Giải SBT Sinh 11 Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
Cùng eLib ôn tập và củng cố các kiến thức về quá trình tiêu hóa ở động vât với nội dung tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 11 Bài 15. Nội dung chi tiết mời các em cùng tham khảo tại đây.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 22 SBT Sinh học 11
Quan sát hình sau và mô tả các giai đoạn của quá trình tiêu hoá thức ăn của trùng giày. Từ đó rút ra nhận xét về đặc điểm tiêu hoá ở động vật đơn bào.
Phương pháp giải
Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa bao gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Lấy thức ăn
- Giai đoạn 2: Tiêu hóa
- Giai đoạn 3: Hấp thụ
Hướng dẫn giải
a) Mô tả các giai đoạn của quá trình tiêu hoá thức ăn của trùng giày
- Giai đoạn 1: Thức ăn được lấy vào cơ thể theo hình thức nhập bào. Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hoá chứa thức ăn bên trong.
- Giai đoạn 2: Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hoá, sau đó tiết enzim tiêu hoá. Các enzim của lizôxôm vào không bào tiêu hoá và thuỷ phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
- Giai đoạn 3: Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hoá vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không được tiêu hoá trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.
b) Nhận xét về đặc điểm tiêu hoá ở động vật đơn bào
Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá - tiêu hoá nội bào (tiêu hoá bên trong tế bào).
2. Giải bài 2 trang 23 SBT Sinh học 11
Dựa vào thông tin có trong hình dưới đây, em hãy mô tả quá trình tiêu hóa thức ăn của tủy thức. So sánh với quá trình tiêu hóa thức ăn ở trùng đế giày, em thấy có điểm nào khác?
Phương pháp giải
Thủy tức là động vật có túi tiêu hóa. Còn trùng giày chưa phân hóa cơ quan tiêu hóa
Hướng dẫn giải
a) Mô tả quá trình tiêu hoá của thuỷ tức
Thức ăn (ví dụ: rận nước) được lấy vào túi tiêu hoá qua miệng. Tế bào trên thành túi tiêu hoá tiết ra enzim vào khoang tiêu hoá để tiêu hoá hoá học thức ăn, cơ thể rận nước được tiêu hoá thành các phần nhỏ hơn đưa vào trong tế bào. Sau đó, nhờ tiêu hoá nội bào mà thức ăn được tiếp tục biến đổi thành các chất dinh dưỡng đơn giản cho cơ thể (thuỷ tức) hấp thụ.
b) So sánh với quá trình tiêu hoá thức ăn ở trùng giày.
3. Giải bài 4 trang 25 SBT Sinh học 11
Quan sát hình và điền các đặc điểm cấu tạo thích nghi với chức năng tiêu hoá thức ăn của ống tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật vào các cột tương ứng ở bảng sau:
Từ đó rút ra nhận xét chung về tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
Phương pháp giải
So sánh cấu tạo và chức của các bộ phận thuộc hệ tiêu hóa của 2 loài:
- Răng
- Dạ dày
- Ruột non
- Manh tràng
Hướng dẫn giải
a) Các đặc điểm cấu tạo thích nghi với chức năng tiêu hóa thức ăn của ống tiêu hoá ở thú ăn thit và thú ăn thưc vật
b) Nhận xét chung về tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật
- Thú ăn các loại thức ăn khác nhau nên ốns tiêu hoá cũng biến đổi thích nghi với thức ăn. Thú ăn thịt có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. Thức ăn được tiêu hoá cơ học và hoá học.
- Thú ăn thực vật có các răng dùng nhai và nghiền thức ăn phát triển ; dạ dày một ngăn hoặc bốn ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài. Thức ăn được tiêu hoá cơ học, hoá học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.
4. Giải bài 1 trang 33 SBT Sinh học 11
Ghi chú thích và giải thích hình vẽ dưới đây:
Phương pháp giải
Tiêu hóa ở động vật nguyên sinh là tiêu hóa nội bào
Hướng dẫn giải
1. Thức ăn từ môi trường ngoài, không bào tiêu hóa bao bọc lấy thức ăn.
2. Thức ăn được lấy, đưa vào cơ thể theo hình thức nhập bào, màng lõm vào.
3. Màng tế bào
4. Tế bào chất
5. Lizoxom gắn vào không bào tiêu hóa sau đó tiết ra enzim tiêu hóa.
6. Chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa và tế bào chất còn lại thức ăn không tiêu hóa được.
7. Thức ăn không được tiêu hóa được thải ra theo kiểu xuất bào.
8. Ty thể
5. Giải bài 2 trang 34 SBT Sinh học 11
Dựa vào hình dưới đây để giải thích sự tiêu hóa thức ăn khác nhau ở giun đất và thủy tức.
Phương pháp giải
Giải thích dựa vào tiêu chuẩn sau: các cơ quan tiêu hóa và hình thức tiêu hóa
Hướng dẫn giải
6. Giải bài 3 trang 34 SBT Sinh học 11
Ghi chú hình dưới đây:
Phương pháp giải
Bò là động vật nhai lại, dạ dày của chúng có 4 ngăn.
Hướng dẫn giải
1. Thực quản
2. Dạ cỏ
3. Dạ tổ ong
4. Dạ lá sách
5. Dạ múi khế
6. Môn vị
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Tiêu hóa ở động vật Sinh học 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
Tham khảo thêm
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 3: Thoát hơi nước
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo)
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 12: Hô hấp ở thực vật
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 18: Tuần hoàn máu
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 20: Cân bằng nội môi