Bài 4: Kiểm soát Marketing
Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 4: Kiểm soát Marketing sau đây để tìm hiểu về mục đích kiểm soát Marketing, nội dung kiểm soát marketing. eLib.VN hy vọng bài học sau đây là tài liệu hũu ích dành cho mọi người.
Mục lục nội dung
1. Mục đích kiểm soát Marketing
Đánh giá và kiểm soát marketing nhằm đảm bảo chương trình marketing hướng đến những mục tiêu đã định.
2. Nội dung kiểm soát marketing
Quy trình kiểm soát marketing
Kiểm soát marketing bao gồm việc kiểm soát kế hoạch hàng năm, kiểm soát khả năng lợi nhuận, kiểm soát hiệu quả và kiểm soát tính chiến lược.
2.1 Kiểm soát kế hoạch hàng năm
- Phân tích mức bán: Phân tích và so sánh mức bán thực tế với kế hoạch mục tiêu. Phân tích thị phần: Nhận biết vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Phân tích chi phí marketing: Đánh giá chi phí so với mức tiêu thụ để đảm bảo rằng công ty không chi quá nhiều để đạt chỉ tiêu kế hoạch. Phân tích tài chính: Để nhận diện những yếu tố tác động đến các kết quả tài chính của công ty. Thăm dò sự thỏa mãn của khách hàng thường xuyên giám sát những mức độ ưa thích và thỏa mãn của khách hàng ảnh hưởng tới mức tiêu thụ. Kênh thông tin nắm thái độ khách hàng là hệ thống khiếu nại, góp ý và phiếu thăm dò ý kiến khách hàng. Điều chỉnh hoạt động khi hoạt động marketing chệch hướng so với mục tiêu kế hoạch.
Kiểm soát kế hoạch hàng năm, trách nhiệm chính là quản trị cấp cao và quản trị cấp trung gian. Mục đích kiểm soát là xem xét kết quả của kế hoạch có đạt được hay không? Cách thức tiếp cận là phân tích doanh thu, thị phần, tài chính và theo dõi sự thoả mãn khách hàng.
2.2 Kiểm soát khả năng sinh lợi
Doanh nghiệp có thể kiểm tra khả năng sinh lời theo các tiêu chuẩn sau:
- Khả năng sinh lời của từng mặt hàng khác nhau; Khả năng sinh lời trên từng địa bàn khác nhau; Khả năng sinh lời của từng phần thị trường (khách hàng) khác nhau; Khả năng sinh lời của từng kênh marketing; Khả năng sinh lời theo từng quy mô đơn hàng.
Thông tin này sẽ giúp nhà quản trị xác định sản phẩm nào, hoạt động marketing nào cần tăng thêm hay giảm bớt. Từ những kết quả kiểm soát này doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định marketing khác nhau.
Kiểm soát khả năng lợi nhuận trách nhiệm chính là kiểm tra viên marketing. Mục đích kiểm soát là xem xét lời lỗ. Cách thức tiếp cận khả năng lợi nhuận theo sản phẩm, khu vực, khách hàng, phân khúc, kênh phân phối, quy mô đặt hàng.
2.3 Kiểm soát hiệu quả
Qua những phân tích khả năng sinh lợi trên, khi nhận thấy nguồn thu yếu kém, các nhà quản trị phải tìm những phương cách tiến hành hiệu quả hơn. Do vậy, họ cần phân tích hiệu quả của các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, phân phối, lực lượng bán hàng để điều chỉnh kịp thời.
Kiểm soát hiệu quả trách nhiệm chính quản trị chức năng. Mục đích kiểm soát đánh giá và phát triển hiệu năng chi tiêu marketing. Cách thức tiếp cận hiệu quả của lực lượng bán hàng, quảng cáo, khuyến mại, phân phối.
2.4 Kiểm soát chiến lược
Kiểm soát marketing là việc nghiên cứu định kỳ khách quan có hệ thống và toàn diện môi truờng marketing của doanh nghiệp. Marketing là một lĩnh vực mà các mục tiêu, chính sách, chiến luợc và chuơng trình dễ có khả năng bị lạc hậu nhanh chóng. Do vậy, mỗi công ty cần định kỳ xem xét lại các huớng chiến luợc trên thị truờng. Kiểm tra chiến luợc để đảm bảo những mục tiêu, chiến luợc và những hệ thống hoạt động của marketing thích ứng với môi truờng.
Kiểm soát tính chiến luợc trách nhiệm chính quản trị cấp cao, kiểm toán marketing. Mục đích kiểm soát là xem xét công ty có theo đuổi các cơ hội tốt nhất về thị truờng, sản phẩm, kênh phân phối. Cách thức tiếp cận công suất hiệu quả marketing, kiểm toán marketing, xem xét tính Uu việt của marketing, xem xét trách nhiệm xã hội và vấn đề đạo đức marketing.
Trên đây là nội dung bài giảng Marketing văn bản Bài 4: Kiểm soát Marketing mà eLib.VN chia sẻ đến các bạn sinh viên. Hy vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các bạn nắm được nội dung bài học tốt hơn.