Giải bài tập SBT Lịch Sử 10 Bài 37: Mác và Ăng-ghen. Sự ra đời của CNXH khoa học
Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung giải bài 37 SBT Lịch Sử 10 dưới đây. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, chi tiết, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 150 SBT Lịch sử 10
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản do ai soạn thảo?
A. Mác.
B. Ăngghen.
C. Mác và Ăngghen.
D. Xanh Ximông.
2. Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản có tên gọi là
A. Tuyên ngôn của những người chính nghĩa.
B. Tuyên ngôn của những người cộng sản.
C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
3. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản được xác định qua văn kiện đó là
A. Đấu tranh chống ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản.
B. Xây dựng chế độ cộng sản.
C. Thành lập chính đảng của mình, thiết lập chuyên chính vô sản.
D. Lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và áp bức bóc lột tư sản, xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa.
4. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản kết thúc bằng khẩu hiệu nào?
A. "Vô sản tất cả các nước liên hiệp lại".
B. "Thiết lập nền chuyên chính vô sản".
C. "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại".
D. "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại".
5. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của
A. Đảng Cộng sản.
B. chủ nghĩa xã hội khoa học.
C. chủ nghĩa xã hội không tưởng.
D. chủ nghĩa duy vật biện chứng.
6. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời đánh dấu bước đầu kết hợp giữa
A. phong trào công nhân và chính đảng tiên phong của nó.
B. chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân.
C. phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.
D. lí luận và thực tiễn phong trào công nhân.
Phương pháp giải
Dựa vào nội dung về tổ chức Đồng minh những người cộng sản và Tuyên ngôn của Đảng cộng sản được trình bày ở bài 37 SGK Lịch Sử 10 để phân tích và trả lời.
Gợi ý trả lời
1.C 2.C 3.D
4.C 5.B 6.B
2. Giải bài 2 trang 152 SBT Lịch sử 10
Hãy đánh dấu x vào cột bên phải sao cho phù hợp với nội dung lịch sử về Mác và Ăngghen.
Phương pháp giải
Xem lại mục 1. Buổi đầu hoạt động cách mạng của C.Mác và Ph. Ăng-ghen được trình bày ở bài 37 SGK Lịch Sử 10 để phân tích và trả lời.
Gợi ý trả lời
3. Giải bài 3 trang 152 SBT Lịch sử 10
Hãy điền chữ Đ vào ô ☐ trước câu đúng hoặc chữ S vào ô ☐ trước câu sai.
☐ Mác đỗ tiến sĩ năm 23 tuổi.
☐ Ăng-ghen chuyển sang sống ở Anh năm 1842.
☐ Biên niên Pháp - Đức là tác phẩm lịch sử nổi tiếng của Mác.
☐ Mác và Ăng-ghen liên hệ với tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa khi sống và hoạt động tại Pháp.
☐ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản kết thúc bằng Lời kêu gọi nhân dân các nước đoàn kết lại.
☐ Mục đích của tổ chức Đồng minh những người cộng sản là "... lật đổ giai cấp tư sản, thiết lập sự thống trị của vô sản, thủ tiêu xã hội tư sản cũ...
☐ "Sự khốn cùng của triết học" do Ăng-ghen hoàn thành năm 1847.
☐ "Tư bản" là bộ sách nổi tiếng của Mác và Ăng-ghen.
Phương pháp giải
Xem lại mục 1. Buổi đầu hoạt động cách mạng của C.Mác và Ph. Ăng-ghen được trình bày ở bài 37 SGK Lịch Sử 10 để phân tích và trả lời.
Gợi ý trả lời
Đ Mác đỗ tiến sĩ năm 23 tuổi.
Đ Ăng-ghen chuyển sang sống ở Anh năm 1842.
S Biên niên Pháp - Đức là tác phẩm lịch sử nổi tiếng của Mác.
S Mác và Ăng-ghen liên hệ với tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa khi sống và hoạt động tại Pháp
Đ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản kết thúc bằng Lời kêu gọi nhân dân các nước đoàn kết lại.
Đ Mục đích của tổ chức Đồng minh những người cộng sản là "... lật đổ giai cấp tư sản, thiết lập sự thống trị của vô sản, thủ tiêu xã hội tư sản cũ...
S "Sự khốn cùng của triết học" do Ăng-ghen hoàn thành năm 1847.
S "Tư bản" là bộ sách nổi tiếng của Mác và Ăng-ghen.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBTT Lịch Sử 10 Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 10 Bài 38: Quốc tế thứ nhất và công xã Pa-ri 1871
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 10 Bài 39: Quốc tế thứ hai
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 10 Bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX