Giải SBT Sinh 11 Bài 32: Tập tính của động vật (Tiếp theo)

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố một số tập tính học được của động vật eLib xin giới thiệu nội dung tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 11 Bài 33. Mời các em tham khảo nội dung dưới đây.

Giải SBT Sinh 11 Bài 32: Tập tính của động vật (Tiếp theo)

1. Giải bài 11 trang 56 SBT Sinh học 11

Tại sao động vật có hệ thần kinh phát triển và người có rất nhiều tập tính học được?

Phương pháp giải

- Động vật có hệ thần kinh phát triển rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm

- Động vật có hệ thần kinh phát triển thường có tuổi thọ dài, đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng và phát triển kéo dài cho phép động vật hình thành nhiều phản xạ có điều kiện

Hướng dẫn giải

- Động vật có hệ thần kinh phát triển rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính ngày càng hoàn thiện do phần học tập được bổ sung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với bẩm sinh.

- Ngoài ra, động vật có hệ thần kinh phát triển thường có tuổi thọ dài, đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng và phát triển kéo dài cho phép động vật hình thành nhiều phản xạ có điều kiện, hoàn thiện các tập tính phức tạp thích ứng với các điều kiện sống luôn biến đổi.

2. Giải bài 12 trang 57 SBT Sinh học 11

Hãy cho biết ưu điểm và nhược điểm của tập tính sống bầy đàn ở động vật.

Phương pháp giải

- Ưu điểm: bảo vệ, hỗ trợ kiếm ăn, tự vệ, xây dựng nơi ở

- Nhược điểm: số lượng nhiều thiếu thức ăn

Hướng dẫn giải

- Ưu điểm của tập tính sống bầy đàn là giúp đảm bảo trật tự trong bầy đàn cũng như hỗ trợ nhau trong kiếm ăn, tự vệ, bảo vệ con non, xây dựng nơi ở.

Ví dụ:

+ Kiếm ăn : Chó sói cùng chung sức săn đuổi con mồi, con đầu đàn của hươu hướng dẫn cả đàn tìm đến nơi nhiều thức ăn.

+ Tự vệ : Khi gặp nguy hiểm, nhiều con trong bầy đàn bò rừng đực quây thành vòng tròn bảo vệ con non và con cái "

+ Xây dựng nơi ở: kiến, mối, ong cùng hợp sức xây tổ.

- Nhược điểm: tập trung số lượng lớn nhiều khi dẫn đến thiếu thức ăn.

3. Giải bài 13 trang 57 SBT Sinh học 11

Ở một số loài chó sói, các cá thể thường sống thành từng đàn chiếm một vùng lãnh thổ nhất định. Chúng cùng nhau săn mồi và bảo vệ lãnh thổ. Mỗi đàn đều có một con chó sói đầu đàn. Con đầu đàn này có đầy quyền lực như được ăn con mồi trước, sau đó còn thừa mới đến con có thứ bậc kế tiếp. Không những thế, chỉ con đầu đàn mới được quyền sinh sản. Khi con đầu đàn chết đi hoặc quá già yếu thì con khoẻ mạnh thứ 2 đứng kế tiếp con đầu đàn sẽ lên thay thế.

Các hiện tượng trên mô tả những loại tập tính nào và những tập tính này mang lại lợi ích gì cho loài ?

Phương pháp giải

- Tập tính ở sói là tập tính lãnh thổ và thứ bậc 

- Ý nghĩa: hạn chế tăng trưởng của quần thể, duy trì gen tốt tập trung ở con đầu đàn

Hướng dẫn giải

- Các hiện tượng trên mô tả tập tính lãnh thổ và tập tính xã hội (thứ bậc).

- Nhiều loài sinh vật có tập tính lãnh thổ và tập tính thứ bậc có thể hạn chế sự tăng trưởng của quần thể ở mức bằng hoặc dưới sức đáp ứng của môi trường. Các tập tính này đều làm giảm tỉ lệ sinh bằng cách hạn chế số con đực được phép tham gia sinh sản.

- Tập tính thứ bậc còn có ý nghĩa quan trọng đối với quần thể là đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn. Tập tính lãnh thổ giúp chống lại các Cậd thể khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.

4. Giải bài 14 trang 58 SBT Sinh học 11

Thế nào là hành động rập khuôn? Hành động rập khuôn có liên quan gì tới bản năng?

Phương pháp giải

Bản năng là một loạt những hành động rập khuôn mang tính di truyền

Hướng dẫn giải

- Khi một con vật phản ứng lại tín hiệu của môi trường bằng một loạt các hành động mà một khi hành động khơi mào đã xảy ra thì các hành động tiếp theo tự động được diễn ra. Tập tính này là đặc thù cho loài. Người ta gọi tập tính này là kiểu hành động rập khuôn.

- Bản năng là một loạt những hành động rập khuôn mang tính di truyền. Khi một con vật lần đầu tiên gặp một tín hiệu nào đó của môi trường, nó phản ứng lại bằng hành động mang tính rập khuôn đặc thù cho loài thì tập tính đó được gọi là bản năng.

5. Giải bài 5 trang 59 SBT Sinh học 11

Cho các ví dụ về tập tính kiếm ăn - săn mồi, tập tính lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính di cư, tập tính xã hội ở các loài động vật khác nhau

Phương pháp giải

Dựa vào đặc điểm của các tập tính để cho ví dụ

- Kiếm ăn - săn mồi: bắt mồi

- Lãnh thổ: đánh dấu nơi cư trú

- Sinh sản: một số đặc trưng để thu hút con cái

- Di cư: 

- Tập tính xã hội: sống theo bầy đàn

Hướng dẫn giải

- Tập tính kiếm ăn- săn mồi: Hải li đắp đập để bắt cá, mèo rình mồi,

- Tập tính lãnh thổ: cầy hương dùng mùi của tuyến thơm để đánh dấu ; chó, mèo, hổ,.. đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu

- Tập tính sinh sản: Chim trống tạo ra chiếc tổ đẹp để thu hút sự chú ý của chim mái

- Tập tính di cư: Chim di cư, cá hồi vượt đại dương để sinh sản.

- Tập tính xã hội: hươi, nai, voi, khỉ, sư tử,... có con đầu đàn;ong thợ trong đàn ong, kiến lính trong đàn kiến.

6. Giải bài 8 trang 60 SBT Sinh học 11

Hãy nêu một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất (giải trí, săn bắn, bảo vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng...).

Phương pháp giải

Dựa vào đặc điểm của các tập tính của động vật được đời sống và sản xuất để lấy ví dụ

Hướng dẫn giải

Con người huấn luyện động vật vào các mục đích khác nhau: Giải trí, săn bắn, bảo vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng.

- Dạy thú (hổ, voi, khí, cá sấu, cá heo, trăn, chó,...) làm xiếc.

- Dùng thú để săn mồi (chó, chim ưng,..), để chăn gia súc (chó,..), dùng chó để phát hiện ma túy và bắt tội phạm.

- Sử dụng một số tập tính của gia súc trong chăn nuôi : nghe tiếng kẻng, trâu bò trở về chuồng.

- Làm bù nhìn ở ruộng để đuổi chim chóc phá hoại cây trồng

7. Giải bài 9 trang 62 SBT Sinh học 11

Trong mắt, tế bào que có khả năng hưng phấn cao hơn tế bào hình nón là do tế bào hình nón

A. có khả năng hưng phấn với ánh sáng mạnh.

B. không có khả năng hưng phấn.

C. có khả năng hưng phấn với ánh sáng yếu.

D. khả năng hưng phấn ngang nhau.

Phương pháp giải

Trong mắt, tế bào que có khả năng hưng phấn cao hơn tế bào hình nón là do tế bào hình nón có khả năng hưng phấn với ánh sáng yếu

Hướng dẫn giải

Trong mắt, tế bào que có khả năng hưng phấn cao hơn tế bào hình nón là do tế bào hình nón có khả năng hưng phấn với ánh sáng yếu

Chọn C

8. Giải bài 36 trang 67 SBT Sinh học 11

Hình thức học tập chỉ có ở động vật thuộc bộ Linh trưởng là

 A. học khôn.                   B. học ngầm.

C. in vết.                          D. quen nhờn

Phương pháp giải

Học khôn là một trong những đặc điểm của các loài thuộc bộ Linh trưởng

Hướng dẫn giải

Hình thức học tập chỉ có ở động vật thuộc bộ Linh trưởng là học khôn.      

Chọn A

9. Giải bài 39 trang 67 SBT Sinh học 11

Hiện tượng công đực nhảy múa khoe bộ lông sặc sỡ thuộc loại tập tính 

A. Vị tha                            B. thứ bậc 

C. sinh sản                        D. lãnh thổ 

Phương pháp giải

Vào mùa sinh sản một số loài động vật sẽ có những đặc trưng để thu hút bạn tình

Hướng dẫn giải

Hiện tượng công đực nhảy múa khoe bộ lông sặc sỡ thuộc loại tập tính sinh sản 

Chọn C

10. Giải bài 42 trang 68 SBT Sinh học 11

Học theo kiểu in vết ở động vật

A. chỉ có ở giai đoạn trướng thành.

B. chỉ có ở chim.

C. chỉ xảy ra trong một giai đoạn rất ngắn.

D. có cả ở giai đoạn còn nhỏ và trưởng thành.

Phương pháp giải

Học theo kiểu in vết là hiện tượng con non đi theo các vật chuyển động mà chúng thấy đầu tiên

Hướng dẫn giải

Học theo kiểu in vết ở động vật có cả ở giai đoạn còn nhỏ và trưởng thành.

Chọn D

11. Giải bài 43 trang 68 SBT Sinh học 11

Điều nào dưới đây là không quan trọng đối với chim di cư trong việc tìm và xác định đường bay?

A. Nhạy cảm với tia hồng ngoại.

B. Vị trí mặt trời vào ban ngày.

C. Vị trí mặt trăng vào ban đêm.

D Sử dựng các vì sao như chiếc la bàn.

Phương pháp giải

Chim di cư thường định hướng theo mặt trời, mặt trăng hay sao

Hướng dẫn giải

Nhạy cảm với tia hồng ngoại không quan trọng đối với chim di cư trong việc tìm và xác định đường bay

Chọn A

12. Giải bài 44 trang 68 SBT Sinh học 11

Một con chim sẻ non mới nở được nuôi cách li với chim bố mẹ và trong giai đoạn nhạy cảm (từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 50 sau khi nở) được nghe tiếng chim hót của 1 loài chim sẻ khác. Con chim này khi trưởng thành sẽ

A. hót tiếng hót chẳng giống loài nào.

B. vẫn hót giọng hót của loài mình

C. hót tiếng hót của loài chim mà nó nghe được trong giai đoạn nhạy cảm. 

D. không hề biết hót.

Phương pháp giải

Vì chim không có giọng của loài nó nghe được và theo tập tính học được chim này lại học tiếng hót của loài khác nên khi hót không giống loài nào cả

Hướng dẫn giải

Một con chim sẻ non mới nở được nuôi cách li với chim bố mẹ và trong giai đoạn nhạy cảm (từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 50 sau khi nớ) được nghe tiếng chim hót của 1 loài chim sẻ khác. Con chim này khi trưởng thành sẽ hót tiếng hót chẳng giống loài nào.

Chọn A

13. Giải bài 45 trang 68 SBT Sinh học 11

Cơ sở khoa học của việc huấn luyện các động vật là kết quả của quá trình thành lập

A. cung phản xạ.

B. phản xạ không điều kiện.

C. các phản xạ có điều kiện.

D. các tập tính.

Phương pháp giải

Huấn luyện các động vật hình thành các phản xạ có điều kiện 

Hướng dẫn giải

Cơ sở khoa học của việc huấn luyện các động vật là kết quả của quá trình thành lập các phản xạ có điều kiện.

Chọn C

14. Giải bài 46 trang 69 SBT Sinh học 11

Trong các rạp xiếc, người ta đã huấn luyện các động vật làm các trò diễn xiếc thuần thục và tuân thủ những hiệu lệnh của người dạy thú. Đây là ứng dụng của việc biến đổi

A. tập tính bẩm sinh thành tập tính thứ sinh.

B. các điều kiện hình thành phản xạ

C. tập tính bẩm sinh

D. tập tính thứ sinh

Phương pháp giải

Sử dụng các biến đổi của tập tính bẩm sinh chuyển thành tập tính thứ sinh để ứng dụng vào việc huấn luyện thú

Hướng dẫn giải

Trong các rạp xiếc, người ta đã huấn luyện các động vật làm các trò diễn xiếc thuần thục và tuân thủ những hiệu lệnh của người dạy thú. Đây là ứng dụng của việc biến đổi tập tính bẩm sinh thành tập tính thứ sinh.

Chọn A

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Tập tính của động vật (tt) Sinh học 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM