Hoá học 12 Bài 39: Thực hành Tính chất hóa học của sắt, đồng và hợp chất của sắt, crom
Bài Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và hợp chất của sắt, crom củng cố kiến thức đã học về Crom, Sắt, Đồng và hợp chất của chúng. Đồng thời bài học cũng rèn luyện kĩ năng quan sát, ghi chép và giải thích các hiện tượng hóa học diễn ra.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Mục đích thí nghiệm
- Nắm được một số kỹ năng thí nghiệm cơ bản
- Nắm vững các thao tác thí nghiệm điều chế FeCl2, Fe(OH)3
- Nghiên cứu tính oxi hóa của K2Cr2O7
- Nghiên cứu khả năng phản ứng của Cu và H2SO4 đặc, nóng
1.2. Kỹ năng thí nghiệm
- Không dùng tay cầm trực tiếp hoá chất.
- Không đổ hoá chất này vào hoá chất khác ngoài chỉ dẫn.
- Không đổ lại hoá chất thừa lại lọ đựng ban đầu.
- Không dùng hoá chất nếu không biết hoá chất gì.
- Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hoá chất.
- Khi mở lọ hoá chất và lấy hoá chất không để dây ra bàn, dùng xong đậy nắp lại ngay.
1.3. Cơ sở lý thuyết
a. Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
b. Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)2
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl
Trắng xanh
c. Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của K2Cr2O7
6FeSO4+K2Cr2O7+7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3+K2SO4 +Cr2(SO4)3 +7H2O
d. Thí nghiệm 4: Phản ứng của Cu với H2SO4 đặc, nóng
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2↑+ 2H2O
1.4. Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất
a. Dụng cụ thí nghiệm
- Ống nghiệm, pipet
- Kẹp gỗ, đèn cồn
b. Hóa chất
- Đinh sắt,
- Dung dịch HCl, dung dịch NaOH
- Dung dịch H2SO4, dung dịch K2Cr2O7
- Cu mảnh, dung dcihj H2SO4 đặc nóng
1.5. Các bước tiến hành thí nghiệm
a. Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2.
+ Cho đinh sắt đã đánh sạch vào ống nghiệm
+ Rót vào đó 3-4ml dd HCl
+ Đun nóng nhẹ, quan sát hiện tượng.
b. Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)2.
- Lấy dd FeCl2 điều chế ở TN1 cho tác dung với dd NaOH theo trình tự sau:
+ Đun sôi 4-5ml dd NaOH trong ống nghiệm để đẩy hết khí oxi hòa tan trong dd.
+ Rót nhanh 2ml dd FeCl2 và dd NaOH
c. Thí nghiệm 3: Thử tính oxi hóa của K2Cr2O7.
- Cho 1 đinh sắt đã cạo sạch vào ống nghiệm chứa 4-5 ml dd H2SO4 ⇒ dd FeSO4
- Nhỏ từ từ dd K2Cr2O7 vào dd FeSO4 vừa điều chế được.
- Lắc ống nghiệm, quan sát.
d. Thí nghiêm 4: Phản ứng Cu với dung dịch H2SO4 đặc nóng.
- Cho 1-2 mảnh đồng vào ống nghiệm chứa 2-3 ml dd H2SO4 đặc, đun nóng
- Nhỏ vài giọt dd NaOH vào dd vừa thu được, quan sát.
2. Báo cáo thực hành
2.1. Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2
- Hiện tượng: Phản ứng xảy ra bọt khí thoát ra chậm, khi đun nóng bọt khí thoát ra nhanh hơn và dung dịch có màu lục nhạt.
- Giải thích: Do xảy ra phản ứng Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑. Khí không màu thoát ra là khí Hidro.
- Lưu ý:
+ Khi gần kết thúc phản ứng, màu của dung dịch chuyển sang màu vàng do một phần Fe2+ bị oxi hoá trong không khí thành Fe3+
+ Cách bảo quản muối sắt(II) không bị oxi hoá là cho vào dung dịch muối sắt(II) một ít bột sắt: Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+
2.2. Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)2'
- Hiện tượng: Lúc đầu kết tủa xuất hiện màu trắng xanh, để lâu đến cuối buổi thấy màu kết tủa chuyển sang màu nâu đỏ.
- Giải thích:
Muối sắt(II) phản ứng với NaOH tạo ra kết tủa trắng xanh Fe(OH)2. Sau 1 thời gian Fe(OH)2 bị oxi hóa thành Fe(OH)3. Kết tủa màu vàng là hỗn hợp Fe(OH)2 và Fe(OH)3 rồi tiếp tục chuyển hẳn sang màu nâu là Fe(OH)3 khi đã oxi hóa hết Fe(OH)2.
PTHH:
FeCl2 + NaOH → Fe(OH)2 ↓ trắng xanh + NaCl
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)2↓ đỏ nâu
2.3. Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của K2Cr2O7
- Hiện tượng: Màu da cam của dung dịch K2Cr2O7 bị biến mất khi lắc ống nghiệm, đồng thời dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện màu vàng nhạt
- Giải thích:
PTHH: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 7H2O
2.4. Thí nghiệm 4: Phản ứng của Cu với H2SO4 đặc, nóng
- Hiện tượng:
+ Bọt khí không màu thoát ra không màu, có mùi hắc
+ Dung dịch trong ống nghiệm chuyển dần sang màu xanh.
+ Khi nhỏ thêm dung dịch NaOH thấy xuất hiện kết tủa xanh
- Giải thích:
Cu phản ứng với H2SO4 sinh ra khí SO2 (mùi hắc) và dd Cu2+ màu xanh.
Khi nhỏ thêm dd NaOH thấy xuất hiện kết tủa màu xanh là Cu(OH)2 và phản ứng chậm lại do nồng độ H2SO4 giảm
PTHH: Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 ↑ (mùi hắc) + 2H2O
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ xanh + Na2SO4
NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O (phản ứng làm giảm nồng độ axit ⇒ làm phản ứng xảy ra chậm)
3. Luyện tập
Câu 1: Cho đinh sắt đã đánh thật sạch vào ống nghiệm. Rót vào ống nghiệm 3-5 ml dung dịch HC1 2M. Đun nóng nhẹ. Quan sát hiện tượng ta thấy:
a)
A. Chất khí không màu sủi lên từ đinh sắt.
B. Chất khí đỏ nâu sủi lên từ bề mặt dung dịch,
C. Chất khí không màu sùi lên từ bề mặt dung dịch.
D. Chất khí đỏ nâu sủi lên từ đinh sắt.
b)
A. Dung dịch ngà màu xanh nhạt.
B. Dung dịch ngả màu đỏ nâu.
C. Dung dịch gần như không đổi màu.
D. Dung dịch ngả màu vàng chanh.
Câu 2: Đun sôi 4 - 6 ml dung dịch NaOH trong ống nghiệm. Rót nhanh dung dịch FeCl2 mới điều chế vào dung dịch NaOH.
a) Quan sát hiện tượng ta thấy xuất hiện kết tủa có màu
A. Xanh thẫm.
B. Đỏ nâu
C. Trắng hơi xanh.
D. Vàng nhạt.
b) Để kết tủa đến cuối buổi thí nghiệm ta thấy xuất hiện kết tủa có màu
A. Xanh thẫm.
B. Đỏ nâu.
C. Trắng hơi xanh.
D. Vàng nhạt.
Câu 3: Cho đinh sắt đã đánh thật sạch vào ống nghiệm chứa 4-5 ml dung dịch H2SO4 2M. Đun nóng nhẹ. Quan sát hiện tượng ta thấy:
A. Chất khí không màu, dung dịch không màu.
B. Chất khí đỏ nâu, dung dịch màu vàng.
C. Chất khí không màu, dung dịch màu xanh nhạt.
D. Chất khí đỏ nâu, dung dịch màu xanh thẫm.
Câu 4: Nhỏ dần từng giọt dung dịch K2Cr2O7 vào dung dịch FeSO4 mới điều chế, lắc ống nghiệm, ta thấy:
A. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu da cam.
B. Dung dịch chuyển từ mầu da cam sang màu vàng nhạt.
C. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu vàng nhạt.
D. Dung dịch chuyến từ màu trắng xanh sang màu da cam.
4. Kết luận
Sau bài học cần nắm vững các nội dung sau đây:
- Tính chất hóa học của sắt, đồng và hợp chất của sắt, crom
- Nắm được các thao tác thực hành thí nghiệm cơ bản
Tham khảo thêm
- docx Hoá học 12 Bài 31: Sắt
- pdf Hóa học 12 Bài 32: Hợp chất của sắt
- pdf Hoá học 12 Bài 33: Hợp kim của sắt
- docx Hóa học 12 Bài 34: Crom và hợp chất của Crom
- docx Hóa học 12 Bài 35: Đồng và hợp chất của Đồng
- docx Hóa học 12 Bài 36: Sơ lược về Niken, Kẽm, Chì, Thiếc
- docx Hóa học 12 Bài 37: Luyện tập Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt
- docx Hoá học 12 Bài 38: Luyện tập Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng