Giải SBT Sinh 11 Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật

eLib xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 11 Bài 42 nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật. Mời các em cùng tham khảo.

Giải SBT Sinh 11 Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật

1. Giải bài 5 trang 87 SBT Sinh học 11

Sinh sản hữu tính là gì? Ở thực vật có hoa, sinh sản hữu tính diễn ra như thế nào?

Phương pháp giải

- Xem lại lý thuyết khái niệm sinh sản hữu tính ở thực vật

- Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa được thực hiện trong hoa  bao gồm 2 giai đoạn:

+ Hình thành giao tử

+ Thụ tinh kép

Hướng dẫn giải

- Sinh sản hữu tính ỉà sự hợp nhất của các giao tử đực (n) và giao tử cái (n) thành hợp tử (2n) khởi đầu của cá thể mới.

- Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa được thực hiện trong hoa:

+ Sự hình thành giao tử ở thực vật : giao tử được hình thành từ thể giao tử, thể giao tử lại được sinh ra từ bào tử đơn bội qua giảm phân.

+ Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 giao tử đực tham gia thụ tinh, một giao tử kết hợp với trứng, giao tử thứ hai hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) tạo nên tế bào nhân tam bội (3n). Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật Hạt kín (thực vật có hoa).

2. Giải bài 6 trang 88 SBT Sinh học 11

Nêu những đặc trưng của sinh sản hữu tính?

Phương pháp giải

Một số đặc trưng của sinh sản hữu tính:

- Hình thành và hợp nhất của các tế bào sinh dục

- Gắn liền với giảm phân để tạo giao tử

Hướng dẫn giải

Sinh sản hữu tính có những đặc trưng sau:

- Trong sinh sản hữu tính luôn có quá trình hình thành và hợp nhất của các tế bào sinh dục (các giao tử), luôn có sự trao đối, tái tổ hợp của hai bộ gen.

- Sinh sản hữu tính luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử

- Sinh sản hữu tính ưu việt hơn so với sinh sản vô tính:

+ Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi.

+ Tạo sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hoá.

3. Giải bài 7 trang 88 SBT Sinh học 11

Tại sao nói sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi và giúp cho quần thể tồn tại được trong môi trường sống luôn biến động?

Phương pháp giải

- Sinh sản hữu tính là sự kết hợp giữa giao tử đực và cái

- Sinh sản hữu tính làm tăng tính biến dị di truyền ở thế hệ con

Hướng dẫn giải

- Cơ sở của sinh sản hữu tính là sự giảm phân đó là sự hình thành giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (noãn) và sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

- Sinh sản hữu tính làm tăng tính biến dị di truyền ở thế hệ con. Thông qua giảm phân và sự thụ tinh ngẫu nhiên, rất nhiều tổ hợp gen khác nhau sẽ được hình thành từ một số ít bộ gen ban đầu. Mức biến dị di truyền của một quần thể càng lớn thì khả năng thích nghi với môi trường biến động ngày càng cao. Khi môi trường thay đổi hoàn toàn và đột ngột, những cá thể con mang tổ hợp di truyền biến dị mới có thể thích nghi hơn nhữnư cá thể con có kiểu gen đồng nhất và giống hệt bố mẹ.

4. Giải bài 8 trang 89 SBT Sinh học 11

Trình bày quá trình hình thành quả và hạt?

Phương pháp giải

- Quá trình hình thành hạt: Noãn → hợp tử → nội nhũ

- Quá trình hình thành quả: quả là do bầu nhuỵ phát triển thành

Hướng dẫn giải

- Hình thành hạt:

+ Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát triển thành hạt. Hợp tử phát triển thành phôi. Tế bào tam bội phân chia tạo thành một khối đa bào giàu chất dinh dưỡng được gọi là nội nhũ. Nội nhũ (phôi nhũ) là mô nuôi dưỡng phôi phát triển.

+ Có hai loại hạt: hạt có nội nhũ (hạt cây Một lá mầm) và hạt không nội nhũ (hạt cây Hai lá mầm)

- Hình thành quả:

+ Quả là do bầu nhuỵ phát triển thành. Bầu nhuỵ dày lên, chuyên hoá như một túi chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp phát tán hạt.

+ Quả không có thụ tinh noãn (quả giả) gọi là quả đơn tính. Quả không có hạt chưa hẳn là quả đơn tính vì hạt có thể bị thoái hoá.

5. Giải bài 9 trang 89 SBT Sinh học 11

Nêu những nét giống và khác nhau cơ bản trong quá trình hình thành hạt phấn (thể giao tử đực) và túi phôi (thể giao tử cái)

Phương pháp giải

Dựa trên các đặc điểm của quá trình giảm phân và thụ tinh để nêu các đặc điểm giống và khác nhau

Hướng dẫn giải

* Giống nhau:

Từ một tế bào mẹ lưỡng bội (2n) qua giảm phân hình thành nên 4 giao tử đơn bội (n). Bào tử đơn bội tiếp tục nguyên phân hình thành nên thể giao tử : thể giao tử đực (hạt phấn) và thể giao tử cái (túi phôi)

* Khác nhau :

- Quá trinh hình thành hạt phấn: tất cả 4 bào tử đực n đều thực hiện 2 lần nguyên phân để tạo nên hạt phấn (thể giao tử đực).

- Ọuá trình hình thành túi phôi: trong 4 bào tử đơn bội (bào tử cái) thì 3 bào tử tiêu biến, chỉ có một đại bào tử xếp trên cùng sống sót và tiến hành 3 lần nguyên phân để tạo nên túi phôi (thể giao tử cái).

6. Giải bài 10 trang 90 SBT Sinh học 11

Thụ tinh kép là gì? Ý nghĩa của thụ tinh kép đối với sự phát triển của cây là gì?

Phương pháp giải

- Xem lại lý thuyết về khái niệm thụ tinh kép

- Thụ tinh kép là dự trữ chất dinh dưỡng trong noãn để nuôi phôi

Hướng dẫn giải

- Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 giao tử đực tham gia thụ tinh, một giao tử đực hoà nhập với trứng, giao tử đực thứ hai hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) tạo nên tế bào nhân tam bội (3n). Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật Hạt kín (thực vật có hoa).

- Vai trò của thụ tinh kép là dự trữ chất dinh dưỡng trong noãn đã thụ tinh để nuôi phôi phát triển cho đến khi hình thành cây non (có khả năng tự dưỡng) đảm bảo cho thế hệ sau thích nghi với điều kiện biến đổi của môi trường sống, duy trì nòi giống.

7. Giải bài 5 trang 91 SBT Sinh học 11

Sơ đồ sau đây mô tả chu kì phát triển ở thực vật có hoa.

a) Hãy điền giai đoạn thích hợp (thụ tinh/thụ phấn) vào vị trí số 1 và số 2

b) Cho các từ: noãn cầu, túi phôi, hạt phấn, hạt phấn nảy mầm, noãn, bao phấn, bầu nhuỵ, ống phấn. Hãy điền từ thích hợp vào các vị trí a, b, c... trên hình.

c) Mô tả quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật có hoa.

Phương pháp giải

- Dựa vào kiến thức đã học về quá trình thụ tinh và thụ phấn để điền vào các chú thích

- Quan sát hình vẽ nêu quá trình thụ tinh và thụ phấn

Hướng dẫn giải

a) 1. Thụ phấn; 2.Thụ tinh

b) a-hạt phấn; b-hạt phấn nảy mầm; c-bao phấn; d-ống phấn; e-bầu nhụy; f-túi phôi; g- noãn; h-noãn cầu.

c)

- Quá trình thụ phấn: Hạt phấn được vận chuyển từ nhị đến núm nhụy (đầu nhụy). Có hai hình thức thụ phấn: tự thụ phấn (xảy ra trong một cây) và thụ phấn chéo (ở hai hoa thuộc 2 cây khác nhau)

- Quá trình thụ tinh:

Ở thực vật có hoa trước khi bước vào quá trình thụ tinh còn có một quá trình chung gian nữa là quá trình hình thành nảy mầm của hạt phấn:

+ Quá trình nảy mần của hạt phấn: hạt phấn sau khi rơi vào đầu nhụy

  • Nhân sinh dưỡng sinh trưởng và phát triển tạo thành ống phấn
  • Nhân sinh sản nguyên phân tạo 2 tinh tử di chuyển vào noãn

+ Quá trình thụ tinh: Tinh tử 1 kết hợp với tế bào nhân cực 2n để tạo thành nội nhũ, tinh tử thứ 2 kết hợp với tế bào trứng tạo thành hợp tử

8. Giải bài 6 trang 91 SBT Sinh học 11

Nêu những biến đổi chủ yếu khi quả chín. Trong thực tế đã có những ứng dụng nào làm cho quả chín nhanh hay chậm?

Phương pháp giải

Dựa vào đặc điểm sau khi chín của quả về kích thước, màu sắc, mà vị, độ cứng so sánh với quả trước khi chín

Hướng dẫn giải

- Quá trình chín của quả bao gồm những biến đổi về mặt sinh lý, sinh hóa làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn thuận lợi cho sự phát tán của hạt.

+ Kích thước: tối đa

+ Màu sắc: giảm diệp lục, carôtenôit tăng, có màu sậm

+ Mùi: tạo chất thơm có bản chất este, anđêhit, xêtôn.

+ Vị: tăng độ đường, giảm axit hữu cơ

+ Độ cứng: giảm 

9. Giải bài 7 trang 92 SBT Sinh học 11

Hãy chú thích vào các mục được đánh số từ 1 đến 12 trên sơ đồ sau đây và cho biết sơ đồ trên nói lên quá trình nào ? Hãy trình bày quá trình đó.

Phương pháp giải

- Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 giao tử đực tham gia thụ tinh, một giao tử đực hoà nhập với trứng, giao tử đực thứ hai hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) tạo nên tế bào nhân tam bội (3n). Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật Hạt kín (thực vật có hoa).

- Dựa vào sơ đồ để chú thích

Hướng dẫn giải

- Sơ đồ trên nói lên quá trình thụ tinh kép

- Thụ tinh kép là hiện tượng hai giao tử đực cùng tham gia vào quá trình thụ tinh

+ Tinh tử 1 kết hợp với tế bào nhân cực 2n để tạo thành nội nhũ

+ Tinh tử thứ 2 kết hợp với tế bào trứng tạo thành hợp tử sau đó phát triển thành phôi

- Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín (thực vật có hoa).

10. Giải bài 3 trang 93 SBT Sinh học 11

Đặc trưng chỉ có ở sinh sản hữu tính là

A. giảm phản và thụ tinh.

B. nguyên phân và giảm phân.

C. kiểu gen của thế hệ sau không thay đổi trong quá trình sinh sản

D. bộ nhiễm sắc thể của loài không thay đổi

Phương pháp giải

Sinh sản hữu tính là quá trình sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái

Hướng dẫn giải

Đặc trưng chỉ có ở sinh sản hữu tính là giảm phản và thụ tinh 

Chọn A

11. Giải bài 4 trang 93 SBT Sinh học 11

Thụ tinh là quá trình

A. hình thành giao tử đực và cái.

B. hợp nhất con đực và con cái.

C. hợp nhất giao tử đơn bội đực và cái

D. hình thành con đực và con cái.

Phương pháp giải

Xem lý thuyết khái niệm về thụ tinh

Hướng dẫn giải

Thụ tinh là quá trình hợp nhất giao tử đơn bội đực và cái

Chọn C

12. Giải bài 6 trang 93 SBT Sinh học 11

Thụ phấn là quá trình

A. vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhuỵ.

B. hợp nhất nhân giao tử đực và nhân tế bào trứng,

C. vận chuyển hạt phấn từ nhuỵ đến núm nhị.

D. hợp nhất hai nhân tinh trùng với một tế bào trứng

Phương pháp giải

Xem lý thuyết khái niệm về thụ phấn

Hướng dẫn giải

Thụ phấn là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhuỵ. 

Chọn A

13. Giải bài 7 trang 93 SBT Sinh học 11

Hạt được hình thành từ

A. bầu nhuỵ

B. bầu nhị.

C. noãn đã được thụ tinh

D. hạt phấn.

Phương pháp giải

Noãn đã thụ tinh sẽ hình thành hạt

Hướng dẫn giải

Hạt được hình thành từ noãn đã được thụ tinh.  

Chọn C

14. Giải bài 8 trang 93 SBT Sinh học 11

Hạt lúa thuộc loại

A. hạt có nôi nhũ

B quả giả

C. hạt không nội nhũ

D. quả đơn tính.

Phương pháp giải

Mỗi hạt thóc là 1 quả thóc, nó thuộc loại quả khô dính. Vỏ cám là vỏ quả lúa, còn vỏ trấu do bao hoa biến đổi thành có chức năng bảo vệ quả.

Hướng dẫn giải

Hạt lúa thuộc loại hạt có nội nhũ.    

Chọn A

15. Giải bài 9 trang 94 SBT Sinh học 11

Hạt đỗ thuộc loại

A. quả giả.

B. quả đơn tính.

C. hạt có nội nhũ.

D. hạt không nội nhũ.

Phương pháp giải

Có 2 loại hạt: hạt không có nội nhũ và hạt có nội nhũ

Hướng dẫn giải

Hạt đỗ thuộc loại hạt không nội nhũ.

Chọn D

16. Giải bài 10 trang 94 SBT Sinh học 11

Quả được hình thành từ

A. bầu nhuỵ.

B. noãn đã được thụ tinh,

C. bầu nhị.

D. noãn không được thụ tinh

Phương pháp giải

Noãn đã thụ tinh hình thành hạt, bầu nhụy hình thành quả

Hướng dẫn giải

Quả được hình thành từ bầu nhuỵ.

Chọn A

17. Giải bài 11 trang 94 SBT Sinh học 11

Đặc trưng không thuộc sinh sản hữu tính là

A. tạo ra thế hệ sau luôn thích nghi với môi trường sống ổn định.

B. luôn có quá trình hình thành và hợp nhất của các tế bào sinh dục (các giao tử),

C. luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen.

D. sinh sản hữu tính luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử.

Phương pháp giải

Sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi.

Hướng dẫn giải

Đặc trưng không thuộc sinh sản hữu tính là tạo ra thế hệ sau luôn thích nghi với môi trường sống ổn định.

Chọn A

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Sinh sản hữu tính ở thực vật Sinh học 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM