Công nghệ 8 Bài 25: Mối ghép cố định, mối ghép không tháo được
Gia công lắp ráp là giai đoạn quan trọng nhất để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh đảm bảo chất lượng. Để hiểu được nguyên tắc công việc cuối cùng (lắp ráp) của quy trình công nghệ, nó quyết định đến chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu Bài 25: Mối ghép cố định, mối ghép không tháo được.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Mối ghép cố định
- Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.
- Mối ghép cố định gồm hai loại:
- Mối ghép không tháo được là muốn tháo rời buộc phải phá hỏng mối ghép.
- Mối ghép tháo được là có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn.
a. Mối ghép hàn, b. Mối ghép ren
1.2. Mối ghép không tháo được
a. Mối ghép bàng đinh tán:
- Là mối ghép không tháo được
- Cấu tạo mối ghép: Gồm hai chi tiết được ghép và đinh tán (Chi tiết ghép)
- Chi tiết được ghép thường ở dạng tấm
- Đinh tán: Là chi tiết hình trụ một đầu có mũ đã được làm sẵn (Hình chỏm cầu hay hình nón cụt)
a. Mối ghép đinh tán, b. Các loại đinh tán
- Đặc điểm và ứng dụng
+ Được dùng khi:
- Vật liệu ghép không hàn được hoặc khó hàn
- Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao ( Như nồi hơi..)
- Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh
+ Ứng dụng: Được dùng trong kết cấu cầu, giàn cần trục, các dụng cụ gia đình……….
+ Ví dụ:
b. Mối ghép bằng hàn
- Khái niệm:
+ Là mối hàn không tháo được, khi hàn người ta làm nóng chảy cục bộ kim loại tại chỗ tiếp xúc để dính kết các chi tiết lại với nhau, hoặc được kết dình với nhau bằng vật liệu nóng chảy khác như thiếc hàn
+ Tùy theo trạng thái nung nóng kim loại ở chỗ tiếp xúc
- Hàn nòng chảy: Kim loại ở chỗ tiếp xúc được nung nóng tới trạng thái chảy
- Hàn áp lực: Kim loại ở chỗ tiếp xúc được nung tới trạng thái dẻo sau đó dùng lực ép chúng kết dính lạ với nhau
- Hàn thiếc (Hàn mềm): Chi tiết được hàn ở thể rắn, thiếc hàn được nung nòng chảy làm dính kết kim loại với nhau
a. Hàn điện hồ quang, hồ quang, b. Hàn điện tiếp xúc, c. Hàn thiếc
1. Mỏ hàn, 2. Que hàn, 3. Vật hàn
- Đặc điểm và ứng dụng:
- So với mối ghép bằng đinh tán thì mối ghép hàn được hình thành trong thời gian ngắn hơn, tiết kiệm được vật liệu và giảm giá thành (vì thời gian chuẩn bị ít) nhưng có nhược điểm là dễ bị nứt, giòn và chịu lực kém
- Ứng dụng: Tạo ra các loại khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp, xe máy và ứng dụng trong công nghiệp điện tử
2. Luyện tập
Câu 1: Các loại mối ghép cố định có điểm gì giống nhau và khác nhau?
Gợi ý trả lời
- Giống nhau:
- Hai mối ghép trên đều là mối ghép cố định 2 chi tiết
- Dùng để ghép nối 2 chi tiết
- Khác nhau:
- Mối ghép hàn là mối ghép không tháo được
- Mối ghép ren là mối ghép tháo được
Câu 2: Làm thế nào để tháo rời các chi tiết của các mối ghép cố định?
Gợi ý trả lời
- Với mối ghép hàn thì để tháo được thì phải phá huỷ mối ghép hàn
- Với mối ghép ren có thể dùng cờ lê hoặc mỏ lết... để tháo
Câu 3: Nêu cấu tạo của mối ghép bằng đinh tán?
Gợi ý trả lời
Cấu tạo của mối ghép:
- Chi tiết được ghép thường dạng tấm và trên tấm có lỗ để lắp đinh tán
- Chi tiết ghép là đinh tán có dạng hình trụ đầu có mũ (hình chỏm cầu hoặc hình nón cụt)
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Hiểu được khái niệm và phân loại mối ghép cố định.
- Biết đặc điểm, cấu tạo, công dụng mối ghép không tháo được.