Lý 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Nội dung của bài Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng dưới đây sẽ giúp các em nắm rõ hơn 3 tính chất của việc tạo ảnh qua gương phẳng, giải thích được một số hiện tượng trong thực tế và nắm rõ kỹ năng dựng ảnh của một vật qua gương phẳng. Để có thể hiểu sâu hơn về các kiến thức trên, mời các em cùng theo dõi nội dung bài học. Chúc các em học tốt!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng
a) Tính chất 1: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không?
-
Thí nghiệm: Kiểm tra xem ảnh tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không.
-
Dự đoán: Không hứng được ảnh trên màn chắn.
-
Kết quả: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.
b) Tính chất 2: Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không?
Kết luận: Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
c) Tính chất 3: So sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương và khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
-
Dự đoán : Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.
-
Kết luận: Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau.
1.2. Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng.
- Vẽ ảnh S’ dựa vào tính chất của ảnh qua gương phẳng (ảnh đối xứng vật qua gương)
- Vẽ hai tia phản xạ IR và KM theo định luật phản xạ ánh sáng.
- Kéo dài 2 tia phản xạ gặp nhau tại S’.
- Nhận xét:
-
Mắt đặt trong khoảng IR và KM sẽ thấy S’ .
-
Mắt ta nhìn thấy S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt ta coi như đi thẳng từ S’ đến mắt.
-
Không hứng được S’ trên màn vì chỉ có đường kéo dài của các tia phản xạ gặp nhau ở S’ chứ không có ánh sáng thật đến S’
- Kết luận:
-
Ta nhìn thấy ảnh ảo S' vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S'
-
Ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Xác định ảnh của một điểm
Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách ảnh S’ của nó qua gương một khoảng 54cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
S và S’ đối xứng nhau qua gương phẳng nên khoảng cách từ S đến gương bằng khoảng cách từ S’ đến gương hay SH = S’H (1)
Theo đề bài S’ cách S một khoảng là 54 cm
Mà SS’ = 54 cm = SH + S’H (2)
Từ (1) (2) ⇒ SS’ = S’H + S’H = 2.S’H = 54 cm
⇒ S'H = 54/2 = 27cm
Vậy: ảnh S’ của S nằm cách gương một khoảng là 27 cm
2.2. Dạng 2: Giải thích hiện tượng về ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
Vì sao ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra mà không hứng được ảnh trên màn?
Hướng dẫn giải
Vì chùm tia phản xạ là chùm phân kì không hội tụ trên màn. Ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra là giao điểm của đường kéo dài của các tia sáng phản xạ trên gương. Vì thế khi ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S thì sẽ không hứng được ảnh trên màn.
3. Luyện tâp
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng OM (hình 5.5). Khi gương quay thì cho ảnh của S di chuyển trên đường nào?gương quay một góc 30° quanh O thì ảnh của S di chuyển như thế nào? Đoạn thẳng OS’ quay được một góc bằng bao nhiêu?
Câu 2: Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách ảnh S’ của nó qua gương một khoảng 54c m. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng bao nhiêu?
Câu 3: Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng (hình vẽ).
a) Hãy vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng.
b) Đặt mắt tại điểm M nhìn vào gương, hãy vẽ tia sáng xuất phát từ A đến gương cho tia phản xạ lọt vào mắt.
Câu 4: Chiếu một tia sáng SI tới một gương phẳng. Nếu quay tia này xung quanh điểm S một góc α thì tia phản xạ quay một góc bằng bao nhiêu?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Chọn phát biểu đúng?
A. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật.
B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuộc vào vị trí đặt vật trước gương.
C. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật.
Câu 2: Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?
A. 3 m B. 3,2 m C. 1,5 m D. 1,6 m
Câu 3: Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng?
A. Khi ảnh S’ ở phía trước mắt ta
B. Khi S’ là nguồn sáng
C. Khi giữa mắt và ảnh S’ không có vật chắn sáng
D. Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S
Câu 4: Vì sao ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra mà không hứng được ảnh trên màn?
A. Vì ảnh ảo là nguồn sáng
B. Vì chùm tia phản xạ là chùm phân kì không hội tụ trên màn
C. Vì ảnh ảo là vật sáng
D. Vì khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.
4. Kết luận
Qua bài giảng Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
-
Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
-
Dựng được ảnh của một vật qua gương phẳng.
-
Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng và ngược lại.
Tham khảo thêm
- doc Lý 7 bài 1: Nhận biết ánh sáng- Nguồn sáng và vật sáng
- doc Lý 7 Bài 2: Sự truyền ánh sáng
- doc Lý 7 Bài 3 : Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- doc Lý 7 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
- doc Lý 7 Bài 6: Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- doc Lý 7 Bài 7: Gương cầu lồi
- doc Lý 7 Bài 8 : Gương cầu lõm
- doc Lý 7 Bài 9: Tổng kết chương 1: Quang học