Soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) Ngữ văn 7 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây giúp các em cảm nhận được chủ quyền lãnh thổ của đất nước quan trọng và linh thiêng ra sao. Từ đó, các em sẽ ý thức hơn trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước trước những thế lực thù địch. Chúc các em học tập thật tốt!

Soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) Ngữ văn 7 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 64 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Bài thơ Sông núi nước Nam được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, gồm 4 câu và bảy chữ.

- Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

2. Soạn câu 2 trang 64 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ gồm hai ý:

+ Khẳng định chủ quyền nước Nam là của người Nam.

+ Kẻ thù không được xâm phạm.

3. Soạn câu 3 trang 64 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Nội dung biểu ý được thể hiện theo bố cục:

+ Hai cầu đầu khẳng định chủ quyền.

+ Hai câu sau kiên quyết bảo vệ chủ quyền.

4. Soạn câu 4 trang 64 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Ở bài thơ dù thiên về biểu ý nhưng vẫn có sự bày tỏ cảm xúc ẩn kín bên trong.

- Vì tác giả không bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp người đọc phải ngẫm nghĩ mới thấy cảm xúc yêu nước mãnh liệt trong đó.

5. Soạn câu 5 trang 64 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Trong bài thơ "Sông núi nước Nam" có những cụm từ như: “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”, từ đó cho thấy giọng điệu bài thơ thể hiện khí phách anh hùng, tinh thần bất khuất của dân tộc.

6. Soạn câu luyện tập trang 65 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

Cách nói "Nam đế cư" thể hiện dụng ý của tác giả:

- Nói Nam đế cư để khẳng định sự ngang hàng giữa Việt Nam với Trung Quốc. Thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc.

- Khi tuyên bố nước Nam do vua Nam đứng đầu để khẳng định đất nước có chủ quyền, có lãnh thổ, có bờ cõi riêng.

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM