Lý 7 Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện - Dòng điện trong kim loại
Dòng điện nếu đi qua cơ thể người rất nguy hiểm. Vì vậy các thiết bị và dụng cụ điện đều phải được chế tạo đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Chúng bao gồm những bộ phận dẫn điện và những bộ phận cách điện. Trong bài học này, chúng ta sẽ được tìm hiểu thế nào là chất dẫn điện, thế nào là chất cách điện, về sự tạo thành dòng điện trong kim loại. Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Chất dẫn điện và chất cách điện
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện.
- Ví dụ: Các kim loại, các dung dịch muối, axit, kiềm, nước thường dùng...
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện.
- Ví dụ: Nước nguyên chất, gỗ khô, nhựa, cao su, thủy tinh...
1.2. Dòng điện trong kim loại
a) Êlectrôn tự do trong kim loại
- Nguyên tử gồm một hạt nhân mang điện tích dương và các êlectron mang điện tích âm chuyển động quanh hạt nhân.
- Các nhà khoa học đã phát hiện và khẳng định rằng:
-
Trong kim loại có các êlectron thoát khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại. Chúng được coi là các êlectron tự do.
-
Phần còn lại chỉ dao động quanh một vị trí cố định.
-
Bình thường trong nguyên tử tổng điện tích âm của các êlectron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Khi êlectron thoát khỏi nguyên tử đã làm cho phần còn lại thiếu điện tích âm nên nó mang điện tích dương.
a) Dòng điện trong kim loại
Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện?
A. Thanh gỗ khô.
B. Một đoạn ruột bút chì.
C. Một đoạn dây nhựa.
D. Thanh thủy tinh.
Hướng dẫn giải
Ruột bút chì là vật dẫn điện.
⇒ Chọn đáp án B
Câu 2: Hãy nêu một số trường hợp chứng tỏ rằng không khí ở điều kiện bình thường là chất cách điện.
Hướng dẫn giải
Các dây tải điện đi xa, không có vỏ bọc cách điện, tiếp xúc trực tiếp với không khí. Giữa chúng không có dòng điện nào chạy qua không khí.
Trong mạch điện thắp sáng bóng đèn pin, khi công tắc ngắt, giữa hai chốt công tắc là không khí, đèn không sáng. Vậy bình thường không khí là chất cách điện.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Hãy kể tên ba vật liệu thường dùng để làm vật dẫn điện và ba vật liệu thường dùng để làm vật cách điện.
Câu 2: Điền vào chỗ trống: Các êlectrôn tự do trong dây dẫn kim loại bị cực dương của pin ….., cực âm của pin ……
Câu 3: Chất dẫn điện là
Câu 4: Vì sao kim loại là chất dẫn điện tốt?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Tia chớp là do các điện tích chuyển động rất nhanh qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không khí tại đó
A. tạo thành dòng điện B. phát sáng
C. trở thành vật liệu dẫn điện D. nóng lên
Câu 2: Trong kim loại, electron tự do là những electron
A. quay xung quanh hạt nhân.
B. chuyển động được từ vị trí này đến vị trí khác.
C. thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại.
D. chuyển động có hướng.
Câu 3: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện?
A. Thanh gỗ khô B. Một đoạn ruột bút chì
C. Một đoạn dây nhựa D. Thanh thủy tinh
Câu 4: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện?
A. Thanh gỗ khô B. Một đoạn ruột bút chì
C. Một đoạn dây nhựa D. Thanh thủy tinh
4. Kết luận
Qua bài giảng Chất dẫn điện và chất cách điện - Dòng điện trong kim loại này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
-
Nhận biết được vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua, vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua.
-
Kể tên được một số vật dẫn điện (vật liệu dẫn điện) vật cách điện (vật liệu cách điện) thường dùng.
-
Biết được dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
-
Có được kỹ năng mắc mạch điện đơn giản, làm thí nghiệm xác định vật dẫn điện, cách điện.
Tham khảo thêm
- doc Lý 7 Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát
- doc Lý 7 Bài 18: Hai loại điện tích
- doc Lý 7 Bài 19: Dòng điện - Nguồn điện
- doc Lý 7 Bài 21: Sơ đồ mạch điện- Chiều dòng điện
- doc Lý 7 Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
- doc Lý 7 Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện
- doc Lý 7 Bài 24: Cường độ dòng điện
- doc Lý 7 Bài 25: Hiệu điện thế
- doc Lý 7 Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- doc Lý 7 Bài 27: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
- doc Lý 7 Bài 28: Thực hành Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song
- doc Lý 7 Bài 29: An toàn khi sử dụng điện
- doc Lý 7 Bài 30: Tổng kết chương III Điện Học