Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo) Ngữ văn 9 tóm tắt

Bài soạn Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo) giúp các em nắm được những nội dung đã học, và đồng thời vận dụng để làm bài tập SGK Ngữ văn 9 tập 1. eLib đã biên soạn nội dung bài này bám sát chương trình Ngữ văn 9. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo) Ngữ văn 9 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 220 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Giống : sự việc này dẫn đến sự việc kia, dẫn đến kêt thúc nhằm nêu lên một ý nghĩa.

- Khác:

+ Văn bản tự sự ở lớp 6 tồn tại độc lập một phương thức riêng.

+ Văn tự sự ở lớp 8 có sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nhưng chủ yếu là miêu tả ngoại hình, hành động nhân vật.

+ Đến lớp 9, văn tự sự kết hợp cả lập luận, biểu cảm, miêu tả (cả miêu tả nội tâm).

2. Soạn câu 2 trang 220 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn được gọi là văn bản tự sự bởi vì các yếu tố kết hợp với văn bản tự sự chỉ là yếu tố phụ, còn phương thức chính là phương thức tự sự.

- Trong thực tế, ít có những văn bản chỉ tồn tại một phương thức biểu đạt duy nhất.

3. Soạn câu 3 trang 220 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Văn bản tự sự kết hợp miêu tả, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh.

- Văn bản miêu tả kết hợp tự sự, biểu cảm, thuyết minh.

- Văn bản Nghị luận kết hợp miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.

- Văn bản biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả, nghị luận.

- Văn bản thuyết minh kết hợp miêu tả, nghị luận.

- Văn bản điều hành không kết hợp.

4. Soạn câu 4 trang 220 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Bài tập làm văn tự sự của học sinh vẫn phải có đủ ba phần bởi vì học sinh đang trong giai đoạn luyện tập bố cục cơ bản để học tập kĩ năng. Khi có kĩ năng tốt thì mới có thể sáng tạo, thay đổi.

5. Soạn câu 5 trang 220 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn giúp học sinh hiểu rõ hơn đặc điểm nghệ thuật, nội dung tác phẩm, giúp học sinh thực hiện tốt hơn yêu cầu đọc - hiểu các tác phẩm văn học tương ứng.

- Ví dụ : Những đoạn độc thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả nội tâm trong tác phẩm Làng của Kim Lân đã giúp người đọc hiểu được tâm trạng, tính cách của nhân vật ông Hai; vai người kể chuyện trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng giúp làm rõ hơn nội dung tư tưởng và làm tăng thêm chất chân thực của tác phẩm.

6. Soạn câu 6 trang 220 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc - hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng giúp các em hiểu sâu hơn lí thuyết trong việc viết bài văn tự sự, để các em có thể vận dụng sáng tạo cho bài viết của mình.

- Ví dụ : Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có sự kết hợp các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự.

Ngày:23/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM