Giải SBT Sinh 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật
Tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 11 Bài 17 do eLib tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về quá trình hô hấp ở động vật. Nội dung chi tiết mời các em cùng tham khảo tại đây.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 5 trang 28 SBT Sinh học 11
2. Giải bài 6 trang 29 SBT Sinh học 11
3. Giải bài 4 trang 35 SBT Sinh học 11
4. Giải bài 5 trang 38 SBT Sinh học 11
5. Giải bài 6 trang 39 SBT Sinh học 11
6. Giải bài 7 trang 39 SBT Sinh học 11
7. Giải bài 8 trang 39 SBT Sinh học 11
8. Giải bài 9 trang 42 SBT Sinh học 11
1. Giải bài 5 trang 28 SBT Sinh học 11
Quan sát hình sau, hãy mô tả quá trinh trao đổi khí ở giun đất và côn trùng.
Phương pháp giải
- Sự trao đổi khí ở giun thực hiện qua bề mặt cơ thể
- Côn trùng trao đổi khí qua hệ thống ống khí.
Hướng dẫn giải
- Sự trao đổi khí ở giun đất được thực hiện trực tiếp qua bề mặt cơ thể.
- Ở côn trùng, sự trao đổi khí được thực hiện qua hệ thống ống khí. Các ống khí phân nhánh thành các ống khí nhỏ dần. Ông khí nhỏ nhất tiếp xúc trực tiếp với các tế bào của cơ thể. Hệ thống ống khí thông với không khí bên ngoài nhờ các lỗ thở. Sự thông khí trong các ống khí thực hiện được nhờ sự co dãn của phần bụng.
2. Giải bài 6 trang 29 SBT Sinh học 11
Cho bảng số liệu về trao đổi khí ở phổi người trưởng thành:
a) Từ bảng trên rút ra được điều gì?
b) So sánh vận tốc khuếch tán của khí O2 và của khí CO2 vào không khí trong phế nang. Tại sao sự chênh lệch của khí O2 thì cao, sự chênh lệch của khí CO2 tuy thấp nhưng sự trao đổi khí CO2 giữa máu với không khí trong phế nang vẫn diễn ra bình thường?
Phương pháp giải
Tính sự chênh lệch giữa áp suất từng phần của các khí trong máu tĩnh mạch đi tới phế nang và áp suất từng phần của các khí đó trong không khí ở phế nang.
Hướng dẫn giải
a) Cho thấy
- Liên quan đến trao đổi khí ở phổi.
- Chênh lệch O2 và CO2 giữa các nơi:
Sự chênh lệch giữa áp suất từng phần của các khí trong máu tĩnh mạch đi tới phế nang và áp suất từng phần của các khí đó trong không khí ờ phế nang:
O2 là 100 - 40 = 60 đến 110 - 40 = 70 mmHg; CO2 là 47 - 40 = 7 mmHg.
b) So sánh
- Vận tốc khuếch tán của CO2 vào không khí trong phế nang lớn hơn O2 là 25 lần.
- Vì bề mặt rộng, ẩm ướt, thông khí, giàu mạch máu.
3. Giải bài 4 trang 35 SBT Sinh học 11
Vẽ sơ đồ và giải thích hô hấp kép ở chim.
Phương pháp giải
Chim hô hấp kép do ngoài phổi còn có thêm 9 túi khí.
Hướng dẫn giải
Quá trình hô hấp kép ở chim.
Phổi chim có cấu tạo đặc biệt có thêm 9 túi khí, sau khi không khí được hấp thụ một lần ở phổi sẽ trở lại phổi để hấp thụ lần thứ 2 và thải ra ngoài, nhờ vậy mà lượng ôxi hấp thụ được gấp đôi trong một chu kì thở và sự hô hấp của chim được gọi là sự hô hấp kép vì sự hấp thụ O2 tới 2 lần trong một chu kì thở.
4. Giải bài 5 trang 38 SBT Sinh học 11
Khi thở ra, không khí chuyển qua các đoạn của đường hô hấp theo trật tự
A. các phế nang, khí quản, các phế quản, các vi phế quản, hầu, khoang mũi.
B. các phế nang, các vi phế quản, các phế quản, khí quản, hầu, khoang mũi.
C. các phế nang, các vi phế quản, khí quản, các phế quản, hầu, khoang mũi.
D. các phế nang, khí quản, các vi phế quản, các phế quản, hầu, khoang mũi.
E. các vi phế quản, các phế nang, các phế quản, khí quản, hầu, khoang mũi.
Phương pháp giải
Khi thở ra không khí đi ra theo đường hô hấp, ngược với khi hít vào
Hướng dẫn giải
Khi thở ra, không khí chuyển qua các đoạn của đường hô hấp theo trật tự các phế nang, các vi phế quản, các phế quản, khí quản, hầu, khoang mũi.
Chọn D
5. Giải bài 6 trang 39 SBT Sinh học 11
Trao đổi ngược dòng trong mang cá có tác dụng:
A. đẩy nhanh dòng nước qua mang
B. duy trì gradien nồng độ để nâng cao độ khuyeech tán
C. cho máu và nước qua mang chảy theo cùng một chiều
D. cản trở hiệu quả hấp thụ oxy
Phương pháp giải
Trao đổi ngược dòng ở cá giúp nâng cao quá trình khuyếch tán
Hướng dẫn giải
Trao đổi ngược dòng trong mang cá có tác dụng: duy trì gradien nồng độ để nâng cao độ khuyếch tán
Chọn B
6. Giải bài 7 trang 39 SBT Sinh học 11
Khi bạn hít vào, cơ hoành
A. dãn và nâng lên
B. dãn và hạ xuống.
C. co và nâng lên
D. co và hạ xuống.
E. không liên quan đến các cử động hô hấp.
Phương pháp giải
Cơ hoành co và hạ xuống khi chúng ta thực hiện động tác hít vào
Hướng dẫn giải
Khi bạn hít vào, cơ hoành co và hạ xuống
Chọn D
7. Giải bài 8 trang 39 SBT Sinh học 11
Ôxi khuếch tán trực tiếp từ không khí thông qua các bề mặt ẩm vào tế bào, không nhờ máu vận chuyển có ở
A. con kiến. B. con cá voi.
C. con giun đất. D. con chim sẻ
E. con ruồi.
Phương pháp giải
Giun trao đổi khí qua bề mặt cơ thể, kiến và ruồi trao đổi khí qua hệ thống ống khí, cá voi thở bằng phổi, chim sẻ thở bằng hệ thống túi khí và phổi
Hướng dẫn giải
Ôxi khuếch tán trực tiếp từ không khí thông qua các bề mặt ẩm vào tế bào, không nhờ máu vận chuyển có ở con giun đất.
Chọn C
8. Giải bài 9 trang 42 SBT Sinh học 11
Xếp các câu trả lời theo trật tự giảm dần nồng độ ôxi từ cao nhất đến thấp nhất?
A. các mô tế bào, không khí thở vào, máu rời phổi đi.
B. không khí thở vào, máu rời phổi đi, các mô tế bào.
C. máu rời phổi đi, không khí thở vào, các mô tế bào.
D. không khí thở vào, các mô tế bào, máu rời phổi đi.
E. các mô tế bào, máu rời phổi đi, không khí thở vào.
Phương pháp giải
Nồng độ giảm dần oxi giảm dần từ khi hít vào đến khi thở ra vì trong quá trình hoạt động, tế bào cần O2 để oxy hóa các hợp chất hữu cơ tạo năng lượng cho các hoạt động sống đồng thời giải phóng CO2 → nồng độ oxi giảm dần oxi từ cao đến thấp theo thứ tự: Không khí thở vào → máu rời phổi đi → đến các mô tế bào.
Hướng dẫn giải
Xét các phát biểu trên phát biểu đúng là B
Chọn B
9. Giải bài 21 trang 39 SBT Sinh học 11
Hô hấp ở cá đạt hiệu quả cao mặc dù hàm lượng ôxi hoà tan trong nước thấp vì :
A. dòng nước hầu như chảy qua mang liên tục.
B. các lá mang có nhiều phiến mang chứa mạng lưới mao quan dày đặc làm tăng bề mặt trao đổi khí.
C. máu chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua các phiến mang.
D. cả A, B và C.
Phương pháp giải
Hô hấp ở cá đạt hiệu quả cao mặc dù hàm lượng ôxi hoà tan trong nước thấp vì :
- Dòng nước hầu như chảy qua mang liên tục.
- Các lá mang có nhiều phiến mang chứa mạng lưới mao quan dày đặc làm tăng bề mặt trao đổi khí.
- Máu chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua các phiến mang.
Hướng dẫn giải
Tất cả A, B, C đều đúng
Chọn D
10. Giải bài 22 trang 39 SBT Sinh học 11
Hô hấp ở chim đạt hiệu quả cao vì
A. có thêm các túi khí làm tăng bề mặt trao đổi khí.
B. có dòng khí liên tục chuyển qua các ống khí trong phổi từ sau ra trước nhờ sự co dãn của hệ thống túi khí khi các cơ hô hấp co dãn.
C. trong phổi không có khí đọng như ở phổi thú.
D. chỉ có A và B.
E. chỉ có B và C
Phương pháp giải
Hô hấp ở chim đạt hiệu quả cao vì
- Có dòng khí liên tục chuyển qua các ống khí trong phổi từ sau ra trước nhờ sự co dãn của hệ thống túi khí khi các cơ hô hấp co dãn.
- Trong phổi không có khí đọng như ở phổi thú.
Hướng dẫn giải
Đáp án B và C đúng
Chọn E
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Hô hấp ở động vật Sinh học 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
Tham khảo thêm
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 3: Thoát hơi nước
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo)
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 12: Hô hấp ở thực vật
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 18: Tuần hoàn máu
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)
- doc Giải SBT Sinh 11 Bài 20: Cân bằng nội môi