Luận văn: Đánh giá tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến phát triển kinh tế hộ nông dân xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên

Luận văn Đánh giá tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến phát triển kinh tế hộ nông dân xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu đánh giá tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến phát triển kinh tế hộ, phát hiện các vấn đề thực tiễn nảy sinh từ đó đề xuất những  giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.

Luận văn: Đánh giá tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến phát triển kinh tế hộ nông dân xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 

Trong những năm qua, cơ cấu cây trồng của xã đã có nhiều thay đổi nhưng tình trạng độc canh cây lúa vẫn còn nhiều, diện tích cây thực phẩm, cây ăn quả còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích tự nhiên của toàn xã. Năng suất, chất lượng nông sản còn kém, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn; trình độ thâm canh của người dân còn thấp, vốn đầu tư còn nhiều hạn chế.

Xuất phát từ thực tiễn nói trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến phát  triển kinh tế hộ nông dân xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên ”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu đánh giá tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến phát triển kinh tế hộ, phát hiện các vấn đề thực tiễn nảy sinh từ đó đề xuất những  giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Cơ cấu cây trồng là gì? Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là gì? Đặc điểm, yếu tố ảnh hưởng, vai trò của chuyển đổi cơ cấu cây trồng?

Hộ nông dân là gì? Kinh tế hộ nông dân là gì? Phát triển kinh tế hộ nông dân là gì?

Thực trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Minh Tiến diễn ra như thế nào?

Tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến phát triển kinh tế hộ nông dân là gì?

1.4  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến phát triển kinh tế hộ nông dân xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên trên chủ thể các hộ nông dân và cán bộ xã.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Thời gian thực hiện đề tài: 1/2015- 5/2015.

2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến phát triển kinh tế hộ nông dân

2.1 Cơ sở lý luận về tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến phát triển kinh tế hộ nông dân

  • Một số khái niệm cơ bản
  • Đặc điểm của cơ cấu cây trồng
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng
  • Vai trò của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với phát triển kinh tế nông hộ

2.2 Cơ sở thực tiễn

  • Tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số nước trên thế giới
  • Tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Việt Nam
  • Bài học kinh nghiệm

3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

  • Điều kiện tự nhiên
  • Đặc điểm kinh tế xã hội

3.2 Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra
  • Phương pháp thu thập thông tin
  • Phương pháp xử lý thông tin
  • Phương pháp phân tích thông tin
  • Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1 Tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã Minh Tiến

  • Cơ cấu diện tích đất canh tác
  • Cơ cấu diện tích gieo trồng
  • Cơ cấu công thức luân canh chính của xã
  • Kết quả và hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính
  • Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh
  • Tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến phát triển kinh tế của hộ điều tra

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các hộ nông dân

  • Yếu tố tự nhiên
  • Yếu tố kinh tế - kỹ thuật
  • Chính sách vĩ mô của Nhà nước

5. Kết luận và đề nghị

5.1 Kết luận

Phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một yêu cầu cấp thiết và khách quan phù hợp với quy luật phát triển kinh tế hiện nay. 

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã đem lại những sự thay đổi lớn trong lĩnh vực trồng trọt của xã Minh Tiến. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ngoài việc tăng sản lượng, chất lượng cây trồng còn góp phần quy hoạch, cải tạo lại hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp.

Vì vậy, việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn gặp những khó khăn, tồn tại do điều kiện về thị trường đầu ra, về đất đai, thời tiết khí hậu, về tài chính, về nhận thức và trình độ của một bộ phận cán bộ và quần chúng nhân dân…

5.2 Một số khuyến nghị

Đối với Nhà nước

  • Cải tiến, chỉnh sửa lại hồ sơ vay vốn đơn giản, gọn nhẹ, thời gian hoàn vốn chậm, lãi suất ưu đãi. 
  • Cần triển khai quyết liệt hơn nữa các chính sách hỗ trợ người nông dân xây dựng thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, quảng bá tiếp thị, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa.
  • Trong các chuỗi giá trị nông sản, việc đầu tư vào khâu chế biến và bảo quản vẫn còn hạn chế

Đối với địa phương

  • Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, tư vấn cho các hộ nông dân trên địa bàn về kỹ thuật sản xuất; xây dựng các mô hình trình diễn có chất lượng
  • Hỗ trợ các hộ nông dân về giống, phân bón, công nghệ, vốn, nâng cao kỹ năng sản xuất nông nghiệp
  • Đẩy mạnh công tác khuyến nông, chú trọng đến việc xây dựng một mạng lưới khuyến nông vững mạnh từ xã đến thôn

Đối với hộ nông dân

  • Các hộ nông dân cần tiếp thu KHKT tiến bộ, nâng cao nhận thức về sản xuất hàng hoá, kiến thức về thị trường.
  • Tích cực trao đổi, tham quan các mô hình sản xuất giỏi, đúc rút kinh nghiệm trong sản xuất
  • Tuân thủ các nguyên tắc sử dụng đất, bảo đảm môi trường nông thôn bền vững, giảm hoá chất độc hại trong sản xuất.

6. Tài liệu tham khảo

Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên (1995) “ Phát triển hệ thống canh tác ” NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

Lý Nhạc, Phùng Đăng Chinh, Dương Hữu Tuyền (1987) “ Canh tác học” NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

Phạm Chí Thành (1996) “ Hệ thống nông nghiệp ” NXB Nông nghiệp Hà Nội.

Lê Đình Thắng (1993) “ Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa” NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Duy Tính (1995) “ Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông hồng và bắc trung bộ ” NXB nông nghiệp Hà Nội. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Kinh tế phát triển trên ---

Ngày:24/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM