Phân tích tác phẩm Thơ Hai-cư của Ba-sô

eLib xin gửi đến các em tài liệu dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về thể thơ Hai-cư. Đồng thời, tài liệu này còn giúp các em thêm hiểu biết về nhà thơ Ba-sô - một nhà thơ nổi tiếng của Nhật Bản. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Phân tích tác phẩm Thơ Hai-cư của Ba-sô

1. Dàn ý phân tích Thơ Hai-cư của Ba-sô

a. Mở bài: Ba-sô là một danh sĩ lỗi lạc thời kỳ Edo của Nhật Bản. Những tác phẩm của ông để lại nhiều giá trị, phổ biến không những trong nước mà còn nổi tiếng khắp thế giới. Những bài thơ Hai cư là tác phẩm tiêu biểu của ông.

b. Thân bài:

- Tình yêu quê hương thắm thiết, thủy chung với mảnh đất thiêng liêng - nơi bao năm gắn bó:

+ Khôn nguôi nỗi nhớ da diết về "cố hương".

+ Nhắn nhủ mỗi người nên trân trọng những gì gần gũi gắn bó quanh ta.

- Đứng trên mảnh đất kinh đô ở quê nhà, tác giả nghe tiếng chim đỗ quyên hót mà dâng lên nỗi nhớ tiếc quá khứ huy hoàng, tươi đẹp ngày xưa.

- Dòng lệ nóng hổi buông trên làn tóc mẹ là tiếng lòng thổn thức tâm can nơi đáy hồn con -> Tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp.

- Tiếng vượn hú trong rừng xa não nề, thê lương khiến người thì sĩ liên tưởng đến niềm đau của những đứa trẻ thơ -> Tấm lòng nhân ái của tác giả.

- Xót xa trước cảnh chú khỉ con run lạnh giữa cái lạnh, cái ướt của cơn mưa mùa đông.

- Khung cảnh mùa xuân nơi hồ Bi-oa thật ấn tượng và xinh đẹp. Vạn vật dường như có sự tương giao, hoà hợp tạo nên bức tranh sinh động, thanh thoát lạ thường.

c. Kết bài: Đọc thơ Hai-cư, ta được đắm mình vào trong thế giới thiên nhiên, trong trường liên tưởng với những cảm xúc thẩm mỹ vô cùng lớn, cùng với tác giả, người đọc trở thành những người đồng sáng tạo lý thú và hữu ích.

2. Viết bài văn cảm nhận về Thơ Hai-cư của Ba-sô

Từ một cuộc hành trình trở về quê hương sau mười năm xa cách, cảm nhận chính nỗi lòng mình với quê hương, về những điều được mất trong cuộc đời, nhà thơ Ba-sô viết:

"Đất khách mười mùa sương

về thăm quê ngoảnh lại

Ê-đô là cố hương"

Bằng trải nghiệm cũng như cảm nhận trong cuộc đời ở khoảng thời gian mười năm xa quê, nhà thơ khắc họa trước mắt chúng ta hai vùng đất khác nhau, hai khoảng không gian, thời gian xa vời; đất khách và quê hương, xưa và nay. Trước cái vô hạn của không gian thời gian ta bắt gặp cái hữu hạn trong cuộc sống con người khi tuổi mỗi ngày một qua đi, sự gắn bó với quê hương mỗi ngày một ngắn lại, từ đó nhà thơ cảm thấy yêu cuộc sống này hơn và "ngộ" ra một điều đâu cũng là quê hương. Ê-đô là cố hương. Như vậy trước cái hữu hình rộng lớn, nhà thơ biến thành cái vô hình nhỏ bé trong lòng tự mình biết để cảm nhận và diễn tả trải dài tình cảm nỗi niềm của mình đối với quê hương và đất nước. Bài thơ ngắn gọn còn là một triết lí sâu sắc trong quy luật tình cảm của con người với bất cứ nơi đâu khi bước chân mình đã qua, dù ngắn hay dài thì chuỗi thời gian ấy khó vơi trong mỗi chúng ta, một lúc nào đó chợt nhớ mình lại cảm thấy day dứt xót xa như còn mang một món nợ lớn trong đời.

Ba-sô ở kinh đô Ki-ô-tô từ thời trẻ, khi còn là chàng thanh niên. Sau đó lên Ê- đô. 20 năm sau, cuối đời ông trở lại, nghe tiếng chim đỗ quyên hót mà mà viết bài này.

"Chiêm đỗ quyên hót

ở kinh đô

mà nhớ kinh đô"

Trong văn học Trung Quốc, chim Đỗ Quyên gắn với điển tích Vua Thục bị mất nước. Tuy nhiên ở đây các nhà nho cố ý dịch ra thành chim cuốc vì nó cũng xuất hiện vào đầu hè, thường kêu rất buồn và còn đồng âm với chữ quốc (nước).

Ở Nhật Bản, chim đỗ quyên là chim hô-tô-tô-ghi-su thường kêu vào đầu hè, nó không hót khi trời đẹp mà hót khi trời xẩm tối, vào đêm trăng, sau khi trời mưa,… tiếng kêu rất tha thiết. Vì thế nó thường được dùng để chỉ sự thương tiếc thời gian, đặc biệt là thể hiện nỗi buồn và sự vô thường. Ba-sô trở về kinh đô sau 20 năm, nghe tiếng đỗ quyên mà nhớ kinh đô năm nào là thế.

Trong Du kí Phơi thân đồng nội viết năm 1685, Ba-sô kể chuyện một lần đi ngang qua cánh rừng ông bỗng nghe thấy tiếng vượn hú. Tiếng ấy gợi ông nhớ đến tiếng khóc của một em bé bị bỏ rơi trong rừng.

"Tiếng hú não nề

Hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc?

Gió mùa thu tái tê"

Ở Nhật, ngày xưa vào những năm mất mùa có nhà không nuôi nổi con phải bỏ con vào rừng. Thậm chí còn đang tâm giết đứa trẻ nữa. Nghe tiếng vượn hú mà Ba-Sô lại liên tưởng đến tiếng người. Tiếng vượn hay chính là tiếng trẻ con khóc thật. Trong gió mùa thu hay tiếng gió đang than khóc cho nỗi đau của con người.

“Mưa đông giăng đầy trời

Chú khỉ con thầm ước

Có một chiếc áo tơi”

Bài thơ này Ba-Sô sáng tác khi đi du hành ngang qua một cánh rừng, ông thấy một chú khỉ nhỏ đang lạnh run lên trong cơn mưa mùa đông. Nhà thơ tưởng tượng thấy chú khỉ đang thầm ước có một chiếc áo tơi để che mưa, che lạnh.

Hình ảnh chú khỉ đơn độc trong bài thơ gợi lên hình ảnh người nông dân Nhật Bản, gợi hình ảnh những em bé nghèo đang co ro trong cơn lạnh. Bài thơ thể hiện tình thương yêu sâu sắc của nhà thơ đối với những kiếp người nghèo khổ.

"Vắng lặng u trầm

thấm sâu vào đá

tiếng ve ngâm"

Bài thơ ra đời trong một lần Ba-sô leo lên núi đá để thăm chính điện chùa Riu-sa-ku-ji. Tiếng ve là thanh, đá là vật. Nhưng trong cảnh u tịch, vắng lặng của chiều tà, khi tất cả đều im ắng hết lại có thể nghe được tiếng ve rền rĩ như nhiễm vào, như thấm vào đá. Liên hệ đó độc đáo, kì lạ mà không hề khoa trương.

Bằng hình thức của những câu thơ ngắn gọn, súc tích, nhà thơ Ba-sô đã truyền tải được trong những bài thơ của mình về những triết lí, những tư tưởng,quan niệm của ông về cuộc sống. Thơ Hai-cư là một thể thơ đặc trưng của nền văn học Nhật Bản, thơ Hai-cư được xem là thể thơ ngắn nhất trên thế giới, mỗi bài thơ Hai-cư đều có một tứ thơ nhất định mà thường được những nhà thơ ghi lại với những cảnh vật, hiện tượng cụ thể. Điển hình nhất trong dòng thơ Hai-cư là nhà thơ Ba-sô. Đã nhiều thế kỉ trôi qua nhưng tôi tin chắc rằng thơ Hai-cư Nhật Bản mãi mãi sẽ là một viên ngọc quý ở xứ sở "mặt trời mọc" với công chúng yêu thơ.

3. Phân tích tác phẩm Thơ Hai-cư của Ba-sô

Trong văn học Nhật Bản, thơ Hai-cư chiếm một vị trí khá quan trọng. Thể thơ này ra đời và phát triển rộng rãi trong thời kì Phục hưng văn học thế kỷ XVII - XVIII và song hành với đời sống văn hóa Nhật. Lúc đầu thơ Hai-cư bắt nguồn từ các thể thơ ca truyền thống như trường ca, hòa ca, đoản ca... Sau đó một phần của bài thơ trong các thể thơ này tách ra độc lập và tồn tại một thời gian dài không có tên gọi chính thức, đến khi nhà thơ Shiki (1867-1902) gọi đó là thơ Hai-cư vào những năm cuối thế kỷ XIX rồi nó tồn tại cho đến ngày nay.

Bài thơ đầu tiên, tác giả Ba-sô đã viết về tình cảm gắn bó đối với quê hương mà mảnh đất nơi mình gắn bó trong một thời gian dài xa quê:

“Đất khách mười mùa sương

Về thăm quê ngoảnh lại

Ê-đô là cố hương”

Ba- sô rời xa quê hương của mình từ sớm để lập nghiệp, hơn mười năm ông mới có điều kiện trở lại quê hương Mi-ê của mình, tuy nhiên khi trở về rồi ông lại cảm thấy nhớ Ê-đô, mảnh đất mà mình đã sinh sống và làm việc suốt mười năm, ông đã coi Ê-đô như quê hương thứ hai của mình. Bài thơ thứ nhất này đã thể hiện được tình cảm gắn bó, yêu thương của nhà thơ Ba-sô đối với mảnh đất mà mình đã từng ở.

“Chim đỗ quyên hót

ở Kinh đô

mà nhớ Kinh đô”

Ba-sô đã có một thời gian sống ở kinh đô Ki-ô-tô, sau đó ông đã chuyển đến sinh sống ở Ê-đô.Khi nghe thấy tiếng chim đỗ quyên hót thì ông nhớ về những kí ức khi còn ở Ki-ô-tô và viết lên bài thơ này. Hình ảnh chim đỗ quyên là một điển tích trong nền văn học của Trung Quốc, nó gắn liền với việc vua Thục bị mất nước. Ở Nhật Bản, hình ảnh của chim đỗ quyên lại được dùng để chỉ sự tiếc thương khi thời gian trôi đi, thể hiện nỗi buồn và sự vô vọng của con người.

Một lần ngang qua cách rừng, nghe tiếng vượn hú não nề, nhà thơ nghĩ đến tiếng khóc của những em bé bị bỏ rơi trong khu rừng, ông viết:

"Tiếng vượn hú não nề

hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc

gió mùa thu tái tê"

Bài thơ được cảm nhận bắt đầu từ giác quan thính giác. Tai nghe tiếng vượn hú rồi nhà thơ liên tưởng đến một điều có tính chất bức thiết trong cuộc sống con người (hay tiếng trẻ bị bỏ rơi). Đây không phải là sự chuyển đổi giữa nghe và nghĩ mà là một sự chuyển động giữa động và tĩnh: âm thanh bên ngoài, tiếng lòng sâu lắng của nhà thơ. Hai chi tiết tiếng vượn hú và tiếng trẻ bị bỏ rơi giữa cơn gió mùa thu tạo cho người đọc cảm nhận được một bức tranh trong bài thơ vừa thật vừa ảo. Cái ảo là khoảng âm thanh không rõ ràng trong nhất thời, cái thực là chính là tiếng lòng của con người với thời cuộc nhân sinh tồn tại vĩnh hằng trong cuộc đời vốn có nhiều điều chưa nói hết. Bài thơ giản dị trong sáng nhưng ý nghiã tư tưởng lại vượt ra ngoài lớp vỏ ngôn từ chật hẹp gò bó khô khan.

Ở Nhật Bản vào những năm xảy ra nạn đói, mất mùa đã có rất nhiều gia đình không nuôi được con đành dứt ruột để lại chúng ở trong rừng. Khi nghe thấy tiếng vượn hú, Ba- sô lại nhớ về một sự việc đau lòng mà ông từng chứng kiến.

“Mưa đông giăng đầy trời

Chú khỉ con thầm ước

Có một chiếc áo tơi”

Bài thơ được sáng tác dựa trên một câu chuyện có thật mà nhà thơ từng chứng kiến, đó là khi đi qua một khu rừng, ông đã nhìn thấy hình ảnh của một chú khỉ nhỏ đang run lên vì lạnh, khi ấy nhà thơ đã tưởng tượng ra chiếc áo tơi để giúp co chú khỉ đỡ lạnh.

Hình ảnh của chú khỉ nhỏ trong bài thơ đã gợi ra hình ảnh những người nông dân đáng thương trong cơn đói rét của thời đại. Bài thơ đã thể hiện được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ với con người.

"Vắng lặng u trầm

thấm sâu vào đá

tiếng ve ngâm"

Tiếng ve ngâm là mùa hè, tiếng ve ngâm lại thường diễn ra vào buổi chiều nên ta dễ dàng nhận ra nội dung của bài thơ là tiếng ve im ắng cất lên trước cảnh đá vật nơi cửa thiền trong một buổi chiều chưa tắt nắng gợi cho con người một nỗi lòng u tịch mênh mông, lúc đó con người có thể ngộ ra một điều gì trong cuộc sống cho riêng mình. Nghệ thuật của bài thơ là sức gợi, là tính liên tưởng, là phương pháp suy luận. Nghệ thuật bài thơ cũng là tiếng nói, là nỗi lòng, là tâm tư tình cảm con người gửi gắm với công chúng yêu thơ hôn nay và mai sau...

  • Tham khảo thêm

Ngày:08/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM