Soạn bài Hai cây phong Ngữ văn 8 siêu ngắn

Bài học Hai cây phong giúp các em hiểu rõ về giá trị nội dung và nghệ thuật mà tác giả đem đến. eLib đã biên soạn bài học này giúp các em nắm chắc kiến thức đồng thời khắc sâu kiến thức một cách dễ dàng mà không cần học một cách máy móc. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Hai cây phong Ngữ văn 8 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 100 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Xưng tôi, tôi là người kể chuyện, chúng tôi, vẫn là người kể chuyện trên → xưng tôi quan trọng hơn vì nó bao bọc mạch kể xưng chúng tôi, hơn nữa tôi lại có mặt ở cả hai mạch kể.

=> Tác dụng: mở rộng cảm xúc vừa riêng vừa chung. Cho thấy tình cảm với thiên nhiên, với làng quê là tình yêu sâu sắc rộng lớn của cả 1 thế hệ.

2. Soạn câu 2 trang 100 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Hình ảnh hai cây phong trong kí ức tuổi thơ. Hai cây phong giúp mở ra trước mắt bức tranh thiên nhiên khi ngồi trên cành cao.  Bức tranh còn được tô màu.

- Điều thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất chính là thế giới sinh động, nhiệm màu ở những vùng đất xa lạ chưa ai biết đến.

- Quang cảnh nới có hai cây phong được miêu tả bằng ngòi bút đầy chất hội họa:

+ Hình ảnh hai cây phong: khổng lồ, ngả bóng mát rượi, cao ngang tầm cánh chim, tiếng lá xào xạc...

+ Quang cảnh: đất rộng bao la..

⇒ Bức tranh qua lời kể có màu sắc đường nét sinh động thông qua ngòi bút quan sát tài tình, miêu tả có hồn của tác giả.

3. Soạn câu 3 trang 101 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Hai cây phong như hai con người, có tiếng nói riêng và tâm hồn riêng.

- Trí tưởng tượng phòg phú giúp người kể nghe được tiếng nói nhiều cung bậc cảm xúc.

- Sử dụng biện pháp nhân hóa

-> Cảm xúc nhân vật "tôi" với hai cây  phong luôn cảm thấy say sưa ngây ngất, gắn bó  sâu sắc như đối với người bạn thân thiết. Tình cảm ấy gắn với tình yêu quê hương da diết của tôi.

Ngày:07/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM