Soạn bài Bài thơ tiểu đội xe không kính Ngữ văn 9 tóm tắt

Những người chiến sĩ lái xe hiện lên trong thơ Phạm Tiến Duật vô cùng lạc quan, tinh nghịch, ngang tàng, dũng cảm, coi thường gian khổ, yêu đời. Đặc biệt là lòng yêu nước ý chí giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để hiểu rõ hơn về hình ảnh những chiến sĩ lái xe, các em hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé! Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Bài thơ tiểu đội xe không kính Ngữ văn 9 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 133 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Nhan đề Bài thơ tiểu đội xe không kính đã làm hiện lên rõ nét hình ảnh của những chiếc xe không có kính. Hình ảnh này là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.

- Nhưng vì sao tác giả còn thêm vào nhan đề hai chữ Bài thơ? Hai chữ đó cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà điều chủ yếu là tác giả muốn nói về chất thơ hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh.

2. Soạn câu 2 trang 133 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Những cái thiếu thốn về vật chất (xe không có kính) đã bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ, đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ, khó khăn.

- Tác giả đã diễn tả một cách cụ thể và gợi cảm những ấn tượng, cảm giác của người lái xe trên chiếc xe không kính. Với tư thế "nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng" qua khung cửa xe không kính chắn gió, người lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài, "Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng - Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim". Câu thơ diễn tả cảm giác về tốc độ trên chiếc xe đang lao nhanh. Qua khung cửa đã không có kính, không chỉ mặt đất mà cả bầu trời với sao trời, cánh chim như cũng ùa vào buồng lái. Nhà thơ đã diễn tả chính xác cảm giác mạnh và đột ngột của người ngồi trong buồng lái, khiến người đọc có thể hình dung được rx ràng những ấn tượng, cảm giác ấy như chính mình đang ở trên chiếc xe không kính.

- Người lái xe hiện ra với những nét tính cách thật cao đẹp:

+ Tư thế hiên ngang, ung dung:

"Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhùn thẳng"

+ Thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, hiểm nguy:

"Không có kính, ừ thì có bụi

... Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc"

"Không có kính, ừ thì ướt áo

... Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa"

⇒ Như vậy, từ tứ thơ: những chiếc xe không kính đang băng băng trên đương ra trận, Phạm Tiến Duật đã khắc hoạ rất đậm, rất đẹp hình tượng những người lính lái xe thời chống Mĩ: vui vẻ, lạc quan, trẻ trung, lãng mạn, dũng cảm, hiên ngang và chan chứa yêu thương.

3. Soạn câu 3 trang 133 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Khẩu ngữ (ừ thì, mau thôi, nghĩa là,…); đó là những từ láy đan xen rất biểu cảm (ung dung, đột ngột, phì phèo, chông chênh). Những hư từ, liên hệ từ cũng được sử dụng rất nhiều: như, và rồi,… trong những cấu trúc kéo dài câu thơ theo xu hướng câu văn xuôi.

- Giọng điệu bài thơ khá đa dạng, uyển chuyển, đan xen giữa giọng biện luận, giọng bông đùa và giọng trang nghiêm.

- Đặc điểm ngôn ngữ, giọng điệu này giúp nhà thơ vẽ chân dung người lính rất chân thực và sinh động. 

4. Soạn câu 4 trang 133 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

– Khâm phục những con người hiên ngang dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, luôn tiến lên phía trước vì mục đích và lý tưởng cao đẹp.

– Yêu mến tính sôi nôi, vui nhộn, tinh nghịch lạc quan, dễ gần, dễ mến, dễ gắn bó giữa những người lính trong chiến tranh.

- Nếu như những người lính trong thơ Chính Hữu:

+ Xuất thân từ nông dân, mộc mạc, giản dị, mang nặng hình bóng quê nhà “nước mặn đồng chua”.

+ Chịu nhiều thiếu thốn về cả điều kiện sinh hoạt (áo rách vai, quần vá, chân không giày…).

- Người lính thời chống Mĩ mà Phạm Tiến Duật thể hiện đã rất khác:

+ Họ cũng thiếu thốn, gian khổ đấy nhưng cuộc chiến đấu của họ đã có xe tăng, máy bay, ô tô tải đạn, tải thương… chứ không còn thô sơ như thế hệ cha anh thuở trước.

+ Toát lên nét trẻ trung, sôi nổi của tuổi trẻ. Họ đã được thở bầu không khí thời đại mới, mang trong mình một tâm thế mới.

→ Cái tài của Phạm Tiến Duật là ở chỗ đã tái hiện được hơi thở ấm nóng thời đại, không khí rộn rã, cả nước ra quân trong bài thơ rất độc đáo của mình.

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 133 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Khổ thơ thứ hai tràn ngập những hình ảnh gió, con đường, sao trời, cánh chim. Không có kính chắn, người lính lái xe trên đường ra mặt trận đa có những cảm giác, ấn tượng rất đặc biệt.
- "Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng": gió trên đường đi ùa vào buồng lái, khiến đôi mắt người chiến sĩ trở nên cay. Tác giả sử dụng từ “đắng” để diễn tả cảm giác ấy, khiến cảm giác cay vì gió ở mắt được vị giác hóa, chân thực hơn.
- "Thấy con đường chạy thẳng vào tim, sao trời và đột ngột cánh chim như sa như ùa vào buồng lái": Giữa người lính lái xe và những sự vật, khung cảnh trên đường không có rào cản. Mọi thứ trở nên gần hơn, rõ nét hơn.
→ Phép phóng đại, ẩn dụ: chạy thẳng vào tim, như sa như ùa vào buồng lái khiến không gian trong xe và ngoài xe như hòa vào làm một, người lính và chiếc xe không kính có thêm những người bạn đồng hành.

Ngày:02/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM