Thứ hai là trang trại trồng cây hàng năm (24425 trang trại).
- Số lượng ít nhất là các trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm (175 trang trại).
- Nhận xét và giải thích:
+ Đông Nam Bộ:
- Có thế mạnh về địa hình, đất, khí hậu để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn của cả nước. Vì vậy vùng phát triển mạnh các trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm (các nông sản quan trọng: hồ tiêu, điều, cà phê, cao su).
- Tiếp đến là trang trại chăn nuôi, vì ở đây có nhiều đồng cỏ, ngoài ra còn có nguồn thức ăn khá dồi dào từ hoa màu lương thực, phụ phẩm của ngành thủy sản và thức ăn chế biến công nghiệp.
+ Đồng bằng sông Cửu Long:
- Vùng có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước (sông ngòi kênh rạch chằng chịt, đường bờ biển dài với nhiều bãi nước lợ, rừng ngập mặn...) vì vậy vùng có số lượng trang trại nuôi trồng thủy sản lớn nhất.
- Là vùng đồng bằng châu thổ phù sa màu mỡ và rộng lớn, khí hậu, nguồn nước thuận lợi, đây còn là vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn thứ hai của cả nước (trang trại trồng cây hàng năm nhiều thứ hai).
Tham khảo thêm