Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Ngữ văn 7 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được tình cảm quê hương sâu đậm của tác giả. Từ đó, các em có thái độ trân trọng, yêu mến quê hương của mình hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Ngữ văn 7 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 127 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Đều viết về nỗi nhớ quê hương.

- Hoàn cảnh xa quê của hai bài thơ có sự khác nhau.

2. Soạn câu 2 trang 127 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Nếu đọc nhan đề ta có thể nhận thấy tác giả lúc đầu không có ý định làm thơ khi vừa đặt chân về quê hương nhưng khi về đến nơi, tác giả bị coi là khách nên tác giả mới làm thơ.

-> Vì vậy, bài thơ đã thể hiện tình yêu một cách rất khác đó là: tình yêu quê hương thể hiện ngay khi mới đặt chân về đến quê.

3. Soạn câu 3 trang 127 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Biểu cảm gián tiếp qua tự sự và miêu tả.

- Câu một là kể khái quát ngắn gọn quãng đời xa quê.

- Câu hai miêu tả về sự thay đổi của mái tóc.

4. Soạn câu 4 trang 127 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Hai câu đầu là cảm xúc nhắc lại sự thay đổi, có chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê trở về. Hai câu dưới lại mang giọng điệu hóm hỉnh, bi hài. Nhi đồng xuất hiện cũng là một thế hệ mới, càng khắc sâu tuổi già của người trở về, càng tạo nên sự bơ vơ, lạc lõng cho “khách”. Câu hỏi làm tác giả vừa vui vừa buồn.

- Hai câu sau thiên về tự sự và biểu cảm khi có sự xuất hiện của những đứa trẻ nhỏ. Đứa trẻ đó ngơ ngác không biết là ai, chúng coi ông như là một người khách lạ.

5. Soạn câu luyện tập trang 128 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

So sánh hai bản dịch thơ:

- Giống: Đều dịch theo thể lục bát và sát với bản dịch nghĩa.

- Khác: Bản của Phạm Sĩ Vĩ không có hình ảnh tiêu biểu (trẻ cười), còn bản dịch của Trần Trọng San âm điệu câu cuối không được mềm mềm mại, hơi hụt hẫng.

Ngày:23/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM