Soạn bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em biết cách sử dụng đúng chính tả, phát âm chuẩn trong văn nói và văn viết. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 195 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần:

+ Điền X hoặc S vào chỗ trống: xử lí, sử dụng, giả sử, xét xử.

+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ được in đậm: tiêu sử, tiêu trừ, tiêu thuyết, tuần tiêu.

- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vấn đề mắc lỗi vào chỗ trống:

+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào: (trung, chung) chung sức, trung thành, thủy chung, trung đại.

+ Điền các tiếng mãnh hoặc mảnh: mỏng mảnh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng.

2. Soạn câu 2 trang 195 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất:

+ Chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo): chặn, chặt, chẻ, chở, chống, chôn, chăn, chắn, trách, tránh, tranh, tráo, trẩy, treo.

+ Chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ): đỏ, dẻo, giả, lỏng, mảnh, phẳng, thoải, dễ, rũ, tình, trĩu, đẫm.

- Từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn:

+ Trái nghĩa với chân thật là giả dối.

+ Đồng nghĩa với từ biệt là giã từ.

+ Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài: giã.

3. Soạn câu 3 trang 196 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Đặt câu để phân biệt từ: giành, dành:

+ Ai cũng có phần cả, mọi người đừng tranh giành.

+ Cha tôi đã dành tặng cho mẹ tôi một bông hoa đẹp nhất.

- Đặt câu để phân biệt từ: tắt, tắc:

+ Cô ấy đã tắt nhạc sau khi tôi học bài.

+ Tôi vẫn thường gặp bế tắc trong cuộc sống.

Ngày:31/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM