Công nghệ 8 Bài 40: Thực hành: Đèn ống huỳnh quang
Chúng ta đã thấy nguồn sáng do đèn sợi đốt tạo ra có năng suất phát quang thấp, để khắc phục hiện tượng này người ta đó chế tạo ra loại đèn cho năng suất phát quang cao hơn hẳn đó là đèn ống huỳnh quang. Vậy chúng ta sẽ quan sát tìm hiểu các bộ phận chính và sơ đồ mạch điện của bộ phận đèn ống huỳnh quang, quá trình mồi phóng điện và đèn phát sáng làm việc như thế nào thông qua nội dung Bài 40: Thực hành: Đèn ống huỳnh quang.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Chuẩn bị
- Vật liệu:
- 1 cuộn băng dính cách điện.
- 2 m dây điện một lõi.
- Dụng cụ, thiết bị:
- Kìm cắt dây, kìm tuốt dây, tua vít.
- 1 bộ đèn ống huỳnh quang hoàn chỉnh.
- 1 phích cắm điện.
- 1 chấn lưu, 1 tắc te, 1 phích cắm điện, 1 bộ đèn ống huỳnh quang.
1.2. Nội dung và tiến trình thực hành
a. Đọc và giải thích ý nghĩa các số liệu kĩ thuật
b. Quan sát, tìm hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận
c. Quan sát, tìm hiểu sơ đồ mạch điện của bộ đèn ống quỳnh quang
- Mạch điện đèn ống huỳnh quang gồm: Nguồn điện, chấn lưu, đèn ống huỳnh quang, tắc te.
- Chấn lưu và tắcte được mắc với đèn ống huỳnh quang:
- Chấn lưu mắc nối tiếp với đèn ống huỳnh quang.
- Tắcte được mắc song song với đèn ống huỳnh quang.
- Hai đầu dây ra của bộ đèn ống huỳnh quang nối với nguồn điện.
d. Quan sát sự mồi phóng điện và đèn phát sáng
Nguyên lí hoạt động của mạch điện: Khi đóng điện xảy ra phóng điện trong tắc te, tắc te đóng điện dòng điện chạy qua đốt nóng điện cực của đèn, tắc te mở mạch gây điện áp lớn (do chấn lưu) làm đèn sáng.
2. Đáp án báo cáo thực hành và biểu điểm chấm
a. Số liệu kỹ thuật đọc được trên đèn ống huỳnh quang
b. Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của các bộ phận
c. Tìm hiểu sơ đồ mạch điện
Điền các từ thích hợp
- Chấn lưu mắc nối tiếp với đèn (0,5đ)
- Tắc te mắc song song với đèn (0,5đ)
- Hai đầu dây ra của bộ đèn nối với nguồn điện (0,5đ)
d. Quan sát mồi phóng điện và phát sáng
- Tắc te phóng điện " thấy sáng đỏ (1,0đ)
- Đèn: Tắc te ngừng phóng điện "Thấy đèn sáng (1,0đ)
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nắm vững cấu tạo, nguyên lý làm việc, số liệu kĩ thuật của đèn ống huỳnh quang.
- Nắm được cách lắp bộ đèn ống huỳnh quang.
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 8 Bài 36: Vật liệu kỹ thuật điện
- doc Công nghệ 8 Bài 37: Phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện
- doc Công nghệ 8 Bài 38: Đồ dùng loại điện quang. Đèn sợi đốt
- doc Công nghệ 8 Bài 39: Đèn huỳnh quang
- doc Công nghệ 8 Bài 41: Đồ dùng loại điện- nhiệt. Bàn là điện
- doc Công nghệ 8 Bài 42: Bếp điện, nồi cơm điện
- doc Công nghệ 8 Bài 43: Thực hành: Bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện
- doc Công nghệ 8 Bài 44: Đồ dùng loại điện cơ quạt điện, máy bơm nước
- doc Công nghệ 8 Bài 45: Thực hành: Quạt điện
- doc Công nghệ 8 Bài 46: Máy biến áp một pha
- doc Công nghệ 8 Bài 47: Thực hành máy biến áp
- doc Công nghệ 8 Bài 48: Sử dụng hợp lí điện năng
- doc Công nghệ 8 Bài 49: Thực hành: Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình