Lý 7 Bài 6: Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Làm thế nào để quan sát được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng? Phải tiến hành quan sát như thế nào để có thể xác định đúng các tính chất của ảnh và vẽ được ảnh? Để trả lời cho những câu hỏi trên, mời các em học sinh cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học.

Lý 7 Bài 6: Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục đích thí nghiệm

  • Luyện tập vẽ ảnh các vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng.
  • Tập xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.
  • Rèn kĩ năng vẽ ảnh của một vật qua gương phẳng.

1.2. Dụng cụ thí nghiệm

  • 1 gương phẳng
  • 1 cái bút chì
  • 1 thước chia độ

1.3. Các bước tiến hành thí nghiệm

  • Bước 1: Cho một gương phẳng và một bút chì. Vẽ vị trí của gương và bút chì
  • Bước 2: Đặt bút chì song song với gương : Ảnh song song cùng chiều với vật
  • Bước 3: Đặt bút chì vuông góc với gương : Ảnh cùng phương nhưng ngược chiều với vật
  • Bước 4: Đặt gương phẳng thẳng đứng trên mặt bàn.
  • Bước 5: Quan sát ảnh của cái bàn phía sau lưng.
  • Bước 6: Dùng phấn đánh dấu hai điểm xa nhất M và B ở phía hai đầu bàn có thể nhìn thấy trong gương.
  • Bước 7: MN là bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng.
  • Bước 8: Di chuyển gương từ từ ra xa mắt, bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ giảm

2. Báo cáo thí nghiệm

2.1. Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

- Trả lời câu C1:

  • Đặt bút chì thẳng đứng và song song với gương.
  • Đặt bút chì nằm ngang và vuông góc với gương.
  • Vẽ hình 1 và hình 2 ứng với hai trường hợp trên.

Vật song song và vuông góc với gương

2.2. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng

- Trả lời câu C2: Di chuyển gương từ từ ra xa mắt, bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ giảm dần.

- Trả lời câu C4:

  • Vẽ ảnh của hai điểm M, N vào hình 3.

Ảnh của một điểm qua gương phẳng

  • Không nhìn thấy điểm N vì chùm tia tới từ N cho chùm tia phản xạ trên gương không truyền tới mắt (điểm N nằm ngoài bề rộng vùng nhìn thấy của gương).
  • Nhìn thấy điểm M vì chùm tia tới từ M cho chùm tia phản xạ trên gương truyền tới mắt (M nằm trong bề rộng vùng nhìn thấy của gương).

3. Luyện tập

Câu 1: Một điểm sáng s đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách gương một khoảng d. So sánh d và d’: 

A. d = d’

B. d > d'

C. d < d’

D. Không so sánh được vì ảnh là ảo, vật là thật.

Câu 2: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không có tính chất nào dưới đây? 

A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật.

B. Không hứng được trên màn

C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật

D. Cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.

Câu 3: Một người cao 1,7m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu? 

A. 1,5 m  

B. 1,25 m

C. 2,5 m    

D. 1,7 m

Câu 4: Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách người 3m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu? 

A. 3 m 

B. 1,25 m

C. 1,5 m 

D. 1,6 m

4. Kết luận

Nội dung bài học sẽ giúp các em nắm được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và hoàn thành được những thí nghiệm trong đời sống một cách thực tế nhất. Giúp các bạn nâng cao tinh thần học hỏi và thêm nhiều kiến thức hơn trong thực tế.

Ngày:23/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM