Soạn bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng Ngữ văn 7 siêu ngắn

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về tác giả Hồ Chí Minh. Từ đó, các em có thể phân tích một số bài thơ của Hồ Chí Minh dễ dàng hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng Ngữ văn 7 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 142 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Hai bài “Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu” (phiên âm) được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: Gồm 4 câu, mỗi câu 7 tiếng, gieo vần chân ở câu 1 - 2 - 4.

- Cảnh khuya: ngắt nhịp 3/4 (câu 1), 4/3 (câu 2 và 3), 2/5 (câu 4)

- Rằm tháng giêng: ngắt nhịp 4/3 toàn bài.

2. Soạn câu 2 trang 142 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Âm thanh: Tiếng suối trong trẻo vang xa gợi thời gian đêm khuya, không gian thoáng đãng, tĩnh lặng.

- Tiếng suối so sánh với tiếng hát xa làm cho tiếng suối thêm gần gũi với con người.

- Hình ảnh: Ánh trăng lồng vào vòm lá cố thụ gợi nên cảnh chập chùng, huyền ảo của bóng trăng, bóng cây và bóng hoa.

3. Soạn câu 3 trang 142 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Hai câu cuối của bài Cảnh khuya biểu hiện sự say mê vẻ đẹp thiên nhiên của tác giả. Bác chưa ngủ không chỉ vì thiên nhiên mà còn vì tấm lòng lo dân lo nước.

- Trong hai câu ấy có từ “chưa ngủ” được lặp lại, đó là nỗi băn khoăn về vận nước, đó là tấm lòng thiết tha vì dân vì nước.

4. Soạn câu 4 trang 142 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

Nhận xét không gian trong bài thơ "Rằm tháng giêng":

- Không gian cao rộng, mênh mông, tràn đầy ánh trăng, trời trăng, sông trăng và con thuyền chở đầy trăng.

- Tràn đầy sức xuân: sông mùa xuân, nước mùa xuân, trời mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.

5. Soạn câu 5 trang 142 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Bài “Nguyên tiêu” gợi nhớ đến câu “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” trong bài “Phong Kiều dạ bạc” của Trương Kế.

6. Soạn câu 6 trang 142 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Có thể nhận thấy Bác là người yêu đất nước tha thiết, Bác luôn muốn giúp nước, giúp đời, Bác sẵn sàng hi sinh vì đất nước, nhân dân.

- Cảnh gợi tình và tình không bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà mở rộng tới tình dân, tình nước, bởi Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề.

- Hình ảnh trong hai bài thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển, những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông.

- Cả hai bài thơ đều thể hiện vẻ đẹp ung dung tự tại của người chiến sĩ Cách mạng, đêm ngày lo vận nước.

7. Soạn câu 7 trang 142 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

Nhận xét cảnh trăng trong hai bài thơ như sau:

- Hình ảnh trăng của cả hai bài thơ đều đẹp một cách thơ mộng, chuyển tải được những tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình.

- Cả hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc.

- Vẻ đẹp khác nhau:

+ Trong bài "Cảnh khuya" vẻ đẹp ánh trăng đã được nhân hóa.

+ "Rằm tháng giêng" miêu tả hình ảnh trăng xuân, mang không khí và dư vị của mùa xuân.

8. Soạn câu luyện tập trang 143 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

"Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ".

         (Ngắm trăng)

"Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

Sau đây Bác viết mấy dòng

Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung...".

(Thư Trung thu 1951)

Ngày:26/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM