Soạn bài Câu ghép (tiếp theo) Ngữ văn 8 siêu ngắn

Bài soạn Câu ghép (tiếp theo) Ngữ văn 8 tập 1 giúp các em biết cách phân tích cấu tạo của một câu ghép. eLib đã biên soạn nội dung bài này một cách ngắn gọn. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Câu ghép (tiếp theo) Ngữ văn 8 siêu ngắn

1. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu

1.1. Soạn câu 1 trang 123 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Tiếng Việt của chúng ta đẹp.

- Bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp.

- Bởi vì đời sống nghĩa là rất đẹp.

Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép trên là quan hệ giải thích.

1.2. Soạn câu 2 trang 123 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Quan hệ liệt kê: Ví dụ: Người em chăm chỉ hiền lành còn người anh tham lam, lười biếng.

- Quan hệ đối chiếu: Ví dụ: Mẹ em là bác sĩ còn ba em là công an.

- Quan hệ nhượng bộ: Ví dụ: Tuy nó không thông minh nhưng học rất giỏi.

2. Luyện tập

2.1. Soạn câu 1 trang 124 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

 Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:

a, Quan hệ nguyên nhân;vế 1 và 2; vế 2, 3: quan hệ giải thích.

b, Quan hệ điều kiện giả thiết - kết quả.

c, Quan hệ tăng tiến.

d, Các vế câu có quan hệ tương phản.

e, Đoạn này có hai câu ghép.

- Câu đầu dùng quan hệ từ “rồi → thời gian nối tiếp; câu sau không có qua hệ từ nhưng ngầm hiểu vì yếu nên bị lẳng ra thềm( ng nhân- kết quả.)

2.2. Soạn câu 2 trang 124 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

a) Đoạn 1 có 4 câu ghép:

- Trời xanh thăm thẳm, biển cũng xanh thăm thẳm...

- Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng...

- Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.

- Trời ầm âm giông gió, biển đục ngầu giận dữ.

Đoạn 2: có hai câu:

- Buổi sớm, mặt trời/...cột buồm, sương/ tan, trời/ mới quang.

- Buổi chiều, nắng/ vừa nhạt... sương/ ..xuống mặt biển.

b) Đoạn 1: Các vế ở cả 4 câu đều có quan hệ điều kiện - kết quả .

Đoạn 2: các vế của cả hai câu đều có quan hệ nguyên nhân- kết quả.

c) Không nên tách riêng thành các câu đơn vì ý nghĩa của chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

2.3. Soạn câu 3 trang 125 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Xét về giá trị biểu hiện, việc tạo những câu ghép dài như vậy còn có tác dụng phản ánh cách nói dài dòng của lão Hạc. Xét về mặt lập luận: mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão hạc nhờ ông giáo. Nếu tách mỗi vế trong câu thành từng câu đơn thì không đảm bảo được tính mạch lạc của lập luận và không thể hiện được mối quan hệ ý nghĩa giữa các sự vật, sự việc trong lời kể của lão Hạc.

2.4. Soạn câu 4 trang 125 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

a. Quan hệ giữa các vế của câu ghép là quan hệ: điều kiện - kết quả.

b. Ở đây tác giả gợi ra cách nói kể lể, van vỉ thiết tha của chị Dậu,cho nên tách thành câu đơn sẽ không phù hợp với dụng ý của nhà văn.

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM