Soạn bài Những câu hát than thân Ngữ văn 7 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây sẽ giúp các em hiểu hơn về những câu hát than thân trong ca dao, dân ca xưa. Từ đó, các em sẽ biết đồng cảm sâu sắc với cuộc đời khổ cực của những người lao động, đặc biệt là người phụ nữ. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Những câu hát than thân Ngữ văn 7 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 49 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Bài 1:

"Cái cò mày mổ cái tôm
Cái tôm quắp lại, lại ôm cái cò
Cái cò mày mổ cái trai
Cái trai quắp lại, lại nhai cái cò".

- Bài 2:

"Con Cò lặn lội
Lặn lội trời mưa
- Cò ăn cơm chưa?
- Chưa ăn, đói lắm!".

=> Hình ảnh thân cò nói lên nỗi khổ cực của người nông dân. Một hình ảnh vô cùng gần gũi, quen thuộc với người nông dân.

2. Soạn câu 2 trang 49 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Bài ca dao thứ nhất thể hiện cuộc đời vất vả, lận đận của cò, phải lặn lội mà kiếm sống qua ngày.

- Đó còn là tiếng nói tố cáo đanh thép xã hội phong kiến bất công.

3. Soạn câu 3 trang 49 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Cụm từ "thương thay" thể hiện một sự xót xa nghẹn ngào.

- Sự lặp lại cụm từ này có ý nghĩa:

+ Đó không chỉ là lời thương xót xót những người nông dân khốn khổ mà còn vang lên như lời than vãn của chính họ.

+ Bày tỏ niềm xót thương sâu sắc thấm vào trong đáy lòng trước thân phận những người nông dân ấy.

+ Mang một hàm nghĩa rộng hơn xót thương cho tất cả những con người thấp cổ bé họng chịu nhiều bất công trong xã hội đương thời.

4. Soạn câu 4 trang 49 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Những nỗi thương thân của người nông dân được thể hiện như sau:

+ Thương cho thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực.

+ Thương cho những con người vất vả làm lụng cả đời mà vẫn nghèo khó.

+ Thương cho cuộc đời phiêu bạt lận đận của những người lao động.

+ Thương cho thân phận thấp cổ bé họng.

5. Soạn câu 5 trang 49 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Bài 1:

"Thân em như trái đào non
Không may số kiếp lấy con nhà giàu
Hắn cợt như thể con hầu
Nửa đêm còn phải thái rau, băm bèo".

- Bài 2:

"Thân em như trái me chua

Người chê cũng lắm, người ưa cũng nhiều".

=> Những bài ca dao này đều nói về thân phận bất hạnh của người phụ nữ thời phong kiến.

6. Soạn câu 6 trang 49 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Nhận xét về hình ảnh "trái bần" được so sánh trong bài ca dao cuối cùng:

+ Trái bần: vừa chua vừa chát, hơn nữa đã rụng - gợi ta liên tưởng những thân phận nghèo hèn lắm khổ đau – câu ca mang đậm màu sắc Nam Bộ.

+ Gió dập, sóng dồi: hình ảnh các thế lực đen tối hợp lực vào nhau đè bẹp, nhấn chìm cuộc sống của những con người lương thiện.

- Nỗi khổ người phụ nữ: Qua bài ca dao ta thấy được người phụ nữ trong xã hội phong kiến dật dờ, trôi nổi, luôn gặp những khổ đau, bất hạnh.

7. Soạn câu 1 luyện tập trang 50 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

Tất cả những bài ca dao trên đều có những điểm chung cả về nội dung và nghệ thuật:

- Nội dung: Đều là những câu hát than thân cho cuộc đời, số phận của người lao động, đồng thời tố cáo, phản kháng xã hội phong kiến.

- Nghệ thuật: Sử dụng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ, sử dụng hình thức thơ lục bát.

Ngày:17/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM