Soạn bài Tổng kết phần văn Ngữ văn 8 siêu ngắn

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em phân biệt được sự khác nhau giữa thơ Mới và thơ cũ. Đồng thời, bài soạn này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Tổng kết phần văn Ngữ văn 8 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 129 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Liệt kê và nêu nội dung chính của các văn bản văn học Việt Nam đã học từ bài 15 ở lớp 8:

(1) Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Phan Bội Châu: Thái độ ung dung và khí phách kiên cường của tác giả.

(2) Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh: Xây dựng một hình tượng đẹp, lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng.

(3) Muốn làm thằng Cuội - Tản Đà: Cái ngông đặc sắc của tác giả.

(4) Hai chữ nước nhà - Trần Tuấn Khải: Lòng yêu nước đối với dân tộc.

(5) Ông đồ - Vũ Đình Liên: Nhớ lại một thời vàng son đã qua.

(6) Quê hương - Tế Hanh: Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống.

(7) Khi con tu hú - Tố Hữu: Khao khát tự do mãnh liệt của tác giả.

(8) Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh: Tinh thần lạc quan và yêu nước tha thiết.

(9) Đi đường - Hồ Chí Minh: Ý chí mạnh mẽ của người chiến sĩ yêu nước.

(10) Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn: Khát vọng sự độc lập, ấm no của nhân dân.

(11) Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn: Lời kêu gọi mọi người đứng lên vì đất nước.

(12) Nước Đại Việt ta - Nguyễn Trãi: Bản tuyên ngôn độc lập hùng hồn.

(13) Bàn luận về phép học - Nguyễn Thiếp: Những cách học hiệu quả.

(14) Thuế máu - Nguyễn Ái Quốc: Nguyễn Ái Quốc vạch trần tội ác của thực dân Pháp.

2. Soạn câu 2 trang 129 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Phân biệt thơ cũ và thơ mới:

- Thơ cũ đều thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: có tính quy phạm chặt chẽ, nghiêm ngặt về niêm, luật.

- Các tác phẩm thơ Mới là thơ hiện đại với những cây bút đầu tiên mở đường khai phóng cho "thơ Mới" nên không chịu sự quy phạm, hình thức thể hiện hóng khoáng hơn, cách gieo vần, ngắt nhịp linh hoạt.

Ngày:12/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM