Giải bài tập SBT Lịch Sử 10 Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII

Giải bài tập SBT Lịch sử 10 Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII được eLib sưu tầm và đăng tải, tổng hợp. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sử lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Lịch Sử 10 Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII

1. Giải bài 1 trang 107 SBT Lịch sử 10

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Tôn giáo giữ địa vị thống trị ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là

A. Đạo giáo           

B. Nho giáo         

C. Phật giáo         

D. Thiên Chúa giáo

2. Trong các thế kỉ XVI - XVIII, tôn giáo nào mới được truyền bá vào Việt Nam?

A. Nho giáo.               

B. Đạo giáo.               

C. Phật giáo

D. Thiên Chúa giáo.

3. Tôn giáo đó được truyền bá vào nước ta thông qua

A. thương nhân phương Tây.

B. giáo sĩ phương Tây.

C. thương nhân Trung Quốc.

D. giáo sĩ Nhật Bản.

4. Cơ sở để khẳng định trong các thế kỉ XVI - XVIII, Thiên Chúa giáo đã trở thành một tôn giáo lan truyền trong cả nước là

A. nhân dân không coi trọng Nho giáo như trước nữa.

B. số người theo Thiên Chúa giáo ngày càng đông.

C. nhà thờ Thiên Chúa giáo mọc lên ở nhiều nơi.

D. nhà nước phong kiến cho phép các giáo sĩ nước ngoài tự do truyền đạo.

5. Chữ Quốc ngữ xuất hiện ở nước ta từ thời gian nào và có đặc điểm gì?

A. Từ thế kỉ XVI, theo mẫu chữ Nôm

B. Từ giữa thế kỉ XVII, theo mẫu tự Latinh.

C. Từ thế kỉ XVIII, theo mẫu tự tượng hình.

D. Từ đầu thế kỉ XX, theo mẫu tự tượng ý.

6. Nội dung giáo dục ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII chủ ỵếu là

A. các môn khoa học tự nhiên.

B. kinh, sử.

C. giáo lí Nho giáo.

D. giáo lí Phật giáo

7. Chữ Nôm được đưa vào nội dung thi cử từ

A. triều Mạc.

B. triều Lê - Trịnh.

C. triều Nguyễn.

D. triều Tây Sơn.

8. Khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVI - XVIII không có điều kiện phát triển chủ yếu là do

A. thiếu sách vở.

B. những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời.

C. không được ứng dụng vào thực tế.

D. trong nội dung thi cử không có các môn khoa học tự nhiên.

9. Bộ quốc sử tiêu biểu nhất của Việt Nam thời phong kiến là

A. Lê triều công nghiệp thực lục của Hồ Sĩ Dương.

B. Ô châu cận lục của Dương Văn An.

C. Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn.

D. Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên.

10. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII, văn học chữ Hán ở nước ta

A. giữ vị trí độc tôn.

B. mất dần vị thế vốn có của nó.

C. được khôi phục và phát triển mạnh.

D. bị suy thoái.

11. Những tác phẩm thơ Nôm bất hủ xuất hiện trong các thế kỉ XVI - XVIII là

A. Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc.

B. Ô châu cận lục, Phủ biên tạp lục.

C. Cung oán ngâm khúc, Thiên Nam tứ chí lộ đồ thu.

D. Hồ trướng khu cơ, Ô châu cận lục.

12. Tình hình văn học nước ta thế kỉ XVI - XVIII là

A. văn học chữ Hán vẫn giữ vị trí quan trọng.

B. bên cạnh dòng văn học cung đình, đã xuất hiện thêm dòng văn học dân gian.

C. nội dung văn học thời kì này tập trung ca ngợi chế độ phong kiến.

D. trào lưu văn học dân gian phát triển khá rầm rộ, với nhiều thể loại phong phú.

13. Nghệ thuật dân gian ở các thế kỉ XVI – XVIII chủ yếu phản ánh điều gì?

A. Mâu thuẫn trong xã hội.

B. Sự sao chép của nghệ thuật cung đình.

C. Cuộc sống ấm no của nhân dân.

D. Những hoạt động thường ngày của nhân dân.

14. Một số công trình kiến trúc, điều khắc tiêu biểu, có giá trị ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là

A. chùa Diên Hựu, chùa Dâu, tháp Phổ Minh.

B. chùa Phật Tích, chùa Dạm, tháp Báo Thiên.

C. chùa Thiên Mụ, tháp Báo Thiên, chùa Dâu.

D. chùa Thiên Mụ, tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp, các tượng La Hán chùa Tây Phương.

Phương pháp giải

Từ nội dung về tư tưởng, tôn giáo, phát triển giáo dục và văn học, nghệ thuật và khoa học – kỹ thuật được trình bày ở bài 24 SGK Lịch Sử 10 để phân tích, đưa ra câu trả lời chính xác nhất.

Gợi ý trả lời

1D         2D           3B           4C            5B           6B          7D

8B         9D           10B          11A          12D       13D         14D

2. Giải bài 2 trang 109 SBT Lịch sử 10

Hãy điền chữ Đ vào ô ☐ trước ý đúng hoặc chữ S vào ô ☐ trước ý sai.

☐ Trong các thế kỉ XVI - XVIII, Nho giáo từng bước suy thoái, tôn ti trật tự phong kiến không còn được tôn trọng như trước.

☐ Từ thế kỉ XV, đạo Thiên Chúa đã được nhiều giáo sĩ phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài truyền bá vào Việt Nam.

☐ Chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh được sáng tạo và sử dụng ở nước ta từ thế kỉ XVII.

☐ Khi mới được hình thành, chữ Quốc ngữ chỉ được dùng trong phạm vi hoạt động truyền giáo.

☐ Dưới thời vua Quang Trung, nội dung thi cử chủ yếu là các môn khoa học tự nhiên.

☐ Văn học thế kỉ XVI - XVIII phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân muốn thoát khỏi lễ giáo của chế độ phong kiến.

☐ Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên - Huế), Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) được xây dựng từ các thế kỉ XVI - XVIII.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung được trình bày ở mục 2. Phát triển giáo dục và văn học và mục 3. Nghệ thuật và khoa học – kỹ thuật được trình bày ở bài 24 SGK Lịch Sử 10 để đưa ra lựa chọn đúng, sai.

Gợi ý trả lời

Câu Đúng

- Trong các thế kỉ XVI - XVIII, Nho giáo từng bước suy thoái, tôn ti trật tự phong kiến không còn được tôn trọng như trước.

- Chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La-tinh được sáng tạo và sử dụng ở nước ta từ thế kỉ XVII

- Khi mới được hình thành, chữ Quốc ngữ chỉ được dùng trong phạm vi hoạt động truyền giáo.

- Văn học thế kỉ XVI - XVIII phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân muốn thoát khỏi lễ giáo của chế độ phong kiến.

- Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên - Huế), Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) được xây dựng từ các thế kỉ XVI - XVIII.

Câu Sai

- Từ thế kỉ XV, đạo Thiên Chúa đã được nhiều giáo sĩ phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài truyền bá vào Việt Nam.

- Dưới thời vua Quang Trung, nội dung thi cử chủ yếu là các môn khoa học tự nhiên.

3. Giải bài 3 trang 109 SBT Lịch sử 10

Điền nội dung lịch sử phù hợp vào chỗ trống (...) trong các câu sau.

1. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, với việc tiếp nhận ảnh hưởng của các ... người dân Việt Nam đã tạo nên một ... trên cở sở hoà nhập với nền văn hoá cổ truyền.

2. Sau khi lên ngôi, vua Quang Trung lo chấn chỉnh lại ... Cho dịch các sách kinh từ chữ Hán ra ... để học sinh học, đưa ... vào nội dung thi cử.

3. Trong các thế kỉ XVI - XVII, trong lúc văn học chính thống có phần ... thì trong nhân dân một trào lưu văn học dân gian ...khá rầm rộ.

Phương pháp giải

Xem lại mục 2. Phát triển giáo dục và văn học được trình bày ở bài 24 SGK Lịch Sử 10 để trả lời câu hỏi.

Gợi ý trả lời

1. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, với việc tiếp nhận ảnh hưởng của các nền văn hóa khác người dân Việt Nam đã tạo nên một nền văn hóa mới trên cở sở hoà nhập với nền văn hoá cổ truyền.

2. Sau khi lên ngôi, vua Quang Trung lo chấn chỉnh lại giáo dục. Cho dịch các sách kinh từ chữ Hán ra chữ Nôm để học sinh học, đưa văn thơ chữ Nôm vào nội dung thi cử.

3. Trong các thế kỉ XVI - XVII, trong lúc văn học chính thống có phần mất dần vị thế thì trong nhân dân một trào lưu văn học dân gian phát triển khá rầm rộ.

4. Giải bài 4 trang 110 SBT Lịch sử 10

Hệ thống kiến thức về các thành tựu khoa học ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII. Nêu nhận xét.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục 3. Nghệ thuật và khoa học - kỹ thuật được trình bày ở bài 24 SGK Lịch Sử 10 để trả lời câu hỏi.

Gợi ý trả lời

Văn học

- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan,...

- Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.

- Thể hiện tinh thần dân tộc của nguyên nhân Việt. Người Việt đã cải biến chữ Hán thành chữ Nôm để viết văn, làm thơ...

Sử học: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục.

Địa lí: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư.

Kiến trúc, điêu khắc: Các vị La Hán chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay.

Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.

Y học: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

* Nhận xét:

- Ưu điểm: Những thành tựu khoa học đã diễn ra trên nhiều lĩnh vực hơn các thế kỉ trước, có nhiều tác phẩm có giá trị.

+ Văn học phản ánh thực tế Nho giáo ngày càng mất uy tín đồng thời chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú, đa dạng.

+ Về khoa học: đã xuất hiện một loạt các nhà khoa học, tuy nhiên khoa học tự nhiên không phát triển.

+ Về kĩ thuật: đã tiếp cận với một số thành tựu kĩ thuật hiện đại của phương Tây.

- Hạn chế: Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời đã làm cho khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển. Trong lĩnh vực kĩ thuật, việc ứng dụng những thành tựu từ bên ngoài cũng chủ yếu dừng lại ở việc chế tạo thử chứ chưa phát triển.

5. Giải bài 5 trang 110 SBT Lịch sử 10

Nền văn học Việt Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII có những đặc điểm nổi bật nào?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục 2. Phát triển giáo dục và văn học được trình bày ở bài 24 SGK Lịch Sử 10 để trả lời câu hỏi.

Gợi ý trả lời

Nền văn học Việt Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII có những đặc điểm nổi bật:

- Văn học chữ Hán:

+ Cùng với sự suy thoái của Nho giáo, văn học chữ Hán mất dần vị thế.

+ Tuy vậy, ở Đàng Trong, xuất hiện một số nhà thơ, hội thơ, nhà nghiên cứu biên soạn các sưu tập thơ văn, một số người viết truyện kí,… góp phần làm cho văn học thêm phong phú.

- Văn học chữ Nôm: phát triển.

+ Xuất hiện nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,…

+ Hình thành những áng thơ Nôm bất hủ như: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc,…

- Văn học dân gian: phát triển.

+ Trong nhân dân hình thành và phát triển một trào lưu văn học dân gian khá rầm rộ, nhân dân sáng tác hàng loạt ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện dân gian,…

+ Văn học dân gian ở các vùng dân tộc ít người cũng phát triển, phản ánh cuộc sống tinh thần và tâm linh của người dân đương thời.

→ Văn học trong các thế kỉ XVI - XVIII nói lên đời sống nhân dân ngày càng đa dạng, phong phú. Văn học, thơ ca không chỉ phát triển ở một bộ phận nữa mà được phổ biến rộng rãi trong toàn thể quần chúng nhân dân.

Ngày:22/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM