Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh Ngữ văn 7 siêu ngắn

Bài soạn "Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh" nhằm giúp các em biết cách sử dụng phép lập luận chứng minh trong văn nói và văn viết một cách phù hợp. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh Ngữ văn 7 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 41 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Trong đời sống, người ta cần chứng minh khi bị người khác nghi ngờ hoặc muốn làm sáng tỏ một điều gì đó. Khi chứng minh, em cần phải nêu ra những lí lẽ, bằng chứng chân thực.

2. Soạn câu 2 trang 41 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Để chứng tỏ ý kiến đó là đúng sự thật và đáng tin cậy, người viết phải sử dụng các lí lẽ sắc bén, dẫn chứng chân thực.

3. Soạn câu 3 trang 41 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

a. Liệt kê luận điểm:

- Luận điểm cơ bản là: "Đừng sợ vấp ngã".

- Những câu văn mang luận điểm đó:

+ "Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ".

+ "Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình".

b. Cách lập luận chứng minh của tác giả cho chúng ta thấy đó là một văn bản giàu sức thuyết phục.

4. Soạn câu luyện tập trang 43 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

a. Văn bản có những luận điểm:

- Luận điểm: "Không sợ sai lầm".

- Những câu mang luận điểm đó:

+ "Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào … cuộc đời".

+ "Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời".

+ "Thất bại là mẹ của thành công".

+ "Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình".

b. Liệt kê luận cứ:

- "Không chịu mất thì cũng chẳng được gì. Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại … ngoại ngữ”.

- "Khó tránh được những sai lầm trên con đường bước vào tương lai. Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì … Thất bại là mẹ thành công”.

- "Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm. Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh … để tiến lên”.

=> Bài văn đầy sinh động và thuyết phục được người đọc, người nghe nhờ có luận cứ.

c. Hai văn bản đã cho đều sử dụng phép lập luận chứng minh, tuy nhiên có sự khác nhau về cách thức sử dụng.

Ngày:25/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM