Bệnh bướu giáp hạt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bướu giáp hạt là tình trạng các khối u xuất hiện trong tuyến giáp. Vì các khối u nhỏ và rải rác nên gọi là bướu giáp hạt. Vậy bệnh lý này có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh bướu giáp hạt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Bướu giáp hạt là bệnh gì?

Bướu giáp hạt là tình trạng các khối u xuất hiện trong tuyến giáp. Vì các khối u nhỏ và rải rác nên gọi là bướu giáp hạt.

Tuyến giáp nằm ở cổ, là cơ quan thuộc hệ nội tiết và tạo ra hormone tuyến giáp giúp kiểm soát quá trình chuyển hóa chất. Bướu giáp hạt là các khối u nổi trên tuyến giáp gọi là hạt giáp. Hạt giáp được tạo ra do nhiễm trùng. Hầu hết hạt giáp là u lành tính hoặc u nang chứa dịch, nhưng cũng có trường hợp đó là u ác tính.

Vì một số bướu giáp hạt có thể là ung thư tiềm ẩn nên tất cả các hạt giáp nên được kiểm tra.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bướu giáp hạt là gì?

Bạn có thể không biết rằng mình có hạt giáp do không có triệu chứng. Những triệu chứng có thể có bao gồm cảm nhận hoặc nhìn thấy một cục mềm, có thể không đau gần tuyến giáp ở cổ.

Hầu hết hạt giáp lành tính và là hạt lạnh (không hoạt động) không ảnh hưởng sức khỏe. Hạt nóng (hoạt động quá mức) có thể gây lo âu, đổ mồ hôi, sụt cân, đói, và run do tạo quá nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp).

Trong một số trường hợp hạt giáp cứng phát triển nhanh chóng và khiến giọng nói thay đổi (khàn giọng) hoặc khó nuốt đều có nguy cơ gây ung thư và nên được cắt bỏ nhanh chóng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Tuy đa số hạt giáp là lành tính, bạn không nên coi thường vì chúng có thể phát triển thành ung thư. Nên gọi bác sĩ nếu bạn:

Từng xạ trị vùng cổ hoặc có tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến giáp; Vẫn có các triệu chứng sau khi điều trị hoặc phẫu thuật.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bướu giáp hạt?

Có nhiều nguyên nhân gây ra bướu giáp hạt, bao gồm:

Thiếu iốt; Mô tuyến giáp phát triển nhanh bất bình thường; Nang giáp – một loại u lành tính – thường là kết quả của sự thoái hóa u tuyến tuyến giáp. Nang thường bao gồm cả thành phần đặc và dịch lỏng; Viêm giáp mạn, ví dụ viêm giáp Hashimoto; Bướu giáp đa nhân; Ung thư tuyến giáp.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bướu giáp hạt?

Bệnh được chẩn đoán ở mọi độ tuổi cũng như giới tính. Tuy nhiên, người bệnh thường không biết mình bị bướu giáp hạt cho tới khi đi khám tổng quát. Vì vậy, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ theo yêu cầu bác sĩ để bảo đảm sức khỏe của bạn thân.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bướu giáp hạt?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bệnh này, bao gồm:

Lớn tuổi; Là nữ giới; Phơi nhiễm phóng xạ từ môi trường hoặc tiền căn xạ trị vùng đầu, cổ, ngực (đặc biệt khi còn nhỏ) – làm tăng nguy cơ mắc bệnh; Thiếu iốt – có thể gây bướu giáp hạt hay không hạt; Bị viêm giáp Hashiomoto – có thể là nguyên nhân của suy giáp; Bố hoặc mẹ bị bướu giáp hạt.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bướu giáp hạt?

Xét nghiệm máu về chức năng tuyến giáp sẽ giúp chẩn đoán bướu giáp hạt. Nhưng vì đa số hạt giáp là lành tính, nên hầu hết mọi người có chức năng giáp bình thường. Hạt giáp thường được phát hiện khi chụp phim X-quang ngực hoặc cổ trong lúc khám tổng quát.

Siêu âm (sử dụng sóng âm thanh để ghi hình ảnh các bộ phận cơ thể) có thể phát hiện sự tồn tại của hạt giáp và xem hạt có phải dạng đặc không vì hạt giáp đặc có thể là ung thư.

Một xét nghiệm đặc biệt (xạ hình tuyến giáp) có thể tìm ra hạt giáp hoạt động quá mức, dẫn đến sản xuất quá nhiều nội tiết tố và xem xét có cần phải điều trị hay không. Bác sĩ sẽ kiểm tra qua mẫu mô (sinh thiết) hạt giáp để biết liệu khối u có lành tính không. Phương pháp sinh thiết bằng chọc hút với mũi kim nhỏ để có được mẫu tuyến giáp, sau đó khảo sát chúng dưới kính hiển vi.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bướu giáp hạt?

Hầu hết hạt giáp lành tính. Hạt giáp lành tính dạng đặc có thể dễ dàng được điều trị bằng cách bổ sung hormone tuyến giáp bằng thuốc levothyroxine giúp ngăn chặn sự phát triển của hạt. Hạt giáp chỉ chứa chất lỏng sẽ được dẫn lưu bằng phương pháp tương tự như lấy sinh thiết tuyến giáp, tức là dùng kim hút tế bào. Phẫu thuật có thể cần thiết để loại bỏ hạt giáp lớn nếu chúng có nguy cơ ung thư hoặc chèn ép mạch máu và các mô khác ở cổ.

Nếu không thể cắt bỏ toàn bộ khối u, có thể dùng phương pháp dùng iốt phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại. Cách điều trị này cũng sẽ phá hủy các tế bào tuyến giáp bình thường, do đó, sau khi điều trị hầu hết mọi người đều bị suy giáp và cần điều trị thay thế hormone.

Các biến chứng sau phẫu thuật bao gồm chảy máu, nhiễm trùng, hạ canxi máu do tổn thương tuyến cận giáp nằm gần tuyến giáp trong khi phẫu thuật, hoặc tổn thương dây thanh. Tuy nhiên những bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm có thể giảm thiểu tối đa biến chứng. Hormone trị liệu cho u lành tính có thể dẫn đến tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp). Trị liệu iốt phóng xạ có thể khiến các tuyến khác sưng phù và teo lại.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bướu giáp hạt?

Bướu giáp hạt có thể được hạn chế nếu bạn thực hiện những thói quen sinh hoạt sau đây:

Không chủ quan và thực hiện sinh thiết với bất kỳ hạt giáp nào đáng ngờ; Tìm khám với chuyên gia giàu kinh nghiệm về tuyến giáp; Kiểm tra cổ của bạn để phát hiện hạt mới.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh bướu giáp hạt, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:28/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM