Giải bài tập SBT Lịch Sử 10 Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma

Dựa theo cấu trúc SBT Lịch Sử 10, eLib xin chia sẻ với các bạn bài: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Giải bài tập SBT Lịch Sử 10 Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma

1. Giải bài 1 trang 17 SBT Lịch sử 10

1. Tại sao với lưỡi cuốc, lưỡi cày bằng đồng, cư dân phương Tây cổ đại không thể phát triển nền sản xuất nông nghiệp của mình như ở phương Đông cổ đại ?

A. Do vị trí địa lí ở ven bờ biển, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

B. Phân lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất đai khô và rắn, rất khó canh tác.

C. Sản xuất nông nghiệp không được chú trọng.

D. Gồm tất cả các nguyên nhân trên.

2. Cư dân cổ đại vùng Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt từ khoảng          

A. 2 000 năm TCN.                                    

B. đầu thiên niên kỉ I TCN.

C. vài năm TCN.                       

D. những năm đầu Công nguyên.

3. Ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải là

A. nông nghiệp thâm canh.

B. chăn nuôi gia súc và đánh cá.

C. làm gốm, dệt vải.               

D. thủ công nghiệp và thương nghiệp.

4. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải là

A. chủ nô.                    

B. người bình dân.      

C. nô lệ.

D. kiều dân.

5. Đứng đầu trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải là

A. quý tộc.             

B. chủ nô.               

C. vua.

D. thương nhân.

6. Trong xã hội cổ đại phương Tây bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, ngoại trừ

A. chủ nô.       

B. nô lệ.           

C. những người bình dân.

D. nông dân công xã.

7. Các quốc gia cổ đại phương Tây thường được gọi là

A. tiểu quốc.          

B. thị quốc.          

C. vương quốc.  

D. bang.

8. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm nổi bật nhất của các nhà nước cổ đại phương Tây

A. Mỗi thành thị là một nước.

B. Là đô thị buôn bán, làm nghề thủ công.

C. Tồn tại một nền sinh hoạt dân chủ.                

D. Là nhà nước dân chủ nhân dân.

9. Phần chủ yếu của một thị quốc là

A. một pháo đài kiên cố, xung quanh là vùng dân cư.

B. thành thị với một vùng đất đai trồng trọt xung quanh, ...

C. các xưởng thủ công.

D. các lãnh địa.

10. Phần không thể thiếu được đối với mỗi thành thị là

A. phố xá.          

B. nhà thờ.

C. sân vận động, nhà hát.

D. bến cảng.

11. Ý nào sau đây không phản ánh đúng tính chất dân chủ của các thị quốc cổ đại ?

A. Người ta không chấp nhận có vua chuyên chế.

B. Đại hội công dân bầu ra các cơ quan nhà nước.

C. Hội đồng 500 có vai trò như quốc hội,...

D. Mọi công dân nam từ 21 tuổi trở lên đều có quyền đi bầu Hội đồng 500.

12. Bản chất nền dân chủ cổ đại phương Tây là

A. dân chủ chủ nô 

B. dân chủ cộng hoà. 

C. dân chủ nhân dân. 

D. dân chủ quý tộc

13. Nền văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rôma phát triển không dựa trên cơ sở nào sau đây ?       

A. Nghề nông trồng lúa tương đối phát triển.

B. Nền sản xuất thủ công nghiệp phát triển cao.

C. Ngoại thương đường biển rất phát đạt.

D. Thể chế dân chủ tiến bộ.

14. Người Hi Lạp đã có hiểu biết về Trái Đất và hệ Mặt Trời như thế nào ?

A. Trái Đất hình đĩa dẹt.

B. Trái Đất có hình quả cầu tròn.

C. Trái Đất có hỉnh đĩa dẹt và Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất có hình quả cầu tròn và Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.

15. Hệ chữ cái A, B, C và hệ chữ số I, II, III,... là thành tựu của cư dân cổ nào ?

A. Giécman.               

B. Hi Lạp.                   

C. Rôma

D. Hi Lạp- Rô ma.

16. Ý nào không đúng khi nhận xét về các thành tựu văn hóa Hi Lạp - Rôma thời cổ đại ?

A. Là sự kế thừa và phát triển các thành tựu văn hóa phương Đông cổ đại.

B. Phát minh ra những phép tính lịch và chữ viết mà chúng ta sử dụng ngày nay.

C. Các công trình không dừng lại ở việc ghi chép và giải thích mà nâng lên tầm khái quát hoá, trừu tượng hoá cao.

D. Văn học với những giá trị độc đáo, nghệ thuật đạt đến trình độ tuyệt mĩ.

Phương pháp giải

Từ hiểu biết của bản thân và nội dung các kiến thức được trình bày ở mục 1,2 bài 4 SGK Lịch Sử 10 để phân tích, đưa ra lựa chọn phù hợp.

Gợi ý trả lời

1.D              2.B               3.D                4.C

5.A               6.D               7.B                8.D

9.B              10.D             11.D               12.A

13.A             14.D             15.D              16.B

2. Giải bài 2 trang 19 SBT Lịch sử 10

Điều kiện tự nhiên và nền sản xuất ban đầu ở các quốc gia cổ đại phương Tây có điểm gì nổi bật?

Phương pháp giải

Xem lại mục 1. Thiên nhiên và đời sống của con người được trình bày ở bài 4 SGK Lịch Sử 10 để trả lời.

Gợi ý trả lời

Điều kiện tự nhiên và nền sản xuất ban đầu ở các quốc gia cổ đại phương Tây:

- Hy Lạp, Rô - ma nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng, đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn:

+ Thuận lợi: Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển.

+ Khó khăn: Đất ít và xấu, nên chỉ thích hợp loại cây lâu năm, do đó lương thực thiếu luôn phải nhập.

- Việc công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa: Diện tích trồng trọt tăng, sản xuất thủ công và kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển.

→ Như vậy cuộc sống ban đầu của cư dân Địa Trung Hải là: Sớm biết buôn bán, đi biển và trồng trọt.

3. Giải bài 3 trang 19 SBT Lịch sử 10

Thể chế chính trị ở Hi Lạp và Rôma cổ đại có đặc điểm gì ? Điều kiện nào quyết định thể chế như vậy ?

Phương pháp giải

Từ hiểu biết của bản thân và nội dung mục 2. Thị quốc Địa Trung Hải được trình bày ở bài 4 SGK Lịch Sử 10 để trả lời.

Gợi ý trả lời

- Đặc điểm của thể chế chính trị ở Hi Lạp, Rôma là Thị quốc (Thành bang):

+ Tổ chức của thị quốc: Về đơn vị hành chính là một nước, trong nước thành thị là chủ yếu. Thành thị có lâu đài, phố xá, sân vận động và bến cảng.

+ Tính chất dân chủ của thị quốc: Quyền lực không nằm trong tay quý tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân, Hội đồng 500,... mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia.

+ Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ.

- Những điều kiện quyết định thể chế đó: tình trạng đất đai phân tán nhỏ và đặc điểm của cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp nên đã hình thành các thị quốc.

4. Giải bài 4 trang 19 SBT Lịch sử 10

Nêu và phân tích vị trí, vai trò của từng tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Tây. Tại sao nói chế độ xã hội cổ đại ở phương Tây là chế độ chiếm hữu nô lệ ?

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã học và nội dung mục 2. Thị quốc Địa Trung Hải được trình bày ở bài 4 SGK Lịch Sử 10 để phân tích, giải thích.

Gợi ý trả lời

Xã hội cổ đại phương Tây gồm:

- Chủ nô: giàu có và có thế lực về chính trị (giai cấp thống trị).

- Nô lệ: là lực lượng sản xuất chính, không có quyền gì cả, là tài sản riêng của mỗi chủ nô, bị chủ nô bóc lột và đối xử tàn bạo.

- Kiều dân (dân nơi khác đến ngụ cư): được tự do sinh sống, buôn bán, làm ăn, nhưng không có quyền công dân.

→ Xã hội chiếm hữu nô lệ

* Đây được coi là xã hội chiếm hữu nô lệ vì: đây là nền dân chủ chủ nô, dựa trên sự bóc lột thậm tệ của chủ nô với nô lệ. Nô lệ và kiều dân không có quyền công dân. Nô lệ chỉ được coi là những mặt hàng lời lãi và được mua bán trao đổi như những công cụ biết nói, trong đó những chủ nô giàu có có thể có đến hàng trăm nô lệ để làm việc cho mình.

5. Giải bài 5 trang 20 SBT Lịch sử 10

Thị quốc là gì? Hãy cho biết nguyên nhân hình thành và hoạt động của thị quốc.

Phương pháp giải

Xem lại mục 2. Thị quốc Địa Trung Hải được trình bày ở bài 4 SGK Lịch Sử 10 để trả lời.

Gợi ý trả lời

- Thị quốc: Quốc gia lấy thành thị làm trung tâm và vùng phụ cận để hình thành một nhà nước nhỏ.

- Nguyên nhân hình thành: do tình trạng đất đai phân tán nhỏ  và cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp nên đã hình thành các thị quốc.

- Hoạt động: nghề buôn phát triển nên cư dân tập trung ở thành thị có phố xá, lâu đài đền thờ, sân vận động, nhà hát và bến cảng.

6. Giải bài 6 trang 20 SBT Lịch sử 10

Tại sao nói đến thời cổ đại Hi Lạp, Rôma, các hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học ?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục 3. Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma được trình bày ở bài 4 SGK Lịch Sử 10 để trả lời.

Gợi ý trả lời

Đến thời cổ đại Hi Lạp, Rôma, các hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học vì:

Vì trước thời văn minh Hy lạp - Roma (văn minh Hy-la), các nền văn minh phương Đông như văn minh Ai cập, văn minh Trung Quốc, văn minh Ấn Độ, văn minh Lưỡng Hà đã tìm ra nhiều hiểu biết khoa học, nhưng họ không ghi chép cụ thể và áp dụng nó vào cuộc sống và cũng không chứng minh nó trong cuộc sống. Hay nói cách khác, một hiểu biết khoa học chỉ trở thành tri thức khoa học khi nó được chứng minh thực tiễn và có khả năng vận dụng vào cuộc sống xã hội.

Người phương Tây cổ đã ghi chép cẩn thận những hiểu biết khoa học mà người Phương Đông tìm ra và họ cố gắng chứng minh giá trị thực tiễn của nó vào cuộc sống, sáng tạo ra nhiều giá trị thực tiễn khác phục vụ cuộc sống con người và xã hội dựa trên những hiểu biểu khoa học đó và nâng cao giá trị hiểu biết khoa học đó trở thành những tri thức khoa học mà nhiều tri thức đó đến ngày hôm nay vẫn còn giá trị khả dụng.

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM