Soạn bài Từ Hán Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm cung cấp cho các em những cách sử dụng từ Hán Việt phù hợp nhất. Từ đó, các em sẽ không rơi vào tình trạng lạm dụng từ Hán Việt quá nhiều. Chúc các em học tập thật tốt!

Soạn bài Từ Hán Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7 siêu ngắn

1. Sử dụng từ Hán Việt

1.1. Soạn câu 1 trang 81 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Không dùng từ Thuần Việt trong những câu văn bên dưới vì:

a. Nhằm tạo sắc thái trang trọng, thái độ tôn kính, hoặc tránh cảm giác ghê sợ.

b. Tạo ra không khí cổ xưa, phù hợp với ngữ cảnh.

1.2. Soạn câu 2 trang 82 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Những câu có cách diễn đạt hay hơn là: Câu (2) trong ý (a) và câu (2) trong ý (b) có cách diễn đạt hay hơn so với câu tương tự sử dụng từ Hán Việt. Vì trong lời ăn tiếng nói mang tính sinh hoạt, sử dụng từ Hán Việt gây sự thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng.

2. Luyện tập

2.1. Soạn câu 1 trang 83 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- (1) - mẹ; (2) - thân mẫu.

- (1) - phu nhân; (2) - vợ.

- (1) - sắp chết / sắp chết; (2) - lâm chung / lâm chung.

- (1) - giáo huấn ; (2) - dạy bảo.

2.2. Soạn câu 2 trang 83 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Có thể thấy ở Việt Nam khi sử dụng từ ngữ thì người ta thường dùng nhiều từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí vì tạo sắc thái trang trọng, tôn nghiêm và một phần do thói quen.

2.3. Soạn câu 3 trang 84 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Các từ tạo sắc thái cổ xưa trong đoạn văn An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là: dùng binh, giảng hòa, cầu thân, kết tình hòa hiếu, nhan sắc tuyệt trần.

2.4. Soạn câu 4 trang 84 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Trong các câu văn trên đã lạm dụng từ Hán Việt quá nhiều, dẫn đến câu văn không phù hợp với ngữ cảnh. Thay thế: bảo vệ → giữ gìn ; mĩ lệ → đẹp đẽ.

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM