Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Mục đích của luận văn là nhằm làm rõ vai trò, ý nghĩa và thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hơn nữa việc phát triển kinh tế trang trại trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của huyện.

Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

1. Đặt vấn đề

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển kinh tế trang trại (KTTT) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm huy động mọi nguồn lực để phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đưa nông nghiệp - nông thôn thoát khỏi tình trạng lạc hậu, từng bước xây dựng nền nông nghiệp bền vững, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Vì vậy, tìm ra phương hướng và giải pháp để phát triển KTTT của huyện trong thời gian tới là hết sức cần thiết và cấp bách.

1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích của đề tài là nhằm làm rõ vai trò, ý nghĩa và thực trạng phát triển KTTT ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, đề tài sẽ đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hơn nữa việc phát triển KTTT trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của huyện.

Để đạt được mục đích đó, đề tài thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:

  • Hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan đến phát triển KTTT.
  • Đánh giá thực trạng phát triển KTTT ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay.
  • Đề xuất những giải pháp cơ bản để thúc đẩy phát triển KTTT trong thời gian đến

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Phát triển KTTT trên địa bàn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam”.

Phạm vi nghiên cứu:

  • Về không gian: Địa bàn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
  • Về thời gian: Từ năm 2008 đến năm 2012

1.4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra chọn mẫu.

1.5 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài đã đánh giá được thực trạng phát triển KTTT trên địa bàn huyện Điện Bàn. Qua quá trình nghiên cứu, đề tài thấy được những ưu điểm cần phát huy cũng như những khó khăn trong quá trình phát triển KTTT. Làm cơ sở cho địa phương nghiên cứu và vận dụng đưa ra đường lối chính sách để phát triển KTTT trên địa bàn của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung. Ngoài ra đề tài còn là một nguồn tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu vấn đề này.

2. Nội dung

2.1 Một số khái niệm kinh tế hộ gia đình, trang trại và kinh tế trang trại, kinh tế tư nhân

  • Tiêu chí xác định kinh tế trang trại
  • Vai trò của kinh tế trang trại
  • Phân loại trang trại
  • Tính khách quan của sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại
  • Xu hướng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
  • Bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế trang trại của Việt Nam và một số nước trên Thế giới

2.2 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

  • Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
  • Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Điện Bàn
  • Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại điều tra của các tác giả
  • Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế trang trại của huyện Điện Bàn

2.3 Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Điện Bàn trong thời gian tớ

  • Phương hướng phát triển kinh tế trang trại của huyện Điện Bàn
  • Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại của huyện Điện Bàn
  • Giải pháp phát triển kinh tế trang trại của huyện Điện Bàn

3. Kết luận và kiến nghị

3.1 Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu về tình hình phát triển KTTT trên địa bàn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, khóa luận đặt ra và giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau:

  • Bài viết đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển KTTT.
  • KTTT là một bộ phận của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá được vận hành theo cơ chế thị trường
  • Bài viết đã đánh giá được thực trạng phát triển của các trang trại trên địa bàn huyện
  • KTTT ở huyện Điện Bàn tuy mới phát triển nhưng đang được khai thác có hiệu quả, đã thu hút được nguồn lao động, tạo ra công ăn việc làm mang lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương

3.2 Kiến nghị

Đối với tỉnh Quảng Nam:

  • Cần có những chương trình nghiên cứu một cách toàn diện kinh tế, xã hội, kỹ thuật ở huyện Điện Bàn. 
  • Chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
  • Lập dự án giới thiệu tiềm năng và cơ hội hợp tác đầu tư
  • Cần tạo ra những cơ chế thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho các chủ trang trại trong vay vốn nhanh

Đối với chính quyền địa phương huyện Điện Bàn:

  • Tiến hành quy hoạch vùng trang trại tập trung quy mô lớn gắn liền với xây dựng kết cấu hạ tầng
  • Khai thác đất bỏ hoang, đất đồi trọc, đất mặt nước, đất ven biển để phát triển đa dạng các loại hình trang trại 
  • Hỗ trợ cho người dân áp dụng các máy móc vào sản xuất kinh doanh duới hình thức trợ giá, lãi suất thấp hoặc trả góp

Đối với các chủ trang trại:

  • Các chủ trang trại cần có chiến lược cụ thể trong quá trình xây dựng và phát triển KTTT
  • Các chủ trang trại phải hoàn toàn chủ động với khả năng hiện có, không nên trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước và địa phương. 
  • Cần có các phương án thay mới và áp dụng một cách hợp lý các tiến bộ KH - KT sao cho đảm bảo tính khoa học, hiệu quả và tiết kiệm.

4. Tài liệu tham khảo

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006) - Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lê Nin - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) - Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn Quốc lần thứ VI - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) - Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn Quốc lần thứ XI - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

Lê Trọng (2000) - Phát triển và quản lý trang trại trong kinh tế thị trường - Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc

Đào Thị Cẩm Nhung (2012) – Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn kinh tế chính trị trên ---

Ngày:17/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM