Giải bài tập SBT Lịch Sử 10 Bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy

Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung giải bài 13 SBT Lịch Sử 10 dưới đây. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, chi tiết, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt.

Giải bài tập SBT Lịch Sử 10 Bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy

1. Giải bài 1 trang 56 SBT Lịch sử 10

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Dấu tích Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta có niên đại cách ngày nay

A. khoảng 30 – 40 vạn năm.              

B. khoảng 10-20 vạn năm.                

C. khoảng 5 000 – 1 vạn năm.

D. khoảng 7 000 – 1 vạn năm.

2. Để chế tác công cụ lao động, Người tối cổ đã sử dụng nguyên liệu chủ yếu là

A. sắt.                           

B. đồng.     

C. gỗ.                   

D. đá.

3. Người tối cổ sinh sống theo phương thức

A. sống tập trung trong các bản làng, do già làng đứng đầu.

B. sống theo từng nhóm gần sông, suối, do một người cao tuổi đứng đầu

C. từng gia đình nhỏ sống riêng rẽ trong các hang động gần nguồn nước.

D. sống thành từng bầy, lấy săn bắt và hái lượm làm nguồn sống chính.

4. Đặc điểm của công cụ do Người tối cổ chế tác là

A. công cụ bằng đá, ghè đẽo thô sơ.

B. công cụ bằng đá, được ghè đẽo cẩn thận.

C. công cụ bằng kim loại chiếm đa số.

D. công cụ chủ yếu được làm bằng tre, gỗ, xương, sừng.

5. Điểm khác biệt trong phương thức sinh hoạt của cư dân văn hoá Hoà Bình so với cư dân văn hoá Sơn Vi là

A. sống trong các thị tộc, bộ lạc.

B. sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước.

C. lấy hái lượm, sản bắt làm nguồn sổng chính.

D. bên cạnh hái lượm, săn bắt, còn biết trổng các loại rau, củ, cây ăn quả.

6. Những di tích được phát hiện ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hoà thuộc

A. văn hoá ốc Eo.           

B. văn hoá Hoà Bình.      

C. văn hoá Sa Huỳnh.

D. văn hoá Sơn Vi.

7. Trong di tích văn hoá khảo cổ học nào tìm thấy nhiều cục đồng, xỉ đồng?

A. Văn hoá Sa Huỳnh.              

B. Văn hoá Phùng Nguyên.      

C. Văn hoá Đồng Nai.

D. Văn hoá Hoa Lộc.

8. Nền văn hoá nào sau đây không thuộc thời đá mới?

A. Văn hoá Hoà Bình.              

B. Văn hoá Sơn Vi.                 

C. Văn hoá Phùng Nguyên.

D. Văn hoá Bắc Sơn.

9. Những biểu hiện của cách mạng đá mới ở Việt Nam là

A. con người biết đến kĩ thuật mài, cưa, khoan đá và làm gốm, năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Phần lớn cư dân bước vào giai đoạn trồng lúa dùng cuốc đá. Dân số gia tăng, việc trao đổi giữa các thị tộc, bộ lạc được đẩy mạnh

B. sức kéo của trâu bò được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp, năng suất .lao động không ngừng tăng lên

C. đổ gốm dẩn dần chiếm lĩnh, thay thế cho đồ đá

D. dân số gia tăng, địa bàn cư trú được mở rộng.

10. Cách ngày nay khoảng 3000 - 4000 năm, biến chuyển lớn lao trong đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước ta là

A. các bộ lạc sống rải rác trên đất nước ta không ngừng cải tiến kĩ thuật chế tác đá, làm ra nhiều vật dụng phục vụ sinh hoạt và lao động.

B. trên cơ sở trình độ phát triển cao của kĩ thuật chế tác đá và làm gốm, con người thời kì này đã biết khai thác, sử dụng nguyên liệu đổng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ và các vật dụng trong cuộc sống. Nghề nông trồng lúa nước trở nên phổ biến.

C. đồ gốm dẩn dần chiếm lĩnh, thay thế cho đồ đá. Con người duy trì cuộc sống trong hang động để tránh thú dữ và cái rét.

D. dân số gia tăng, địa bàn cư trú được mở rộng ra nhiều địa phương trong cả nước. Săn bắn, hái lượm vấn là nguồn cung cấp thức ăn chủ yếu cho con người.

11. Sự giống nhau trong hoạt động kinh tế chính của cư dân Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai là

A. nghề chế tác đá tiếp tục hoàn thiện và phát triển.

B. trên cơ sở trình độ phát triển cao của kĩ thuật chế tác đá và làm gốm, con người thời kì này đã biết khai thác, sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ và các vật dụng trong cuộc sống.

C. nghề nông trồng lúa nước trở nên phổ biến và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

D. săn bắn, hái lượm vẫn là nguồn cung cấp thức ăn chủ yếu cho con người, bên cạnh đó, con người còn làm các nghề thủ công.

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã học và xem lại mục 1. Những dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam, mục 2. Sự hình thành và phát triển của Công xã thị tộc và mục 3. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước được trình bày ở bài 13 SGK Lịch Sử 10 để phân tích, đưa ra lựa chọn phù hợp.

Gợi ý trả lời

1.A            2.D               3.D               4.A                 5.D

6.C            7A                8.A                9.B                10.B                11.A

2. Giải bài 2 trang 58 SBT Lịch sử 10

Hãy điền chữ Đ vào ô ☐ trước ý đúng hoặc chữ S vào ☐ trước ý sai.

☐ Dấu tích của văn hoá sơ kì đá mới được tìm thấy ở Hoà Bình, Bắc Sơn và nhiều nơi khác trên đất nước ta có niên đại cách ngày nay khoảng 6 000 - 12 000 năm.

☐ Cư dân văn hoá Hoà Bỉnh, Bắc Sơn sống định cư lâu dài trong các hang động, mái đá gần nguồn nước, hợp thành các thị tộc, bộ lạc.

☐ Từ thời văn hoá Hoà Bình, nông nghiệp đă rất phát triển, đặc biệt là nghễ nông trồng lúa nước.

☐ Người Hoà Bình, Bắc Sơn đã biết đến kĩ thuật mài trong chế tác công cụ đá.

☐ Người Hoà Bình lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính.

☐ Cư dân Bắc Sơn biết làm gốm trước tiên. Họ nhào đất sét với cát để làm gốm không bị rạn nứt.

☐ Ngoài săn bắt, hái lượm, cư dân Hoà Bình đã biết đến nông nghiệp trồng rau, củ.

☐ Văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn được coi là đặc trưng cho thời sơ kỉ đá mới ở nước ta.

☐ Di tích của văn hoá Bắc Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn.

☐ Cuộc sống vật chất và tinh thần của cư dân Hoà Bình, Bắc Sơn từng bước được nâng cao hơn so với các giai đoạn trước đó.

Phương pháp giải

Xem lại mục 2. Sự hình thành và phát triển của Công xã thị tộc được trình bày ở bài 13 SGK Lịch Sử 10 và các kiến thức đã học để phân tích điểm đúng, điểm sai.

Gợi ý trả lời

Đ. Dấu tích của văn hoá sơ kì đá mới được tìm thấy ở Hoà Bình, Bắc Sơn và nhiều nơi khác trên đất nước ta có niên đại cách ngày nay khoảng 6 000 - 12 000 năm.

Đ. Cư dân văn hoá Hoà Bỉnh, Bắc Sơn sống định.cư lâu dài trong các hang động, mái đá gần nguồn nước, hợp thành các thị tộc, bộ lạc.

S. Từ thời văn hoá Hoà Bình, nông nghiệp đă rất phát triển, đặc biệt là nghề nông trồng lúa nước

Đ. Người Hoà Bình, Bắc Sơn đã biết đến kĩ thuật mài trong chế tác công cụ đá

Đ. Người Hoà Bình lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính

S. Cư dân Bắc Sơn biết làm gốm trước tiên. Họ nhào đất sét với cát để làm gốm không bị rạn nứt

Đ. Ngoài săn bắt, hái lượm, cư dân Hoà Bình đã biết đến nông nghiệp trồng rau, củ.

Đ. Văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn được coi là đặc trưng cho thời sơ kỉ đá mới ở nước ta.

S. Di tích của văn hoá Bắc Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn.

Đ. Cuộc sống vật chất và tinh thần của cư dân Hoà Bình, Bắc Sơn từng bước được nâng cao hơn so với các giai đoạn trước đó.

3. Giải bài 3 trang 58 SBT Lịch sử 10

Em hãy kể tên một vài địa danh phát hiện được dấu tích của Người tinh khôn trên đất nước ta.

Phương pháp giải

Từ hiểu biết của bản thân và nội dung chính về Sự hình thành và phát triển của Công xã thị tộc được trình bày ở bài 13 SGK Lịch Sử 10 để trả lời.

Gợi ý trả lời

Những địa danh phát hiện dấu tích của Người tinh khôn trên đất nước ta: Hang động Ngườm ở Võ Nhai - Thái Nguyên; Sơn Vi ở Lâm Thao - Phú Thọ. Hoặc một số tỉnh thành khác như ở Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An,...

4. Giải bài 4 trang 59 SBT Lịch sử 10

Ở Việt Nam có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào cho người nguyên thuỷ tồn tại và phát triển?

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức về Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước được trình bày ở bài 13 SGK Lịch Sử 10 để trả lời

Gợi ý trả lời

Những điều kiện tự nhiên ở Việt Nam thuận lợi cho người nguyên thuỷ tồn tại và phát triển:

- Vị trí địa lí: nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi nối giữa các châu lục: Á, Âu, Phi,

- Đất đai màu mỡ, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều sông ngòi,...

→ Thuận lợi cho sự tụ cư, sinh sống và phát triển của con người nguyên thuỷ và sự tiếp xúc văn hóa lớn.

- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều,... thích hợp cho cuộc sống con người, con người dễ thích nghi.

5. Giải bài 5 trang 59 SBT Lịch sử 10

Mở đầu thời đại đồ đồng ở Việt Nam là chủ nhân của nền văn hoá nào? Nêu những nét khái quát về cuộc sống của họ.

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức về Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước được trình bày ở bài 13 SGK Lịch Sử 10 để trả lời

Gợi ý trả lời

* Mở đầu thời đại đồ đồng ở Việt Nam là chủ nhân của nền văn hoá Phùng Nguyên.

* Khái quát về cuộc sống của cư dân văn hóa Phùng Nguyên:

- Niên đại: cách nay khoảng 3.000 - 4.000 năm.

- Địa bàn cư trú: trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng Bắc Bộ ngày nay.

- Công cụ lao động: chủ yếu bằng đá, tre, gỗ, xương,... Ngoài ra còn có công cụ bằng đồng thau.

- Hoạt động kinh tế: nông nghiệp lúa nước, chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm.

- Tổ chức xã hội: họ sống định cư lâu dài trong các công xã thị tộc mẫu hệ.

6. Giải bài 6 trang 59 SBT Lịch sử 10

Việc sử dụng nguyên liệu đồng và biết đến thuật luyện kim của các bộ lạc trên đất nước ta cách ngày nay khoảng 3000 - 4000 năm có ý nghĩa như thế nào? 

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục 3. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước được trình bày ở bài 13 SGK Lịch Sử 10 để trả lời.

Gợi ý trả lời

Việc sử dụng nguyên liệu đồng và biết đến thuật luyện kim của các bộ lạc trên đất nước ta cách ngày nay khoảng 3000 - 4000 năm có ý nghĩa:

- Mặc dù công cụ lao động bằng đồng còn chiếm một tỉ lệ nhỏ trong số các công cụ lao động song đã tạo tiền đề cho bước phát triển mạnh mẽ về vật chất và tinh thần của con người lúc bấy giờ.

- Thuật luyện kim ra đời đã dẫn đến một cuộc cách mạng về công cụ lao động, làm cho năng suất lao động cao hơn, tạo điều kiện cho con người khai phá đất đai, mở rộng địa bàn cư trú, phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước và các nghề thủ công.

- Kim loại ra đời đã dẫn đến những thay đổi quan trọng trong xã hội như sự thay đổi vai trò trong gia đình giữa đàn ông và phụ nữ, làm cho sự phân hoá xã hội sâu sắc hơn và đây là yếu tố dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ ở nước ta để chuẩn bị đưa con người sang một thời đại mới.

7. Giải bài 7 trang 60 SBT Lịch sử 10

Hoạt động kinh tế của cư dân Phùng Nguyên có điểm gì giống và khác so với cư dân văn hoá Hoà Bình?

- Điểm giống:

- Điểm khác:

+ Cư dân Hoà Bình:

+ Cư dân Phùng Nguyên:

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục 3. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước được trình bày ở bài 13 SGK Lịch Sử 10 để so sánh.

Gợi ý trả lời

* Điểm giống: Đều đã sống định cư lâu dài, biết trồng trọt.

* Điểm khác:

- Cư dân Hoà Bình:

+ Hoạt động kinh tế: Lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính. Ngoài ra, họ còn biết trồng các loại rau, củ, cây ăn quả, đánh cá, chăn nuôi.

+ Công cụ lao động: bằng đá được ghè đẽo, công cụ bằng tre, xương, gỗ.

→ Một nền nông nghiệp sơ khai đã bắt đầu từ thời văn hoá Hoà Bình.

- Cư dân Phùng Nguyên:

+ Hoạt động kinh tế: Nông nghiệp trồng lúa nước, sống định cư lâu dài trong các công xã thị tộc mẫu hệ. Họ làm gốm bằng bàn xoay, sử dụng các nguyên liệu tre, gỗ, xương để làm đồ dùng, biết xe chỉ, dệt vải và chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà.

+ Công cụ lao động: Chủ yếu bằng đá có kĩ thuật chế tác cao.

+ Trong các di chỉ thời Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều cụ đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng → Cư dân văn hóa Phùng Nguyên là những người mở đầu thời đại đồng thau ở Việt Nam.

8. Giải bài 8 trang 60 SBT Lịch sử 10

Tại sao nói cư dân văn hoá Hoà Bình đã biết đến nông nghiệp sơ khai?

Phương pháp giải

Xem lại mục 2. Sự hình thành và phát triển của Công xã thị tộc được trình bày ở bài 13 SGK Lịch Sử 10 để phân tích, giải thích.

Gợi ý trả lời

Cư dân văn hoá Hoà Bình đã biết đến nông nghiệp sơ khai vì:

- Họ lấy sắn bắt, hái lượm làm hoạt động sản xuất chính; Ngoài ra, họ còn biết trồng các loại rau, củ, cây ăn quả, đánh cá, chăn nuôi.

- Sử dụng công cụ lao động: bằng đá được ghè đẽo, công cụ bằng tre, xương, gỗ.

- So với các thời kì trước chưa xuất hiện các hình thức sản xuất nông nghiệp.

→ Một nền nông nghiệp sơ khai đã bắt đầu từ thời văn hoá Hoà Bình.

9. Giải bài 9 trang 60 SBT Lịch sử 10

Theo em, khi nào xã hội nguyên thuỷ bắt đầu có sự chuyển biến sang thời đại mới? Tại sao?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục 2. Sự hình thành và phát triển của Công xã thị tộc và mục 3. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước được trình bày ở bài 13 SGK Lịch Sử 10 để phân tích, giải thích.

Gợi ý trả lời

- Xã hội nguyên thuỷ bắt đầu có sự chuyển biến sang thời đại mới khi xã hội có sự phân hóa giai cấp.

- Vì:

+ Cuộc sống của Người tinh khôn ở buổi ban đầu tuy có khá hơn so với Người tối cổ song họ cũng chỉ mới biết dùng đá để chế tạo công cụ lao động. Công cụ đá, dù được cải tiến không ngừng nhưng không thể đem lại năng suất lao động cao. Đến khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN, con người phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tạo công cụ.

→ Nhờ công cụ bằng kim loại mà năng suất lao động tăng lên, tạo ra sản phẩm dư thừa. Một số người có khả năng lao động giỏi hơn, hoặc lợi dụng uy tín của mình để chiếm đoạt một phần của cải dư thừa và trở nên giàu có → Xã hội có sự phân hóa giàu - nghèo.

→ Chế độ "làm chung, ăn chung, hưởng chung" ở thời kì công xã thị tộc bị phá vỡ. Xã hội nguyên thủy dần tan rã, nhường chỗ cho xã hội có giai cấp đầu tiên - xã hội cổ đại.

Ngày:22/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM