Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về cách sử dụng từ đồng âm, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa,... trong văn nói và văn viết. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 - 3 trang 193 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

Câu 1:

- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau.

- Có hai loại: hoàn toàn và không hoàn toàn.

Câu 2:

- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa đối lập nhau.

- Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối.

Câu 3:

- Từ "bé":

+ Trái nghĩa: to, lớn, đồ sộ, vĩ đại, khổng lồ.

+ Đồng nghĩa: nhỏ, nhỏ xíu.

- Từ "thắng":

+ Đồng nghĩa: thành công, chiến thắng, hạng nhất.

+ Trái nghĩa: thua, thất bại.

- Từ "chăm chỉ":

+ Đồng nghĩa: siêng năng, cần cù, chịu khó, cần mẫn.

+ Trái nghĩa: lười biếng, lười nhác.

2. Soạn câu 4 - 6 trang 193 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

Câu 4:

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau.

- Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa:

+ Từ nhiều nghĩa có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, tính chất,...

+ Từ đồng âm các từ có âm giống nhau nhưng không liên quan gì nhau.

Câu 5:

- Thành ngữ: biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

- Thành ngữ có thể giữ nhiệm vụ như từ.

Câu 6:

- Bách chiến bách thắng -> Trăm trận trăm thắng.

- Bán tín bán nghi -> Nửa tin nửa ngờ.

- Kim chi ngọc diệp -> Lá ngọc cành vàng.

- Khẩu phật tâm xà -> Miệng nam mô bụng bồ dao găm.

3. Soạn câu 7 - 9 trang 194 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

Câu 7:

- Đồng không mông quạnh.

- Còn nước còn tát.

- Con dại cái mang.

- Giàu nứt đố đổ vách.

Câu 8:

- Điệp ngữ là sự lặp lại từ ngữ làm nổi bật ý.

- Điệp ngữ nhiều dạng.

Câu 9:

- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ.

- Ví dụ chơi chữ theo lối gần âm: "Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn".

Ngày:31/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM