Soạn bài Đồng chí Ngữ văn 9 tóm tắt

Bài soạn Đồng chí Ngữ văn 9 tập 1 giúp các em hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật mà Chính Hữu gởi gắm trong bài thơ. Để hiểu rõ hơn về điều này các em hãy tham khảo bài soạn dưới đây nhé! Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Đồng chí Ngữ văn 9 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 130 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Câu thơ thứ bảy là câu kết thúc của đoạn thơ thứ nhất. Có cấu trúc đặc biệt (chỉ một từ với dấu chấm than) như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính.

- Đó là một câu thơ đặc sắc và là chủ đề của bài thơ:

+ Nó không đẹp, không đặc biệt ở hình ảnh tân kì, hay lối nói cầu kì, ước lệ mà lại chính ở sự đơn giản, mộc mạc đến giản dị.

+ Mạch thơ đang dàn trải bằng những câu thơ 7, 8 chữ đột nhiên đến đây thắt lại trong vẻn vẹn hai từ “Đồng chí!”. Không phải là một lời tâm sự, một câu miêu tả, mà đơn giản chỉ là tiếng gọi, lòi xưng hô của những người cùng chung chí hướng, lí tưởng, cùng chiến đấu trong một đơn vị bộ đội. Đơn sơ, mộc mạc là thế, sao câu thơ cất lên lại có sức rung cảm mãnh liệt? Dù rất tình cờ nhưng cũng hết sức dung dị, tự nhiên họ trở thành đôi tri kỉ và gọi nhau bằng hai chữ thiêng liêng “Đồng chí!”. Và sau đó là những tháng ngày sát cánh bên nhau “vai kề vai, cùng chiến đấu cho độc lập của Tổ quốc. Cho dù phải trải qua bao gian nan, thử thách, hiểm nguy họ vẫn gắn bó, nương tựa vào nhau bởi đơn giản họ là những người “Đồng chí!”.

⇒ Như vậy, đoạn đầu của bài thơ khép lại với câu thơ đặc biệt “Đồng chí!” nhưng đã làm sáng thêm ý tình sâu sắc nhất của đoạn thơ, giải thích được vì sao những người lính ấy gắn bó khăng khít, thân thiết như máu thịt. Hai tiếng “Đồng chí!” tạo nên một âm hưởng ấm áp, có sức lay động tâm hồn như một tiếng gọi thiết tha của tình đồng đội. Sau câu thơ hàm súc ấy, mạch thơ lại lan toả, tha thiết với dòng tâm sự của những người bạn, người đồng đội đồng cam cộng khổ, chiến đấu cho độc lập tự do của Tổ quốc.

2. Soạn câu 2 trang 130 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Hai câu thơ mở đầu:

+ Cấu trúc song hành, đối xứng làm hiện lên hai “gương mặt” người chiến sĩ mối gặp gỡ như đang cùng nhau tâm sự.

+ Những dòng tâm sự ấy xuất phát từ tâm hồn chân chất, bộc trực của những anh nông dân mặc áo lính.

+ Họ kể với nhau về quê hương, bản quán của mình rất tự nhiên, không chút ngại ngần bởi họ đấu xuất thân từ nông thôn.

+ Họ đến từ những miền quê khác nhau: người từ miền biển (nước mặn đồng chua), người từ vùng đồi núi (đất cày lên sỏi đá) nhưng điểm chung giữa họ là đều lớn lên từ nghèo khó, lam lũ, vất vả. Kì lạ và xúc động khi chính cái nghèo

- Hai câu thơ tiếp theo: cái khổ đã là sợi dây kết nối hai tâm hồn xa lạ ấy bỗng trở nên gần gũi với nhau:

+ Thật là một sự tình cờ thú vị.

+ Dù ở những phương trời khác nhau, không hề sắp đặt, hẹn trước lại gặp nhau nơi đây cùng trở thành những người lính chiến đấu vì quê hương, đất nước.

+ Chính lời tâm sự chân thành, dung dị về miền quê nghèo khổ đã kéo họ lại gần nhau hơn, đồng cảm, hiểu nhau hơn. Đây chính là cơ sở đầu tiên để tạo nên sự gần gũi, sẻ chia và mở đầu cho một tình bạn đẹp.

- Câu thơ tứ 5 và 6: Khi là hai ngưòi chiến sĩ, họ tiếp tục nuôi dưỡng, phát triển nó trở thành một tình bạn gắn bó keo sơn:

+ Hai câu thơ giản dị nhưng đã gợi lên bao kỉ niệm đẹp của đôi bạn trong những ngày kháng chiến

+ “Anh với tôi” hai con người từ hai vùng quê khác nhau nhưng cùng ra trận để bảo vệ đất nước quê hương, vì độc lập tự do và sự sống còn của dân tộc.

+ “Đầu sát bên nhau” là hình ảnh diễn tả ý hợp tâm đầu của đôi bạn tâm giao.

+ Trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt, trong khói lửa của chiến tranh, gian khổ và thiếu thôn “bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” những con người xa lạ lại trở thành “đôi tri kỉ”, một cách tự nhiên, dung dị. 

+ Và sự “đồng cam cộng khổ” mới là cơ sở sâu xa nhất cho một tình bạn gắn bó keo sơn. 

3. Soạn câu 3 trang 130 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Những hình ảnh biểu hiện tình đồng chí đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng:

- Hình ảnh nào cũng thấm đượm tình quê vơi đầy: ruộng nương, gian nhà không -> Nơi xuất thân từ những miền quê nghèo khổ, lam lũ. 

- Hình ảnh: giếng nước, gốc đa: Hình ảnh tiêu biểu và phổ biến của mọi làng quê Việt Nam như biểu tượng của quê hương những người lính gốc nông dân. Gian nhà, giếng nước, gốc đa được nhân hoá đang đêm ngày dõi theo bóng hình người trai cày ra trận. Tình yêu quê hương đã góp phần tạo nên tình đồng chí, làm nên sức mạnh thời máu lửa. Ta thấy tình cảm gắn bó sâu đậm giữa hai ngưòi đồng chí. 

- Hình ảnh: áo rách, chân không giày, quần vá..: Ngươi lính ra trận “Áo vải chân không đi lùng giặc đánh” áo quần rách tả tơi, ốm đau bệnh tật. Những cơn sốt rét rừng khủng khiếp hành hạ ngưòi lính với cơn “Sốt run ngưòi vừng trán ướt mồ hôi”. Họ chia nhau sự nghèo khổ, thiếu thôn làm ta cảm động rưng rưng nước mắt. Chữ “biết” trong đoạn thớ này cho thấy họ đã cùng chung nếm trải, cùng chung chịu gian nan thử thách. Các chữ “anh với tôi”, “áo anh… quần tôi” xuất hiện trong đoạn thơ như một sự kết dính, gắn bó keo sơn tình đồng chí thắm thiết, cao đẹp.

- Hình ảnh: miệng cười buốt giá thể hiện sâu sắc tinh thần lac quan của hai người chiến sĩ. Chất thơ, chất thép của tâm hồn bỗng thăng hoa từ chính hiện thực đầy khó khăn, thiếu thốn.

- "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay": Đoạn thơ đang dàn trải với dòng tâm sự về kỉ niệm chiến đấu bỗng trào dâng cảm xúc. Câu thơ giản dị mà có sức rung động mãnh liệt bởi chính cử chỉ yêu thương, thân thiết. Anh nắm lấy tay tôi, tôi nắm lấy tay anh, để động viên nhau, truyền cho nhau tình thương và sức mạnh, để vượt qua mọi thử thách, tiếp tục đi tối và làm nên chiến thắng… Đến đây, người đọc mới cảm nhận được sức mạnh thực sự giúp những người lính nông dân vượt .qua tất cả gian lao, khốc liệt, thậm chí cả cái chết để chiến đấu và chiến thắng chính là tình đồng đội thắm thiết, keo sơn.

4. Soạn câu 4 trang 130 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Trong bức tranh, nổi lên trên nền cảnh rừng đêm giá rét là ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh "rừng hoang sương muối", những người lính phục kích, đứng cạnh bên nhau chờ giặc. 

- Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết, gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông sương muối giá rét.

- Người lính trong cảnh phục kích giữa rừng khuya còn có một người bạn nữa, đó là vầng trăng. "Đầu súng trăng treo", Chính Hữu đã nói những ấn tượng và suy nghĩ của chính tác giả, nó nói lên một cái gì lửng lơ không buộc chặt, suốt đêm vằng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng.

5. Soạn câu 5 trang 130 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Tác giả đặt tên là Đồng chí  vì: nó đã thâu tóm được nội dung chính của toàn bài thơ và tư tưỏng mà tác giả muốn gửi gắm. Những con người từ những vùng quê khác nhau, chẳng hẹn trước nhưng tình cờ gặp nhau, cùng chiến đấu trong một đơn vị, rất tự nhiên, dung dị họ trở thành những người đồng chí. Và cũng chính tình cảm ấy tạo ra sức mạnh tinh thần vô cùng to lớn giúp họ vượt qua mọi thử thách, gian nguy của cuộc chiến đấu, thậm chí cả bệnh tật và cái chết. Họ sẵn sàng đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, luôn luôn “đứng sát bên nhau” để cùng chiến đấu và chiến thắng, đơn giản chỉ vì họ là “Đồng chí”.

6. Soạn câu 6 trang 130 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Đó là anh bộ đội xuất thân từ nông dân. Họ sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá, thân thiết của cuộc sống nơi làng quê ra đi vì nghĩa lớn: "Ruộng nươn ... Gian nhà không mặc kệ gió lung lay"

- Hai chữ "mặc kệ" nói được cái dứt khoát mạnh mẽ có dáng dấp "trượng phu". Nhưng người lính nông dân ấy vẫn gắn bó, nặng lòng với làng quê thân yêu. Họ không hề vô tình, nếu không đã chẳng thể cảm nhận tình nhớ nhung của quê hương: "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"

- Những người lính cách mạng trải qua gian lao thiếu thốn, tột cùng: những cơn sốt run người, trang phục phong phanh giữa mùa đông lạnh giá. Nhưng gian lao thiếu thốn càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ: sáng lên nụ cười của người lính "Miệng cười buốt giá".

 7. Soạn câu 1 luyện tập trang 131 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Chính Hữu đã dành những lời thơ bình dị, mộc mạc viết về những người lính thời kì chống Pháp qua bài thơ Đồng chí. Họ đều xuất thân từ cho quê hương nghèo khó, ra đi vì lý tưởng cao đẹp, họ cùng nhau san sẻ những ngọt bùi, đắng cay chiến trận. Bài thơ khép lại bằng hình ảnh thật đẹp: "Đêm nay rừng hoang sương muối/ Đừng cảnh bên nhau cho gia tới/ Đầu súng, trăng treo". Đêm nay cũng như bao đêm khác, hai người lính trẻ vẫn bên nhau, sát cánh cùng nhau làm nhiệm vụ của Đảng giao phó. Khó khăn nơi chiến trường là những giá lạnh của sương muối chốn rừng hoang, vì giặc dân quân thù, ấy vậy mà họ nào đâu có chút chùn chân, sợ hãi. Hình ảnh người lính trong tư thế chủ động "chờ giặc tới" thật đáng khâm phục và ngộ cả biết bao. "Đầu súng, trăng treo" câu thơ cuối bài gợi lên một khung cảnh vừa thực, vừa lãng mạn. Nhắc đến súng đạn người ta nghĩ đến chiến tranh với những hiểm nguy bủa vây. Nghĩ về ánh trăng, người ta lại nói về sự yên bình. Hai hình ảnh tưởng chừng như không liên quan đến nhau ấy lại trở nên gắn bó là thường. Ánh trăng trên đầu súng phải chăng chính là niềm tin, là ước mơ và khát vọng về một ngày mai tươi sáng, đất nước được hòa mình, nhân dân được ấm no. Ánh trăng tự do sẽ tỏa rạng khắp nơi nó trên đất nước Việt Nam. Phải có trái tim yêu nước mãnh liệt và một tâm hồn dạt dào lòng yêu nước, Chính Hữu mới mang đến cho độc giả những vấn thơ giàu giá trị đến như thế.

Ngày:02/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM