Sai lầm và cách sửa khi luyện nghe tiếng Anh

Nghe tiếng Anh là cả một quá trình dài đòi hỏi bạn phải có kỹ năng và sự rèn luyện chăm chỉ. Vậy, phương pháp luyện nghe tiếng Anh nào hiệu quả nhất? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết Sai lầm và cách sửa khi luyện nghe tiếng Anh được eLib chia sẻ sau đây để tìm ra phương pháp luyện nghe tiếng Anh hiệu quả cho mình nhé!

Sai lầm và cách sửa khi luyện nghe tiếng Anh

Nếu nói được tiếng Anh nhưng kỹ năng nghe lại kém thì xem như việc giao tiếp tiếng Anh cũng trở thành zero. Nghe là đầu vào của quá trình giao tiếp và Nói như là đầu ra

Nhưng luyện nghe là cả một quá trình dài đòi hỏi phải có kỹ năng và sự rèn luyện chăm chỉ

Và cũng vui mừng chia sẻ với các bạn rằng: NGHE chính là kỹ năng dễ nhất trong 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết. Dễ như vậy thì phải nghe cách nào đây để cho hiệu quả trong vòng 3-6 tháng và hiểu được người bản ngữ nói gì?

1. Những sai lầm khi luyện nghe tiếng Anh

Trước khi luyện nghe cho đúng, mình sẽ phân tích một số sai lầm mà các bạn học viên thường hay mắc phải khi luyện nghe tiếng Anh

Thời gian nghe bao nhiêu là đủ trong 1 ngày?

Nếu bạn muốn tai mình nghe đủ cường độ và não tư duy đủ cường thì ít nhất một ngày phải nghe 1 tiếng và liên tục trong từ 3-6 tháng. Nếu mỗi ngày bạn chỉ nghe 15 phút thôi thì mình nghĩ 10 năm nữa các bạn sẽ thành công : )))

Thời gian lý tưởng nhất cho việc nghe là 4-6 tiếng/1 ngày nếu bạn có thể sắp xếp được

Thời gian này chia đều cho cả ngày

Các bạn không nên tập trung nghe 1 lần mấy tiếng liền sẽ rất mệt và mất khả năng tập trung. Chia ra thành nhiều khung giờ để luyện nghe cho hiệu quả

Nghe bao lâu là hiểu được tầm 70-80% người nước ngoài nói gì?

Nghe là kỹ năng rất dễ nhưng đòi hỏi chăm chỉ hơn kỹ năng nói gấp mấy lần để não có thể thích ứng với những âm thanh mới

Nếu 6 tháng liên tục với khung giờ nghe từ 3 tiếng trở lên thì mình đảm bảo chắc chắn bạn sẽ hiểu được ít nhất 80% người nước ngoài nói gì

Không biết từ làm sao mà nghe được?

Bạn hãy học từ qua nghe chứ không phải có từ rồi mới nghe

Với những bạn mới bắt đầu nghe các bạn nên xem phần phụ đề (subtitile) hay phần transcrift ( phần nội dung) trước để hiểu được nội dung của bài nghe và biết thêm những từ vựng mới

Rồi sau đó nghe lại mà không xem phụ đề hay từ nữa

Không được vừa nghe vừa nhìn từ

Nếu đọc hết subtitle và transcrift thì nghe được hết còn gì nữa?

Câu trả lời là KHÔNG

Khi bạn nhìn một từ, nội dung của từ đó sẽ qua mắt và lên não của bạn rất nhanh, rất dễ hiểu

Nhưng khi bạn nghe một từ, tai bạn phải phân tích âm thanh của từ đó qua giọng đọc của người bản ngữ rồi vào não và bạn phải phân tích thêm 1 lần nữa nghĩa của nó trước khi hiểu. Qúa trình hiểu này khó hơn nhiều so với việc hiểu bằng mắt ( đọc)

Não sẽ mất nhiều thời gian để liên kết các từ lại với nhau và hiểu được cả câu, đó là lý do các bạn sẽ rơi vào tình trạng từ gì cũng nghe được nhưng chả biết họ đang nói gì

Do đó, nếu bạn mới bắt đầu nghe hãy đọc hiểu nội dung trước và ghi ra những từ vựng mình chưa biết

Sau đó thả lỏng và bắt đầu nghe để luyện tai xem khả năng bắt từ của mình như thế nào

Nghe một, hai lần mà vẫn không hiểu thì làm thế nào?

Khi mới bắt đầu nghe, kể cả bạn có đọc qua phụ đề thì nghe 1 lần vẫn chưa thể hiểu được. Muốn bắt được 50% nội dung nghe thì ít nhất bạn phải nghe 3 lần liên tục để cho tai bạn quen với âm thanh mới

Có nhiều từ sao nghe mãi không được vậy?

Trong tiếng Anh có một khái niệm gọi là key words – từ khóa bao gồm: danh từ - tính từ - động từ - trạng từ - phủ định

Khi người bản ngữ nói họ thường nhấn vào những từ key words

Và chúng ta cần phải nghe key words để hiểu họ nói gì

Nhưng nhiều bạn luôn có gắng để nghe mọi thứ, mọi từ trong câu, kể cả những từ nhỏ như: this, that, it, here, there, and,…..điều này là sai

Nghe được tất cả mọi từ là điều rất khó và không cần thiết trong giao tiếp

Bạn hãy tập trung vào từ khóa và hiểu nghĩa sơ bộ và thông tin mà người nói muốn truyền đạt là gì nhé

Nên nghe cái gì thì tốt nhất?

Những bạn đang luyện thi TOEIC, IELTS hãy tập trung nghe các đề thi để có kết quả tốt với những giọng đọc đặc trưng của các đề thi

Những bạn muốn giao tiếp tốt nếu chỉ tập trung nghe các đề thi TOEIC, IELTS hay các kênh với giọng đọc tuyệt hay như VOA thì các bạn sẽ gặp một vấn đề là khi giao tiếp thực tế các bạn sẽ không thể hiểu được người bản ngữ nói gì

Vì sao?

Vì thực tế các giọng nói vô cùng đa dạng, phong phú và không hề hay như các đề thi.

Tốc độ nói có thể hơi nhanh một chút so với bạn nhưng đó là giọng nói thực tế và nếu bạn muốn giao tiếp -> Bạn phải luyện nghe những giọng nói bản địa thực tế.

Nghe nhạc luyện nghe vừa hay vừa hiệu quả?

Nếu bạn muốn một phương pháp vừa nhàn hạ, vừa nghe tốt thì rất tiếc Nghe nhạc sẽ không giúp bạn nghe tốt tiếng Anh hơn chút nào

Vì các bài hát bao gồm âm thanh và giọng hát của ca sĩ quá hay và luyến láy nhiều từ sẽ làm cho bạn rất khó nghe và không bắt được từ

Chỉ nghe nhạc để thư giãn và học theo kiểu cho vui thôi bạn nhé!

Nghe vô thức và tắm ngôn ngữ sẽ nghe tốt hơn?

Nhiều bạn bật tiếng Anh lên chỉ để tắm ngôn ngữ và tạo môi trường với suy nghĩ tai mình sẽ tự động bắt ngôn ngữ đấy

Câu trả lời là không

Phương pháp tắm ngôn ngữ có thể thích hợp với trẻ em vì tiềm thức của các bé đang rất mạnh

Còn với người trưởng thành, ý thức của chúng ta mạnh hơn rất nhiều nên thu nạp cách thụ động là rất khó

Hãy tập trung nghe có ý thức và cố gắng hiểu và động não một cách mạnh mẽ sẽ tốt hơn cho bạn và giúp bạn phát triển trí thông minh nữa

2. Phương pháp luyện nghe

Kênh nghe

Hãy chọn cho mình trình độ và kênh nghe yêu thích trước khi bắt đầu sử dụng Phương pháp luyện nghe các bạn nhé

Nếu bạn đã chọn được rồi thì chúng ta hãy bắt đầu thư giãn và luyện nghe nào

Bước 1: Chuẩn bị

Lên mục tiêu mỗi ngày nghe ít nhất 1-2 tiếng

Dán ngay lên tường của bạn tờ giấy: Listening để ghi nhớ hàng ngày

Những bạn nào sử dụng điện thoại smart phone hãy lưu trữ những định dạng mp3 và video để nghe hàng ngày

Bước 2: Thử tập luyện kiên trì theo phương pháp sau

Với những mp3, video dài 20 phút trở lên hãy chia ra thành mỗi đoạn 5 phút và luyện nghe trong 5 phút/ 1 lần thôi các bạn nhé

Nội dung từ 3-5 phút là hợp lý để hiểu được người bản ngữ nói gì

Không nghe tù tì 10 phút trở lên sẽ rất mệt và mất tập trung

Mỗi hiệp 5 phút như vậy, nghỉ não 5 phút để nghe nhạc thư giãn hay làm gì bạn thích

Bạn nào có khả năng tập trung cao thì tăng thời gian 1 hiệp lên 10 phút nhé

Nghe mp3 và video

Với mp3 và video, các bạn hãy đọc trước subtitle và transcrift

Sau đó gạch chân những key words trong bài và những từ chưa biết, tra từ điển để hiểu nghĩa

Đọc hiểu lại bài chỉ qua key words -> nắm nội dung tổng thể theo key words ( theo hiệp nữa )

Sau đó bật file nghe lên, không nhìn sub, thả lỏng và lắng nghe một cách có ý thức

Nghe lần 1 -> bắt key words

Nghe lần 2,3,4,5 -> bắt key words -> xem mình bắt được bao nhiêu key words đã biết và hiểu được nghĩa trong thời gian chớp nhoáng không?

Nghe lần thứ n -> gom các key words lại thật nhanh để hiểu nghĩa tổng thể

Ngày hôm sau nghe lại lần nữa thử xem bắt lại được bao nhiêu phần trăm nội dung, bạn sẽ thấy bất ngờ vì có những từ bạn sẽ quên nhưng cảm giác nghe dễ chịu hơn rất nhiều

Nghe đến khi nào cả đoạn file đó, video đó bạn nghe lại mà hiểu được rất nhanh các ý hay bật đoạn nào bất kỳ cũng hiểu được, lúc đó bạn sẽ thành công

Nghe qua phim

Vui lòng xem trước bộ phim để thỏa mãn trí tò mò, không vừa học vừa xem

Xem lời thoại tiếng Việt trước

Xem lời thoại tiếng Anh

Tắt cả 2 lời thoại, thư giãn, tập trung vào diễn viên và nghe cùng với bối cảnh

Nhái lại theo giọng của diễn viên để tăng thêm cảm xúc và luyện ngữ điệu luôn

Mình cũng phải nhắc lại một lần nữa cho các bạn rằng Nghe là kỹ năng dễ nhất nhưng để nghe tốt phải rất kiên trì và bạn sẽ phải trải qua những giai đoạn sau:

- Học từ mới rất nhiều và mệt

- Cố bắt từng key word một

- Key word nào cũng hiểu nhưng tổng thể chả hiểu gì

- Cuối cùng là gom được key words và hiểu được người nghe nói gì

Hãy trải nghiệm ngay các kênh nghe và phương pháp nghe ở trên để thách thức bản thân và hiểu về bản chất của việc nghe là gì cũng như trải qua các giai đoạn trên nhé. Khi nào bạn ở vào giai đoạn 3 là bạn sắp thành công, đừng bỏ cuộc ở giai đoạn này nhé

Đừng bắt ép bản thân ngồi một xó, tự kỷ và nặng nề. Nghe cũng cần năng lượng. Hãy chuẩn bị cho mình một đồ uống yêu thích của bạn và nằm hay ngồi thư giãn để nghe vào hơn nhé!

Ngày:02/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM