Soạn bài Điệp ngữ Ngữ văn 7 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em phân biệt được giữa điệp ngữ và lỗi lặp từ. Từ đó, các em sẽ biết cách sử dụng điệp ngữ trong bài văn của mình một cách tốt hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Điệp ngữ Ngữ văn 7 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 152 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Tác giả đã dử dụng điệp ngữ "nghe" và "vì" trong bài thơ nhằm nhấn mạnh tình cảm bà cháu sâu nặng, thiêng liêng.

2. Soạn câu 2 trang 152 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Lặp đi lặp lại như vậy nhằm gây ấn tượng mạnh, tạo nhịp điệu cho bài thơ.

- Từ “nghe” nhấn mạnh cảm giác, tâm tư của người lính trẻ.

3. Soạn câu 3 trang 152 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- “Tiếng gà trưa”: điệp ngữ nối tiếp.

- Văn bản 1: điệp ngữ nối tiếp.

- Văn bản 2: điệp ngữ chuyển tiếp.

4. Soạn phần luyện tập trang 153 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

Câu 1: Nhận xét điệp ngữ:

- Sử dụng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh một ý nghĩa trọng tâm mà văn bản chuyển tải.

- Nhằm nhấn mạnh quyền tự do, độc lập Việt Nam (văn bản 1).

- Nhằm nhấn mạnh nỗi vất vả của người nông dân (văn bản 2).

Câu 2:

- Phân loại điệp ngữ: "xa nhau" là: điệp ngữ cách quãng; "một giấc mơ" là: điệp ngữ chuyển tiếp.

Câu 3:

a. Đó là lỗi lặp từ.

b. Chữa lại: Bằng cách lược bỏ một số từ như: "mảnh vườn", "em hái hoa",...

Câu 4: 

Hôm nay, trời mưa rất to, mưa dầm dề, mưa mãi không dứt, mưa ngập cả phố phường, mưa làm cho người đi xe máy bị hỏng máy giữa đường. Mưa khiến cho bầy chim không còn cành cây để đậu. Nhưng mưa lại khiến cho bọn trẻ con thích thú, bởi tụi nó được tắm mưa.

Ngày:26/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM